Cấu trúc đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Hải Dương

docx 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Hải Dương
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HSG KHỐI 10
Môn Lịch sử
Yêu cầu chung:
- Giới hạn chương trình: Theo khung phân phối chương trình tính đến trước thời điểm thi 01 tuần 
- Không ra đề vào nội dung giảm tải.
- Đề thi đảm bảo chính xác, khoa học, phân hóa được trình độ học sinh, chọn được học sinh giỏi thực sự.
- Không sao chép y nguyên những câu hỏi, đề thi đã có ở bất cứ đâu.
- Thời gian làm bài: 180 phút
Cấu trúc đề thi 
Câu
Nội dung
Điểm
Mức độ nhận thức
1
Phương Đông, Phương Tây cổ đại
2
Biết, hiểu, vận dụng thấp
2
Tây Âu thời Trung đại
2
Biết, hiểu, vận dụng thấp
3
Thời kỳ Bắc thuộc
1.5
Biết, hiểu, vận dụng thấp
4
Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
2.5
 Hiểu, vận dụng thấp- cao
5
Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu XVIII
2.0
Hiểu, vận dụng thấp- cao
Tỉ lệ
Mức độ phân hóa kiến thức của đề phải rõ ràng: kiểm tra được mức độ nhận biết và thông hiểu kiến thức của học sinh (5 điểm) và mức độ biết giải thích, phân tích, đánh giá, so sánh, vận dụng (5 điểm). 	 
Hải Dương, ngày 26 tháng 12 năm 2016
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đã ký
 Nguyễn Thị Hiền
ĐỀ MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KHỐI 12
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày ngắn gọn tiến trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1858-1884)? Giải thích vì sao quá trình đó kéo dài gần 30 năm?
Câu 2 (2.0 điểm): Nêu rõ những điểm khác nhau giữa phong trào nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương và phân tích những nguyên nhân chung dẫn đến sự thất bại của hai phong trào này.
Câu 3 (2.0 điểm): Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc bằng phương pháp bạo động theo khuynh hướng tư sản. Phân tích cơ sở để Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật Bản cứu nước? 
Câu 4 (2,0 điểm): Trình bày những biểu hiện của “sự thần kỳ Nhật Bản” trong những năm 1960-1973. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thần kỳ Nhật Bản, hãy rút ra bài học cho VN trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Câu 5 (2.0 điểm): Làm rõ các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh? Lựa chọn và phân tích một xu thế có ảnh hưởng lớn đến quan hệ quốc tế hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm
1
Trình bày ngắn gọn tiến trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1858-1884)? Giải thích vì sao quá trình đó kéo dài gần 30 năm?
2.0
* Trình bày ngắn gọn tiến trình xâm lược của thực dân Pháp:
- 1858-1862: tiến đánh Đà Nẵng Gia Định => chiếm được 3 tỉnh Đông Nam Kỳ (Hiệp ước Nhâm Tuất)
- 1863-1867: chuẩn bị và đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kỳ
- 1868-1874: chuẩn bị và đánh chiếm Bắc Kỳ lần 1 => kết thúc bằng Hiệp ước Giáp Tuất, thực dân Pháp thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Pháp.
- 1875-1882: chuẩn bị và đánh chiếm Bắc Kỳ lần 2
- 1883-1884: tấn công Thuận An, buộc triều đình Huế ký Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.
* Vì sao quá trình xâm lược kéo dài?
- Thái độ thăm dò, trù trừ của thực dân Pháp
- Trong quá trình xâm lược, Pháp gặp nhiều khó khăn trong và ngoài nước: chiến tranh ở Trung Quốc, chiến tranh Pháp – Phổ, công xã Pari.
- Tinh thần kháng chiến kiên cường, bền bỉ của nhân dân Việt Nam => nhân tố quyết định làm chậm quá trình xâm lược của Pháp.
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
1.0
0.25
0.25
0.5
2
Hãy nêu rõ những điểm khác nhau giữa phong trào nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương và phân tích những nguyên nhân chung dẫn đến sự thất bại của hai phong trào này.
2.0
* Điểm khác nhau (HS có thể trình bày theo kiểu tự luận hoặc lập bảng)
Tiêu chí
Phong trào Cần Vương
Khởi nghĩa Yên Thế
Thời gian
12 năm (1885-1896)
Kéo dài hơn: 30 năm (1884-1913)
Mục tiêu
Chống TD Pháp và PK đầu hàng, giành độc lập, khôi phục CĐPK
Chống chính sách cướp bóc và bình định của TD Pháp, bảo vệ những nhu cầu cụ thể trước mắt của ND (bảo vệ cuộc sống, đất đai).
Lãnh đạo
VTSP yêu nước, hào trưởng địa phương, thủ lĩnh dân tộc ít người- chủ yếu là văn thân sĩ phu
Thủ lĩnh nông dân
Lực lượng tham gia
Văn thân, sĩ phu yêu nước, nông dân
Nông dân
Hình thức đấu tranh
Chỉ KN vũ trang
KN vũ trang + đàm phán, hòa hoãn
Quy mô
Trong cả nước song chủ yếu ở BK và TK 
Hẹp hơn: ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc)
*Phân tích nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan: do tương quan lực lượng quá chênh lệch
- Chủ quan:
+ Do hạn chế của giai cấp lãnh đạo (văn thân, sĩ phu, thủ lĩnh nông dân)
với khuynh hướng phong kiến đã quá lỗi thời, không đủ sức để tập hợp toàn dân đánh giặc
+ Do phương pháp và hình thức đấu tranh nặng về khởi nghĩa vũ trang có tính chất thủ hiểmthiếu sự liên kết giữa các phong trào, các địa phương
1.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
0,75
0.25
0.25
0.25
3
Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc bằng phương pháp bạo động theo khuynh hướng tư sản. Phân tích cơ sở để Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật Bản cứu nước?
2.0
* Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc bằng phương pháp bạo động theo khuynh hướng tư sản:
- Giới thiệu khái quát về PBC và chủ trương bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp
- 1904, PBC thành lập hội Duy Tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam khởi xướng, lãnh đạo phong trào Đông Duchuẩn bị lực lượng chống Pháp.
- Tháng 6/1912, ông thành lập Việt Nam Quang Phục Hội Bí mật cử người về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ và bọn tay sai đắc lực của Pháp để khuấy động dư luận trong và ngoài nước
* Cơ sở khiến Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để cứu nước?
- Ảnh hưởng từ tấm gương Nhật Bản 
- Hạn chế trong nhận thức của PBC: chưa nhìn rõ bản chất thực sự của đế quốc Nhật nên còn ảo tưởng vào Nhật.
- Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo ngọn cờ PK
- Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.0
0.25
0.25
0.5
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
4
Trình bày những biểu hiện của “sự thần kỳ Nhật Bản” trong những năm 1960-1973. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thần kỳ Nhật Bản, rút ra bài học cho VN trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
2.0
- Trình bày biểu hiện thần kỳ:
+ Tốc độ tăng trưởng cao
+ Vươn lên đứng thứ 2 sau Mỹ trong thế giới TBCN
+ Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới
+ Nổi tiếng thế giới về một số ngành như điện tử dân dụng, đóng tàu, xây dựng
- Phân tích nguyên nhân: con người Nhật Bản, vai trò quản lý của nhà nước, các công ty Nhật năng động + tầm nhìn xa, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, tập trung vốn cho phát triển kinh tế, tận dụng các điều kiện khách quan (đặc biệt là nhân tố Mỹ)
- Bài học cho VN: chú trọng nhân tố con người, đầu tư cho khoa học kỹ thuật, tận dụng tốt các điều kiện khách quan để phát triển kinh tế.
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
5
Làm rõ các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh? Lựa chọn và phân tích một xu thế có ảnh hưởng lớn đến quan hệ quốc tế hiện nay.
2.0
- Các xu thế của thế giới.
+ Hình thành trật tự thế giới theo hướng đa cực
+ Điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trung tâm
+ Hòa bình, ổn định là xu thế chủ đạo nhưng nội chiến, xun đột vẫn diễn ra ở nhiều nơi
+ Mỹ có lợi thế tạm thời, ra sức thiết lập trật tự đơn cực
Nếu HS nêu được thêm hai xu thế: Các nước lớn điều chính chính sách đối ngoại theo chiều hướng thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp. và xu thế Toàn cầu hóa thì cho điểm khuyến khích, nhưng không vượt quá tổng điểm cả câu.
- HS có thể lựa chọn và phân tích một trong các xu thế nhưng cần chỉ rõ tác động đến tình hình thế giới.
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
1.0
ĐỀ MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KHỐI 10
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày những đặc điểm của nền chuyên chế cổ đại phương Đông và nền dân chủ chủ nô phương Tây cổ đại. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
Câu 2 (2,0 điểm): Thế nào là phong trào Văn hóa Phục hưng? Nêu nội dung của phong trào. Vì sao trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản Tây Âu chỉ đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng?
Câu 3 (1,5 điểm): Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế- xã hội của nước ta dưới thời Bắc thuộc. Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự chuyển biến đó?
Câu 4 (2,5 điểm): So sánh chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Nguyên nhân chung dẫn tới những thắng lợi của nhân dân ta trong 2 cuộc kháng chiến là gì? Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?
Câu 5 (2,0 điểm): Bằng những kiến thức lịch sử có chọn lọc, em hãy làm rõ những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn với lịch sử dân tộc.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung kiến thức cần trình bày
Điểm
1
Trình bày đặc điểm của nền chuyên chế cổ đại phương Đông và nền dân chủ chủ nô phương Tây cổ đại. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
Đặc điểm:
Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông đứng đầu là vua có quyền uy tối thượng và hệ thống quan lại giúp việc
Chế độ DCCN phương Tây cổ đại không có vua tổ chức đại hội công dân 
Giải thích:
Phương Đông do nhu cầu thủy lợi và kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo
Phương Tây, nền KT thủ công và thương nghiệp phát triển
1
1
2
Thế nào là phong trào Văn hóa Phục hưng? Nêu nội dung của phong trào. Vì sao trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản Tây Âu chỉ đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng?
Nêu khái niệm
Nội dung phong trào
+ Lên án giáo hội và trật tự PK
+ Đề cao giá trị nhân bản và quyền tự do cá nhân
+ Xây dựng thế giới quan tiến bộ
Giải thích:
+ Tư sản vừa mới ra đời, số lượng còn ít ỏi
+ Thế lực kinh tế yếu
0,5
1,0
0,5
3
Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế- xã hội của nước ta dưới thời Bắc thuộc. Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự chuyển biến đó?
Chuyển biến về kinh tế
Chuyển biến về xã hội
Giải thích:
+ Do chính sách cai trị của PK phương Bắc
+ Tinh thần yêu nước và khát vọng vươn lên của người Việt
0,5
0,5
0,5
4
So sánh chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Nguyên nhân chung dẫn tới những thắng lợi của nhân dân ta trong 2 cuộc kháng chiến là gì? Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?
So sánh:
+ Hoàn cảnh
+ Thời gian và lãnh đạo
+ Chiến thuật
+ Kết quả
Nguyên nhân:
+ Lãnh đạo giỏi..
+ Biết lợi dụng địa hình
+ Sự đoàn kết toàn dân
Bài học:
+ Phải phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân
+ Về phía lãnh đạo
1,25
0,75
0,5
5
Bằng những kiến thức lịch sử có chọn lọc, em hãy làm rõ những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn với lịch sử dân tộc.
Trình bày khái quát về phong trào nông dân Tây Sơn
Công lao:
+ Tiêu diệt các thế lực PK cát cứ, bước đầu thống nhất đất nước
+ Kháng chiến chống Xiêm, Thanh thắng lợi, bảo vệ ĐLDT..
1,0
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docxCau_truc_de_thi_HSG_Lich_su10.docx