Cấu trúc đề kiểm tra (đề chính thức)

doc 8 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc đề kiểm tra (đề chính thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc đề kiểm tra (đề chính thức)
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA (đề chính thức)
Câu 1: (2đ) 
a) Thu nhập của các gia đình là gì? 
 	b) Thu nhập của các loại hộ gia đình ở Việt Nam 
Câu 2: (2,5đ) 
	- Thực đơn là gì?
	- Nguyên tắc xây dựng thực đơn.
Câu 3: (2đ) 
Cân đối thu, chi trong gia đình. 
Câu 4: (1,5đ) 
Giải thích vì sao mỗi cá nhân và gia đình đều phải có kế hoạch tích lũy
Câu 5: (2đ) 
Tính tổng thu nhập của gia đình.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (đề chính thức)
 Cấp độ
Chủ đề
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Cấp độ thấp
Cấp độcao
Nội dung 1: 
Qui trình tổ chức bữa ăn
Nêu được khái niệm thực đơn
Hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn
Số câu: 1
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Nội dung 2: 
Thu nhập của gia đình
Nêu được khái niệm về thu nhập của gia đình.
Phân biệt được hình thức thu nhập của các loại hộ gia đình ở Việt Nam
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Nội dung 3: 
Chi tiêu trong gia đình
Nêu được các biện pháp để cân đối thu, chi trong gia đình
Giải thích vì sao phải có kế hoạch tích lũy
Số câu: 2
Số điểm: 3,5
Tỉ lệ: 35%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Nội dung 4: 
Bài tập tình huống thu, chi trong gia đình
Tính tổng thu nhập của gia đình.
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Tổng số câu: 5
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 2
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Trường THCS Mỹ Thạnh KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2014-2015
Lớp 6/ Môn: CÔNG NGHỆ 6 (Đề chính thức)
Họ và tên: Thời gian: 45 phút (Không kể phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề:
Câu 1: (2đ) 
a) Thu nhập của các gia đình là gì? (1đ) 
 	b) Thu nhập của các gia đình ở thành phố và nông thôn có gì khác nhau? (1đ)
Câu 2: (2,5đ) Thực đơn là gì? Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn. 
Câu 3: (2đ) Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình? 
Câu 4: (1,5đ) Vì sao mỗi cá nhân và gia đình đều phải có kế hoạch tích lũy?
Câu 5: (2đ) Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 10 tấn lúa. Phần lúa để ăn là 2 tấn, số còn lại đem bán với giá 4 500 đồng/1kg. Tiền bán các sản phẩm khác là 15 000 000 đồng.
Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm?
 Bài làm
ĐÁP ÁN (Đề chính thức)
Câu 1: (2đ) 
a) - (0,5) Thu nhập của các gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc bằng hiện vật 
 - (0,5đ) do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
b) - (0,5đ) Thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố chủ yếu bằng tiền, 
 - (0,5đ) còn thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn chủ yếu bằng sản phẩm mà họ sản xuất ra.
Câu 2: (2,5đ)
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn (0,5đ) dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày. (0,5đ)
- Cần lựa chọn thực phẩm cho thực đơn phù hợp với số người (0,5đ) và đặc điểm của từng người trong gia đình. (0,5đ)
- Thực đơn cần phải thích hợp với ngân quỹ gia đình. (0,5đ)
Câu 3: (2đ)
 (0,5đ) Để cân đối được thu, chi trong gia đình:
 - (0,5đ) Phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định chi tiêu.
 - (0,5đ) Chỉ chi tiêu khi thật sự cần thiết.
 - (0,5đ) Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập.
Câu 4: (1,5đ)
(0,5đ) Mỗi cá nhân và gia đình đều phải có kế hoạch tích lũy 
(0,5đ) vì tích lũy giúp chúng ta có một khoản tiền để chi cho những việc đột xuất, 
(0,5đ) mua sắm hoặc để phát triển kinh tế gia đình.
Câu 5: (2đ) Số lúa đem bán:
	10 – 2 = 8 (tấn) = 8 000 (kg)	(1đ)	
	Số tiền bán lúa:
	8 000 . 4 500 = 36 000 000 (đồng)	(0,5đ)
	Tổng thu nhập của gia đình trong một năm:	
	36 000 000 + 15 000 000 = 51 000 000 (đồng)	(0,5đ)
------------
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (dự bị)
 Cấp độ
Chủ đề
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Cấp độ thấp
Cấp độcao
Nội dung 1: 
Qui trình tổ chức bữa ăn
Nêu được khái niệm thực đơn
Hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Nội dung 2: 
Thu nhập của gia đình
Hiểu được các công việc cần làm để góp phần tăng thu nhập cho gia đình
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Nội dung 3: 
Chi tiêu trong gia đình
- Nêu được khái niệm về chi tiêu trong gia đình.
- Nêu được các khoản chi tiêu trong gia đình.
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Nội dung 4: 
Các phương pháp chế biến thực phẩm
Giải thích vì sao phải chế biến thực phẩm
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Nội dung 5: 
Bài tập tình huống thu, chi trong gia đình
Tính tổng thu nhập của gia đình.
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Tổng số câu: 5
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 1,5
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1,5
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA ( dự bị)
Câu 1: (2đ) 
a) Chi tiêu trong gia đình là gì? 
 	b) Các khoản chi tiêu trong gia đình. 
Câu 2: (2,5đ) 
	- Thực đơn là gì?
- Nguyên tắc xây dựng thực đơn.
Câu 3: (1,5đ) 
Biện pháp tăng thu nhập gia đình
Câu 4: (2đ) 
Giải thích vì sao phải chế biến thực phẩm
Câu 5: (2đ) 
Tính tổng thu nhập của gia đình .
Trường THCS Mỹ Thạnh KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2014-2015
Lớp: Môn: CÔNG NGHỆ 6 (Đề dự bị)
Họ và tên: Thời gian: 45 phút (Không kể phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề:
Câu 1: (2đ) 
a) Chi tiêu trong gia đình là gì? (1đ) 
 	b) Hãy kể tên những khoản chi tiêu trong gia đình. (1đ)
Câu 2: (2,5đ) Thực đơn là gì? Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn. 
Câu 3: (1,5đ) Em có thể làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình? 
Câu 4: (2đ) Tại sao thực phẩm cần phải qua quá trình chế biến?
Câu 5: (2đ) Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 10 tấn lúa. Phần lúa để ăn là 2 tấn, số còn lại đem bán với giá 4 500 đồng/1kg. Tiền bán các sản phẩm khác là 15 000 000 đồng.
Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm?
 Bài làm
ĐÁP ÁN (Đề dự bị)
Câu 1: (2đ) 
a) -(0,25đ) Chi tiêu trong gia đình là các chi phí 
 - (0,5đ) để đáp ứng các nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình
 - (0,25đ) từ nguồn thu nhập của họ.
	b) - (0,5đ) Chi cho nhu cầu vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại.
	 - (0,5đ) Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần: học tập, giao tiếp, giải trí, tham quan.
Câu 2: (2,5đ)
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn (0,5đ) dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày. (0,5đ)
- Cần lựa chọn thực phẩm cho thực đơn phù hợp với số người (0,5đ) và đặc điểm của từng người trong gia đình. (0,5đ)
- Thực đơn cần phải thích hợp với ngân quỹ gia đình. (0,5đ)
Câu 3: (1,5đ) Em có thể tham gia vào việc tăng thu nhập cho gia đình như:
- (0,5đ) Tham gia sản xuất cùng người lớn như: trồng rau, nuôi gà
- (0,5đ) Làm vệ sinh nhà ở giúp cha mẹ như: lau nhà, lau bàn ghế 
- (0,5đ) Làm một số công việc nội trợ như: nấu cơm, rửa chén
Câu 4: (2đ)- (1đ) Thực phẩm cần phải qua quá trình chế biến phù hợp mới sử dụng được. - (1đ) Qua chế biến, thực phẩm sẽ thay đổi trạng thái, hương vị, ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa.	
Câu 5: (2đ) 
Số lúa đem bán:
	10 – 2 = 8 (tấn) = 8 000 (kg)	(1đ)	
	Số tiền bán lúa:
	8 000 . 4 500 = 36 000 000 (đồng)	(0,5đ)
	Tổng thu nhập của gia đình trong một năm:	
	36 000 000 + 15 000 000 = 51 000 000 (đồng)	(0,5đ)
----------

Tài liệu đính kèm:

  • docCONG_NGHE_6.doc