III. Quang hợp và hô hấp: 1. Những bộ phận nào của cây thường có cường độ hô hấp cao? Thực vật có hô hấp kị khí không? Khi nào? Ví dụ? - Cường độ hô hấp cao: hạt giống nảy mầm, hoa quả, chóp thân, chóp rễ, lá non, hệ mạch dẫn libe - Thực vật củng có hô hấp kị khí: ở rễ bị ngập úng, hạt giống ngâm vào nước. 2. Phân tích sự khác nhau giữa các chu trình cố định CO2 trong các nhóm thực vật (ôn đới, nhiệt đới, mọng nước ở samạc) về : chất nhận CO2, sản phẩm cố định CO2, các enzim xúc tác các phản ứng cacboxil hóa, thời gian xảy ra cố định CO2, không gian xảy ra cố định CO2. Đặc điểm C3 C4 CAM Chất nhận CO2 Photpho enol piruvat và Ribulozơ 1,5 điphotphat Photpho enol piruvat và Ribulozơ 1,5 điphotphat Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên APG: Axit Photpho Glixeric Oxaloaxetat và APG Oxaloaxetat và APG Các enzim xúc tác các phản ứng cacboxil hóa Ribulozơ 1,5 điphotphat cacboxilaza (Rubisco) Photpho enol piruvat cacboxilaza và Ribulozơ 1,5 điphotphat cacboxilaza Photpho enol piruvat cacboxilaza và Ribulozơ 1,5 điphotphat cacboxilaza Thời gian xảy ra cố định CO2 Ban ngày Ban ngày Ban đêm Không gian xảy ra cố định CO2 Lục lạp tế bào mô giậu Lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó mạch Lục lạp tế bào mô giậu 3. Nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật? Hô hấp hiếu khí Lên men - Cần oxy - Giai đoạn phân giải hiếu khí xảy ra ở ti thể - Có chuổi truyền electron - Sản phẩm cuối: hợp chất vô cơ CO2 và H2O - Tạo nhiều năng lượng hơn (36ATP) - Ko cần - xảy ra ở tế bào chất - không có - Hợp chất hữu cơ: axit lactic, rượu - Ít năng lượng hơn(2ATP) 4. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường đọ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao? - HH làm tiêu hao chất hữu cơ - làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng cường độ hô hấp của đối tượng đựơc bảo quản. - Làm tăng độ ẩm -> tăng cường độ hh, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phá hỏng sản phẩm - Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản -> O2 giảm nhiều -> mt kị khí -> sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng. - Không nên, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống. 5. RQ là gì và nó có ý nghĩa gì? Xác định RQ của glucoz (C6H12O6) và Glyxerin (C3H8O3)? Trả lời: - RQ là kiếu hiệu của hệ số ho hấp: là tỉ lệ giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 hút vào khi hô hấp. - RQ cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và tên cơ sở đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây. - Xác định RQ: + Glucoz : C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O => RQ = 6/6=1. + Glixerin: 2C3H8O3 + 7O2 -> 6CO2 + 8H2O => RQ = 6/7 =0,86 <1 (Lipit) 6. Có người nói: Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây có thể bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó đúng hay sai? Giải thích? - Chu trình Krebs tạo ASTT để rễ dễ dàng nhận nitơ. - Có mối quan hệ chặt chẽ giữa các sản phẩm của chu trình Krebs với hàm lượng NH3 trong cây. Vì các sản phẩm này cùng với NH3 -> các axit amin -> protein. Axit piruvic + NH3 -> Alanin Axit glutamic Glutamic Axit fumaric + NH3 -> Aspactic 7. Diệp lục và sắc tố phụ của cây xanh có vai trò như thế nào trong quang hợp? Diệp lục: clorophyl a: C55H72O¬5N4Mg, clorophyl b:C55H70O¬6N4Mg Caroten: C40H56, Xanthophyl: C40H56On (m:1-6) - Nhóm clorophyl: + Hấp thụ chủ yếu as vùng đỏ, xanh tím( mạnh nhất tia đỏ) + Chuyển hóa năng lượng thu được từ photon as->Quang phân li nước giải phóng oxy và các phản ứng quang hóa -> ATP, tạo lực khử NADPH cho pha tối. - Nhóm carotenoit: + Sau khi hấp thụ ánh sáng thì chuyển năng lượng cho clorophyl (tia có bước sóng ngắn 440-480 nm) + Tham gia quang phân li nước giải phóng oxy + Bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy lúc cường độ as mạnh. 8.a) Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại as nói trên thích hợp với những nhóm thực vật nào? Tại sao? b) Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đối với cây hay không? Tại sao? c) Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao? Trả lời: a) - Cả về cường độ lẫn thành phần quang phổ + As phía dưới tán cây thích hợp cây ưa bóng + As phía trên tán cây thích hợp cây ưa sáng. b) - Hô hấp sáng (quang hô hấp) diễn ra đồng thời với quang hởp nhóm C3, gây lãng phí sản phẩm quang hợp - Xảy ra ở lục lạp, peroxixom và ti thể. c) Có Vì những cây có màu đỏ vẫn có nhóm săc tố màu lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm săc tố dịch bào là antôxianin và carotenoit. Vì vậy, những cây này vẫn tiến hành qunag hợp bình thường, tuy nhiên cường độ quang hợp thường không cao. 9. Sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể thực vật ở một số giai đoạn được biểu diễn như sau: EATP Ehợpchất hữu cơ EATP a) Viết pt pư cho mỗi giai đoạn b) Giai đoạn (1) diễn ra từ bao nhiêu con đường khác nhau? Cho biết điều kiện dẫn đến mỗi con đường đó? a) * Giai đoạn 1: chính là pha tối của quang hợp 6CO2+12NADPH2+18ATP -> C6H12O6 +6H2O+18ADP+12NADP * Giai đoạn 2: chính là quá trình hô hấp C6H12O6 +6O2 -> 6H2O+6CO2+38ATP b) * Giai đoạn (1) diễn ra 3 con đường khác nhau: * Điều kiện dẫn đến mỗi con đường: - Con đường cố định cacbon ở nhóm thực vật C3¬: xảy ra ở phần lớn thực vật sống trong điều kiện ôn đới, á nhiệt đới, khí hậu ôn hòa; CO2, O2, as, nhiệt độ bình thường. - Con đường cố định cácbon ở nhóm thực vật C4: xảy ra ở phần lớn thực vật nhiệt đới họ hòa thảo, khí hậu nóng ẩm, CO2 giảm, O2 tăng, as cao, nhiệt độ cao. - Con đường cố định cacbon ở thực vật CAM: xảy ra nhóm cây mọng nước trong điều kiện khắc nghiệt, khô hạn kéo dài ở sa mạc. 10. So sánh quang hợp ở cây xanh và ở vi khuẩn? * Giống nhau: - Đều sử dụng năng lượng as - Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ để xây dựng cơ thể và tạo năng lượng. * Khác nhau: Đặc điểm Quang hợp ở cây xanh Quang hợp ở vi khuẩn Nguyên liệu CO2, H2O CO2, H2S Sản phẩm Có O2 Không có O2 Điều kiện Hiếu khí Yếm khí Sắc tố quang hợp Diệp lục Các hợp chất poocphyrin PTTQ 6CO2 + 6H2O + 674kcal->C6H12O6 + 6O2 CO2 + 2RH2 + quang năng ->(CH2O) + H2O + 2R 11. Nêu sự khác biệt giữa quá trình hô hấp sáng và hô hấp ti thể? - Hô hấp sáng chỉ tiến hành ở các mô có quang hợp làm giảm sút cường độ quang hợp, chỉ xảy ra ở thực vật có điểm bù CO2 cao. - Hô hấp sáng phân giải sản phẩm sơ cấp làm tiêu hao 20-50%sản phẩm của quang hợp. - Cường độ hô hấp cao hơn nhiều so với hô hấp ti thể nhưng không tạp được ATP - Hô hấp sáng không nhạy cảm với chất kiềm hảm hô hấp ti thể. 12. Chứng minh sự đồng hóa cacbon trong quang hợp của cây xanh là một quá trình sinh lí thể hiện sự thích nghi của chúng với môi trường sống? - Quá trình đồng hóa cacbon ở thực vật xảy ra trong pha tối của quang hợp. - Quá trình này xảy ra trong chất nền của ti thể. - Là quá trình bao gồm các phản ứng hóa học không có sự tham gia trực tiếp của as nhưng sử dụng các sản phẩm của pha sáng là ATP, NADPH2 để khử CO2 tạo thành các hợp chất hữu cơ. - Quá trình này phù hợp với môi trường sống của thực vật thể hiện ở các đặc điểm sau: a) nhóm C3 b) nhóm C4 c) nhóm thực vật mọng nước - Ta thấy: do sống ở vùng nhiệt đới có cường độ as lớn hơn nhóm thực vật C4 cố định CO2 ở thịt lá làm kho dự trữ, CO2 được chuyển vào lục lạp ở tế bào bao quanh bó mạch và đi vào chu trình Canvin nhằm khắc phục hiện tượng hô hấp sáng làm tiêu hao năng lượng vô ích. - Nhóm thực vật C3 thường phân bố ở vùng ôn đới nên không có đặc điểm này. - Đối với thực vật mọng nước: do sống ở nơi khô hạn nên có sự phân chia cố định CO¬2¬, ban đêm hấp thụ CO2, ban ngày khử thành chất hữu cơ, thể hiện đặc điểm thích nghi về mặt sinh thái nhờ đó đảm bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi thiếu nước hay lỗ khí đóng vào ban ngày. 13. Hoàn thành bảng sau: Tilacôic Ti thể Electron từ đâu tới Electron thu năng lượng từ Chất nhận điện tử cuối dây chuyền Năng lượng dòng điện từ trao cho dùng Tilacôic Ti thể Electron từ đâu tới Diệp lục Chất hữu cơ Electron thu năng lượng từ as Liên kết hóa học trong phân tử hữu cơ Chất nhận điện tử cuối dây chuyền NADP O2 Năng lượng dòng điện từ trao cho dùng Vận chuyển H+ qua khoảng gian màng tổng hợp ATP 14. a) Thay các chữ số trên hình vẽ sau đây bằng chú thích hợp lí: (3) (5) (7) (4) (6) (8) Sơ đồ hai pha của quá trình quang hợp b) Tại sao có thể nói quá trình chung của quang hợp là phản ứng oxy hóa khử? a)1: pha sáng, 2: pha tối, 3: H2O, 4: O2, 5: ATP, 6: NADPH, 7: CO2, 8: CH2O b) Quang hợp có hai pha: - Pha sáng: pha oxy hóa nước - Pha tối: pha khử CO2 15. a) Phân nhóm thực vật C3, C4 cho các loài cây sau đây: lúa, mía, khoai, đậu, cỏ gâu, rau dền ngô, sắn. b) Lập bảng so sánh những điểm khác biệt về quang hợp ở nhóm thực vật C3 và C4 a) C3: lúa, khoai, đậu, sắn; C4: mía, cỏ gấu, ngô, rau dền. b) Chỉ số so sánh C3 C4 Quang hô hấp Mạnh Yếu Con đường cố định CO2 Canvin-Bensơn Hatch- Slack Chất nhận CO2đầu tiên Ribulozơ 1,5 đi photphat Photpho enol piruvic Enzim cố định CO2 Ribulozơ 1,5 đi photphat (Rubisco) Photpho enol piruvic cacboxilaza, Rubisco Sản phẩm đầu tiên của pha tối Axit photpho glixeric (C3) Axit oxaloaxetic (C4) Ái lực của cacboxilaza với CO2 Vừa phải Cao Tế bào quang hợp của lá Nhu mô Nhu mô, bao bó mạch Số loại lục lạp 1 2 16. a) Nêu mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp b) Hãy nêu sự khác nhau giữa quang hợp ở thực vật và ở vk lưu huỳnh? a) Quang hợp và hô hấp ở thực vật là 2 mặt đối lập của một quá trình đồng nhất ở cây xanh: Quang hợp Hô hấp - Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ. - Lấy năng lượng từ as để tổng hợp chất hữu cơ, năng lượng được tích lũy trong các chất đã được tổng hợp. - Cần nguyên liệu CO2 và H2O - Xảy ra ở lục lạp của cây xanh - Là một quá trình khử - Là quá trình phân giải chất hữu cơ đã được tổng hợp - Giải phóng năng lượng tích lũy trong các hợp chất đã được tổng hợp, cung cấp cho mọi hoạt động sống và tổng hợp chất mới. - Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O - Xảy ra liên tục ở các ti thể của tế bào - Là quá trình oxy hóa b) Quang hợp ở thực vật thải O¬2 vì chất cung cấp H và điện tử để khử CO2 là H2O và năng lượng sử dụng as. Còn quang hợp ở vk không thải O2 vì chất cung cấp H và điện tử để khử CO2 là H2S và cung cấp năng lượng sử dụng để lấy từ các sản phẩm hóa học tạo ra. PTTQ: Thực vật :6CO2 + 6H2O + 674kcal->C6H12O6 + 6O2 VK lưu huỳnh: 6CO2 + 12H2S + hóa năng -> C6H12O6 + 6H2O + 12S 17. Đặc điểm cấu trúc nào của lục lạp thích ứng với việc thực hiện hai pha của quá trình quang hợp? - Ngoài là màng kép, trong là cơ chất (thể nền) có nhiều hạt grana. Hạt grana là nơi diễn ra pha sáng, thể nền là nơi diễn ra pha tối. - Hạt grana chứa hệ sắc tố quang hợp (hấp thụ các tia as) chứa trung tâm pư và các chất truyền điện tử giúp pha sáng được thực hiện - Thể nền có cấu trúc dạng keo, trong suốt, chứa nhiều enzim cacboxil hóa phù hợp với việc thực hiện các phản ứng khử CO2 trong pha tối.
Tài liệu đính kèm: