Câu hỏi và bài tập ôn tập kiểm tra học kỳ I môn vật lý 6

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2754Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi và bài tập ôn tập kiểm tra học kỳ I môn vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi và bài tập ôn tập kiểm tra học kỳ I môn vật lý 6
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÝ 6
I. CÂU HỎI ÔN TẬP:
Câu 1: - Nêu dụng cụ đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, đo lực? 
Thế nào GHĐ và ĐCNN của một dụng cụ đo?
Câu 2: - Khối lượng của một vật cho biết gì? 
 - Khối lượng có ký hiệu như thế nào, đơn vị khối lượng?
Câu 3: Nêu khái niệm về lực? Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ về hai lực cân bằng?
Câu 4: - Nêu những kết quả tác dụng của lực? 
	- Thế nào là lực đàn hồi? Nêu đặc điểm của lực đàn hồi?
Câu 5: Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực? Đơn vị của trọng lực?
	- Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật?
Câu 6: - Nêu định nghĩa khối lượng riêng? – Viết công thức tính khối lượng riêng của 1 chất? Chỉ ra tên gọi và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Câu 7 : - Nêu định nghĩa trọng lượng riêng? – Viết công thức tính trọng lượng riêng của 1 chất? Chỉ ra tên gọi và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Câu 8: Có mấy loại máy cơ đơn giản? Kể tên các loại máy đó?
	- Mỗi loại máy cơ khi dùng tác dụng gì?
TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Câu 1: + Dụng cụ: - Đo độ dài là: Thước. - Đo thể tích là: Bình chia độ, bình tràn
 - Đo khối lượng là: Cân.	- Đo lực là: Lực kế 
	+ GHĐ là: Giá trị lớn nhất mà dụng cụ đo được
	+ ĐCNN là: Giá trị giữa 2 vạch chia liên tiếp trên bảng chia độ của dụng cụ đo
Câu 2: - Khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo thành vật đó.
	 - Khối lượng ký hiệu là: m. – Đơn vị hợp pháp của khối lượng là: Kg (Kilôgam)
Câu 3: + Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực
 + Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều và cùng tác dụng lên 1 vật. 
	 + Ví dụ: - Treo một quả nặng vào đầu một lò xo, quả nặng đứng yêu. Trọng lượng của quả nặng đã cân bằng với lực đàn hồi của lò xo.
	- Một viên gạch đang đặt nằm yên trên mặt bàn. Trọng lượng của viên gạch đã cân bằng với lực nâng của mặt bàn.
Câu 4: - Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
Lực mà vật bị biến dạng tác dụng vào một vật khác gọi là lực đàn hồi.
Đặc điểm của lực đàn hồi là: Độ biến dạng càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn.
Câu 5: - Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật còn gọi là trọng lượng.
	- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất (từ trên xuống dưới)
	- Đơn vị Trọng lực là Niuton (N)
	- Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P = 10. m
	* Trong đó: - P là trọng lượng của vật (N)
	 - m là khối lượng (kg)
Câu 6: - Định nghĩa khối lượng riêng: Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.
	- Công thức tính khối lượng riêng: 
 - Trong đó: 	D: Khối lượng riêng của chất (kg/m3)
	m: Khối lượng của vật (kg)
 	V: Thể tích của vật (m3)
Câu 7: - Định nghĩa trọng lượng riêng: Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.
	- Công thức tính trọng lượng riêng: 
 - Trong đó: 	d: Trọng lượng riêng của chất (N/m3)
	P: Trọng lượng của vật (N)
 	V: Thể tích của vật (m3)
Câu 8: - Có 3 loại máy cơ: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
	* Tác dụng của các loại máy cơ:
 + Mặt phẳng nghiêng: - Dùng MPN có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
 - Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
+ Đòn bẩy: 
 - Mỗi đòn bẩy đều có: - Điểm tựa O; - Điểm tác dụng của F1 là O1; - Điểm tác dụng của F2 là O2
	- Khi OO2 > OO1 Thì F2 < F1
+ Ròng rọc: - Ròng rọc cố định: Giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
 - Ròng rọc động: Giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
II. BÀI TẬP:
	Làm các bài tập trong sách bài tập: 4.11; 10.2; 10.10; 11.5; 11.10
Bài toán 1: Một tấm bê tông có khối lượng 1 tấn và có thể tích 400 dm3. Tính khối lượng riêng của bê tông?
Bài toán 2: Tính khối lượng và trọng lượng của một tấm nhôm có thể tích là 20 dm3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3 . 
GIẢI BÀI TẬP:
Giải bài toán 1: 
Tóm tắt đề:
m = 1 tấn
V = 400 dm3
Tính: D =?
 Giải
 - Đổi đơn vị: m = 1tấn = 1000 kg; V = 400 dm3 = 0,4 m3
	 - Áp dụng công thức: 
 - Thay số: D = = 2500 (kg/m3)
	 => Vậy khối lượng riêng của bê tông là 2500 kg/m3
Giải bài toán 2: 
Tóm tắt đề:
V = 20 dm3
D = 2700 kg/m3
Tính: m =?
 P =?
 Giải
 - Đổi đơn vị: V = 20 dm3 = 0,02 m3
	 - Áp dụng công thức: => m = D.V. 	
 - Thay số:	 m = 2700 . 0,02 = 54 (kg)	
 - Áp dụng công thức: P = 10.m = 10. 54 = 540 (N) 	
 =>Vậy khối lượng của một tấm nhôm là 54 kg. trọng lượng của một tấm nhôm là: 540 N 
 PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ	ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 6 
§Ò chÝnh thøc
	 	Năm học : 2008 -2009
 Thời gian : 45phút (không kể thời gian giao đề) 
Câu 1: (2 điểm) 
Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực? Đơn vị của trọng lực?
Câu 2: (2 điểm) 
Thế nào là hai lực cân bằng? Hãy chỉ ra hai lực cân bằng trong các trường hợp sau:
a) Một lực sĩ nâng và giữ quả tạ đứng yên.
b) Quyển sách nằm yên trên mặt bàn.
c) Con chim đứng yên trên cành cây.
Câu 3 (3,5điểm): 
a) Một vật bằng nhôm có thể tích là 251,2cm3.Tính khối lượng của vật đó, biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3.
 b) Một vật khác có thể tích như thế, nhưng khi treo vào lực kế thì lực kế chỉ 19,6N. Tính khối lượng và khối lượng riêng của vật đó. 
Câu 4 (2,5 điểm): 
Để đưa một vật có trọng lượng 50N lên cao 1m, khi dùng các mặt phẳng nghiêng khác nhau thì độ lớn của lực kéo cũng khác nhau và có giá trị trong bảng sau:
Chiều dài (m)
1,5
2
2,5
3
Lực kéo F (N)
40
30
24
20
a) Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa F và . 
 	b) Nếu dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 2m thì lực kéo là bao nhiêu?
 	c) Nếu chỉ dùng lực kéo là 10N thì phải chọn mặt phẳng nghiêng có chiều dài bao nhiêu?
-------------------------
 SỞ GD ĐT QUẢNG TRỊ kiÓm tra chÊt l­îng kú I
 PHÒNG GD CAM LỘ N¨m häc: 2009-2010
§Ò chÝnh Thøc
	 M«n: VËt Lý- líp 6
	Thêi gian: 45 phót (kh«ng kÓ thêi gian ph¸t ®Ò) 
Câu 1 : (1,5 điểm) 
Hãy đổi đơn vị của các đại lượng vật lý sau:
2kg = ............. gam;	80gam = .......... kg;	10lít = ............. ml.
1m3 = ............... dm3;	650 dm3 = ..........m3;	5m = ............. cm.
Câu 2: (1,5 điểm) 
Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì? Lấy một ví dụ minh hoạ.
Câu 3 : (3 điểm) 
Khối lượng riêng của một chất cho biết gì? Viết công thức tính khối lượng riêng và chỉ ra các đại lượng và đơn vị trong công thức?
	Trọng lực là gì ? Phương, chiều của trọng lực ? 
Câu 4 : (4 điểm) 
Một thỏi nhôm có thể tích là 25 dm3. Hãy tìm khối lượng và trọng lượng của thỏi nhôm. Cho biết khối lượng riêng của nhôm Dnhôm = 2700kg/m3. 
----- Hết -----
PHÒNG GD & ĐT CAM LỘ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
ĐỀ CHÍNH THỨC
	 	Năm học: 2011 - 2012
	 Môn: Vật lí – Lớp 6
	Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) 
Câu 1: (1,5 điểm) 
Điền từ (hoặc cụm từ) thích hợp vào các câu sau: 
Mọi vật đều có .. Khối lượng của một vật chỉ ..tạo thành vật đó.
Lực tác dụng lên một vật có thể làm của vật hoặc làm .
Để đo .không thấm nước, có thể dùng ., bình tràn.
Câu 2: (2.0 điểm) 
Đổi các đơn vị sau: 
a. 	0,5 m = .............. cm	1 250 m = ................ km
b. 	800 dm3 	= ...............m3	500 g 	= ..................... kg
Câu 3: (2.5 điểm)
	- Phát biểu định nghĩa trọng lượng riêng của một chất. 
	- Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất. Chỉ ra tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Câu 4: (2,0 điểm)
	- Cho biết có mấy loại máy cơ đơn giản đó là những loại máy nào? 
- Một vật có khối lượng 2,5 Kg đặt trên mặt đất. Tính cường độ của lực để kéo vật lên theo phương thẳng đứng?
Câu 5: (2,0 điểm): 	
Một hòn gạch “ Hai lỗ” có khối lượng 1,5 kg. Hòn gạch có thể tích 1000cm3. Mỗi lỗ có thể tích 125 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của hòn gạch
----HẾT----
 PHÒNG GD & ĐT CAM LỘ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
ĐỀ CHÍNH THỨC
	 	Năm học: 2014 - 2015
	 Môn: Vật lí – Lớp 6
	Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) 
Câu 1 : (1,5 điểm) 
Hãy đổi đơn vị của các đại lượng vật lý sau:
2 kg = ............. gam;	80 gam = .......... kg;	10 lít = ............. ml.
1 m3 = ............... dm3;	650 dm3 = ..........m3;	5 m = ............. cm.
Câu 2: (1,5 điểm) 
Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy một ví dụ minh hoạ.
Câu 3 : (3 điểm) 
Khối lượng riêng của một chất cho biết gì? Viết công thức tính khối lượng riêng và chỉ ra các đại lượng và đơn vị trong công thức?
	Trọng lực là gì ? Phương, chiều của trọng lực ? 
Câu 4 : (4 điểm) 
Một thỏi nhôm có thể tích là 25 dm3. Hãy tìm khối lượng và trọng lượng của thỏi nhôm. Cho biết khối lượng riêng của nhôm Dnhôm = 2700kg/m3. 
----- Hết -----

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_LY_6_KY_I_20152016.doc