Câu hỏi và bài tập Địa lí lớp 6 - Năm học 2016-2017

doc 49 trang Người đăng dothuong Lượt xem 459Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi và bài tập Địa lí lớp 6 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi và bài tập Địa lí lớp 6 - Năm học 2016-2017
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 6
Bài 1. VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. 
* Chuẩn cần đánh giá: Biết vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
* Mức độ: Nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Hệ Mặt Trời gồm có bao nhiêu hành tinh? Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất đứng ở vị trí thứ mấy?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. Hệ Mặt Trời gồm có 8 hành tinh. Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất đứng ở vị trí thứ ba, lần lượt là sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương và Hải Vương.
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. 
* Chuẩn cần đánh giá: Hình dạng và kích thước của Trái Đất.
* Mức độ: Nhận biết
CÂU HỎI
Câu 2. Trái Đất có hình dạng và kích thước như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn (bán kính 6.370 km).
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. 
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến.
* Mức độ: Nhận biết
CÂU HỎI
Câu 3. Em hãy cho biết thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến? 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. Kinh tuyến là đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. Vĩ tuyến là vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến. 
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. 
* Chuẩn cần đánh giá: Biết khái niệm kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông (Tây), vĩ tuyến Bắc (Nam).
* Mức độ: Nhận biết
CÂU HỎI
Câu 4. Thế nào vĩ tuyến gốc? vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam? Thế nào là kinh tuyến gốc? kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây? 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. 
- Vĩ tuyến gốc (0o) là vĩ tuyến lớn nhất trên quả Địa Cầu, chia quả Địa Cầu thành 2 nửa bằng nhau: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. Vĩ tuyến gốc còn gọi là Xích đạo. Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. 
- Kinh tuyến gốc (0o) là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh), đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 1800. Kinh tuyến Đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. Kinh tuyến Tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. 
Bài 3. TỈ LỆ BẢN ĐỒ
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Bản đồ.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết tỉ lệ bản đồ.
* Mức độ: Thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 1. Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở mấy dạng? Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. Có hai dạng tỉ lệ bản đồ: 
- Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số là số cho biết bản đồ được thu nhỏ lại bao nhiêu lần. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Tỉ lệ số cho biết ứng với một đơn vị trên bản đồ là bao nhiêu đơn vị trên thực địa.
- Tỉ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Bản đồ.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết đọc tỉ lệ bản đồ.
* Mức độ: Vận dụng
CÂU HỎI
Câu 2. Dựa vào số ghi tỉ lệ của các tờ bản đồ sau đây: 1: 200.000 và
 1: 6.000.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. 
- Với tờ bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với 10km trên thực địa. 
- Với tờ bản đồ có tỉ lệ 1:6.000.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với 300km trên thực địa.
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Bản đồ.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết đọc tỉ lệ bản đồ.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 3. Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta biết được
A. bản đồ đó lớn hay nhỏ.
B. kích thước của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
C. các khoảng cách giữa các đối tượng trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực địa.
D. trên bản đồ có nhiều hay ít đối tượng địa lí được biểu hiện.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. C
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Bản đồ.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết đọc tỉ lệ bản đồ.
* Mức độ: vận dụng
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Câu 4. Trên tờ bản đồ tỉ lệ 1:200.000, người ta đo được khoảng cách giữa Hà Nội - Hải Dương là 3 cm và Hà Nội - Phú Thọ là 6 cm. Hãy cho biết khoảng cách trên thực địa giữa các địa điểm trên là bao nhiêu km?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. Khoảng cách thực địa giữa Hà Nội – Hải Dương là 60 km. Hà Nội – Phú Thọ là 120 km. 
Bài 4. PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ
 VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Bản đồ.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết một số yếu tố cơ bản về phương hướng trên bản đồ.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Hãy vẽ sơ đồ các hướng chính được quy định trên bản đồ. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. Sơ đồ các hướng chính được quy định trên bản đồ.
Đông Bắc
Đông
Đông Nam
Nam
Tây Nam
Tây
Tây Bắc
Bắc
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Bản đồ.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết một số yếu tố cơ bản về phương hướng trên bản đồ.
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 2. Muốn xác định được phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
A. kí hiệu bản đồ. 	
B. bảng chú giải.	
C. các đường kinh tuyến, vĩ tuyến.	
D. toạ độ của các địa điểm trên bản đồ.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. C. 
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Bản đồ.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết một số yếu tố cơ bản về phương hướng trên bản đồ.
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 3. 
Quan sát hình vẽ (khu vực Đông Bắc Á), cho biết các hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. 
- Đầu tiên xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trong hình. Đường song song với kinh tuyến là đường chỉ hướng bắc - nam; đường song song với vĩ tuyến là đường chỉ hướng đông - tây. Ta thấy AOC là đường song song với kinh tuyến, DOB là đường song song với vĩ tuyến.
- Các hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D:
+ O đến A : theo hướng bắc.
+ O đến C : theo hướng nam.
+ O đến B : theo hướng đông .	
+ O đến D : theo hướng tây.
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Bản đồ.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết xác định tọa độ địa lí.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 4. Thế nào là kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm. Toạ độ địa lí của một điểm là { cho biết điều gì?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. 
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường Xích đạo).
Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó.
- Điểm có toạ độ địa lí là { (nằm trên kinh tuyến 200T và vĩ tuyến 100B) nghĩa là điểm đó nằm cách kinh tuyến gốc 200 về phía tây và nằm cách Xích đạo 100 về phía bắc.
Bài 5. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. 
CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Bản đồ.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết một số yếu tố cơ bản về kí hiệu bản đồ.
* Mức độ: thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Câu 1. Kí hiệu bản đồ là gì? Nêu ý nghĩa của kí hiệu bản đồ. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. 
- Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước, dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. 
- Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ.
Thông tin chung
* Khối: 6 
* Chủ đề: Bản đồ.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết một số yếu tố cơ bản về kí hiệu bản đồ.
* Mức độ: nhận biết
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Câu 2. Kí hiệu bản đồ là
A. phương pháp để vẽ bản đồ địa lí.
B. kích thước của một bản đồ được thu nhỏ so với thực tế.
C. dấu hiệu được quy ước dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
D. hình vẽ trên bản đồ để thay thế cho các đối tượng địa lí.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. C.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Bản đồ.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết một số yếu tố cơ bản về kí hiệu bản đồ.
* Mức độ: nhận biết
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Câu 3. Kể tên các loại kí hiệu bản đồ thường dùng và nêu ví dụ.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. Có 3 loại kí hiệu bản đồ thường dùng là:
- Kí hiệu điểm. Ví dụ: thể hiện các nhà máy, sân bay, cảng biển
- Kí hiệu đường. Ví dụ: thể hiện đường giao thông, ranh giới quốc gia
- Kí hiệu diện tích. Ví dụ: thể hiện vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Bản đồ.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết một số yếu tố cơ bản về kí hiệu bản đồ.
* Mức độ: thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Câu 4. Để thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ, người ta thường sử dụng các phương pháp nào? Vì sao khi sử dụng bản đồ, trước hết chúng ta cần tìm đọc bảng chú giải.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. 
- Độ cao của địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng các thang màu hoặc bằng đường đồng mức.
 Thang màu là những màu sắc có độ đậm nhạt khác nhau. Màu càng đậm thì thể hiện địa hình càng cao hoặc càng sâu.
 Đường đồng mức là những đường nối những điểm có cùng độ cao hoặc độ sâu. Đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.
- Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ. Vì hệ thống các kí hiệu của bản đồ rất đa dạng nên khi đọc bản đồ, trước hết chúng ta cần đọc bảng chú giải để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ.
Bài 7. SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
 VÀ CÁC HỆ QUẢ
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
* Mức độ: nhận biết
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Câu 1. Hãy mô tả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66o33' trên mặt phẳng quỹ đạo. Hướng tự quay là từ Tây sang Đông. Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ). 
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
* Mức độ: thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Câu 2. Hãy nêu các hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. Hệ quả:
- Do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm. 
- Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục còn làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
* Mức độ: thông hiểu-vận dụng
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Câu 3. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? Khi Luân Đôn (khu vực giờ 0) là 7 giờ sáng thì Hà Nội (khu vực giờ thứ 7) là mấy giờ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. 
- Do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. Nhờ có sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên ở khắp nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
- Luân Đôn (khu vực giờ 0) và Hà Nội (khu vực giờ số 7) nằm cách nhau 7 khu vực giờ. Khi Luân Đôn là 0 giờ thì Hà Nội là 7 giờ. Vậy khi Luân Đôn là 7 giờ sáng thì Hà Nội là 14 giờ, tức 2 giờ chiều.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 4. Trình bày về sự lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4.
- Do sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng. Ở nửa cầu Bắc, nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật chuyển động sẽ lệch về bên phải. Còn ở nửa cầu Nam, vật chuyển động sẽ lệch về bên trái.
- Hình vẽ minh hoạ:
Hướng chuyển động ban đầu
Hướng chuyển động bị lệch
Bài 8. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Hãy mô tả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. 
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn. Thời gian chuyển động một vòng là 365 ngày 6 giờ.
- Khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn đồng thời tự quay quanh trục.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng, đồng thời hướng nghiêng của trục không đổi. Sự chuyển động đó gọi là sự chuyển động tịnh tiến.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 2. Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất
A. không thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng.
B. luôn thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng.
C. thay đổi độ nghiêng, nhưng không thay đổi hướng nghiêng.
D. thay đổi hướng nghiêng, nhưng không thay đổi độ nghiêng.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. A.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
* Chuẩn cần đánh giá: Hiện tượng các mùa.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 3. Trình bày về hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó.
Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
* Chuẩn cần đánh giá: Hiện tượng các mùa.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 4. Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. Vào các ngày 21-3, 23-9, hai nửa cầu có góc chiếu sáng của Mặt Trời như nhau nên nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.
Bài 9. HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
* Chuẩn cần đánh giá: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 1. Giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất lúc nào cũng chỉ được chiếu sáng một nửa. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
Vào mùa hạ của nửa cầu Bắc, nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời, diện tích nhận được ánh sáng (ban ngày) lớn hơn diện tích khuất Mặt Trời (ban đêm) nên ngày dài hơn đêm. Khi này nửa cầu Nam là mùa đông, diện tích nhận được ánh sáng nhỏ hơn diện tích khuất Mặt Trời nên đêm dài hơn ngày.
Vào mùa hạ của nửa cầu Nam, tình hình xảy ra ngược lại: nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm, nửa cầu Bắc có đêm dài hơn ngày.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
* Chuẩn cần đánh giá: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 2. Cho biết sự khác nhau về hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ trên Trái Đất.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. Càng xa Xích đạo về phía hai cực, biểu hiện của hiện tượng ngày, đêm dài ngắn càng rõ rệt.
Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo, quanh năm lúc nào cũng có ngày, đêm dài ngắn như nhau.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
* Chuẩn cần đánh giá: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 3. Vào ngày 22-6 (hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. Vào ngày 22-6 (hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027'B. Vĩ tuyến đó là chí tuyến Bắc.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
* Chuẩn cần đánh giá: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 4. Vào các ngày 22-6 và 22-12, độ dài ngày đêm ở hai điểm Cực như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. Vào ngày 22-6, cực Bắc có ngày dài 24 giờ (không có đêm) còn cực Nam đêm dài 24 giờ (không có ngày). Ngày 22-12 thì ngược lại, cực Bắc có đêm dài 24 giờ còn cực Nam có ngày dài 24 giờ. 
Bài 10. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Cấu tạo của Trái Đất.
* Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái Đất.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Là những lớp nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, lớp ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Cấu tạo của Trái Đất.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết được đặc điểm lớp trung gian của Trái Đất.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 2. Lớp trung gian của Trái Đất có cấu tạo như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. Lớp trung gian có độ dày gần 3000 km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ trong lớp này dao động khoảng 15000 C đến 47000 C.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Cấu tạo của Trái Đất.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết được đặc điểm của lớp lõi Trái Đất.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 3. Lớp lõi Trái Đất có cấu tạo như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. Lõi Trái Đất có độ dày trên 3000 km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài và rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000 C.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Cấu tạo của Trái Đất.
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất. 
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 4. Trình bày cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Nêu vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. 
- Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất :
+ Là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng Trái Đất, mỏng (độ dày dao động từ 5km ở đại dương đến 70km ở lục địa) chiếm 15% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất. 
+ Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau ; các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo, còn bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương. 
- Vai trò đối với đời sống và hoạt động của con người : là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật,...) và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
Bài 11. Thực hành: SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG
 TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Cấu tạo của Trái Đất.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết được tỉ lệ lục địa và đại dương trên Trái Đất.
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 1. Căn cứ vào hình dưới đây, hãy cho biết tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương trên Trái Đất.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. Đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất (60,6% ở nửa cầu Bắc và 81% ở nửa cầu Nam), lục địa chỉ chiếm diện tích nhỏ. 
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Cấu tạo của Trái Đất.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết được sự phân bố lục địa trên Trái Đất.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 2. Phần lớn các lục địa đều tập trung ở
A. nửa cầu Bắc. 	C. nửa cầu Đông.
B. nửa cầu Nam.	D. nửa cầu Tây.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. A
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Cấu tạo của Trái Đất.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết được sự phân bố lục địa trên Trái Đất. 
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 3. Lục địa nào có diện tích lớn nhất, lục địa nào có diện tích nhỏ nhất ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. Lục địa lớn nhất là lục địa Á - Âu, lục địa nhỏ nhất là lục địa Ô-xtrây-li-a.
Thông tin chung
* Khối: 6 Học kì: I
* Chủ đề: Cấu tạo của Trá

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU_VIEN_CAU_HOI_DIA_LI_6_NAM_HOC_20162017.doc