Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì I môn Khoa học lớp 5 - Năm học 2016-2017

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì I môn Khoa học lớp 5 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì I môn Khoa học lớp 5 - Năm học 2016-2017
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HKI
MÔN KHOA HỌC
DÙNG THUỐC AN TOÀN
Câu 1: Khi phải dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh cần chú ý điều gì?
A. Tuân theo sự chỉ định của bác sĩ
B. Phải biết tất cả những rủi ro có thể xảy ra khi dùng thuốc đó
C. Phải ngưng dùng thuốc nếu thấy bệnh không giảm hoặc bị dị ứng...
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể, em ưu tiên chọn cách nào trước?
A. Uống vi-ta-min.
B. Tiêm vi-ta-min.
C. Ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min.
D. Dùng chung một lúc cả 3.
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
Câu 3: Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào?
A. Dùng chung kim tiêm.
B. Một loại kí sinh trùng.
C. Muỗi a-nô-phen.
D. Tất cả các ý trên .
Câu 4: Cách phòng bệnh sốt rét?
A. Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
C. Tránh để muỗi đốt.
D. Tất cả các ý trên.
PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
Câu 5: Tác nhân gây ra bệnh viên não là gì?
A. Do một loại vi-rút có trong máu gia súc hoặc động vật hoang dã gây ra.
B. Do muỗi vằn hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi-rút gây bệnh sang người.
C. Do một loại kí sinh trùng gây ra.
D. Do muỗi a-nô-phen hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi-rút gây bệnh sang người.
Câu 6: Lứa tuối nào thường bị mắc bệnh viên não nhiều nhất?
A. Từ 1 đến 3 tuổi.
B. Từ 3 đến 15 tuổi.
C. Từ 15 đến 20 tuổi.
D. Từ 20 tuổi đến 25 tuổi.
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
Câu 7: Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
A. Đường tiêu hoá.
B. Đường hô hấp.
C. Đường máu.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 8: Người bị bệnh viêm gan A thường có triệu chứng gì?
A. Sốt nhẹ.
B. Đau ở vùng bụng bên phải.
C. Chán ăn.
D. Tất cả các ý trên.
PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS
Câu 9: HIV lây truyền qua đường nào?
A. Đường máu.
B. Đường tình dục. 
C. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10: Để phát hiện một người có nhiễm HIV hay không người ta làm gì?
A. Xét nghiệm máu.
B. Xét nghiệm đường hô hấp.
C. Xét nghiệm đường tiêu hoá.
D. Xét nghiệm da.
Câu 11: HIV không lây qua đường nào?
A. Tiếp xúc thông thường.
B. Đường máu.
C. Đường tình dục.
D. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
Câu 12: Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS ?
A. Không xa lánh.
B. Không phân biệt đối xử.
C. Thông cảm, hỗ trợ, động viên.
D. Tất cả các ý trên.
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Câu 13: Để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cũng như mỗi công dân cần phải làm gì?
A. Tìm hiểu, học tập để biết rõ về Luật Giao thông đường bộ.
B. Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
C. Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường.
D. Tất cả các ý trên.
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
Câu 14: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
A. Vì ở tuổi này, cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
B. Vì ở tuổi này, cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển.
C. Vì ở tuổi này có những biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
TRE, MÂY, SONG
Câu 15: Để bảo quản một số đồ dùng trong gí đình được làm từ tre, mây, song, người ta sử dụng loại sơn nào?
A. Sơn dầu.
B. Sơn tường.
C. Sơn cửa.
D. Sơn chống gỉ.
Câu 16: Mây, song là loại cây thân gì?
A. Thân thảo.
B. Thân gỗ.
C. Thân leo.
D. Thân bò.
Câu 17: Tre là loại cây thân gì?
A. Thân thảo.
B. Thân gỗ.
C. Thân leo.
D. Thân bò.
SẮT, GANG, THÉP
Câu 18: Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?
A. Trong các quặng sắt. Trong các thiên thạch.
B. Trái Đất.
C. Trong lò luyện sắt.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 19: Gang và thép là hợp kim của:
A. Sắt và các-bon.
B. Gang và các-bon.
C. Thép và các-bon.
D. Gang, thép và các-bon.
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
Câu 20: Đồng là kim loại được tìm thấy ở đâu?
A. Trong tự nhiên.
B. Trong các quặng đồng.
C. Trong lò luyện đồng.
D. Trong các thiên thạch rơi xuống Trái Đất.
Câu 21: Đồng được sử dụng làm gì?	
A. Đồ điện.
B. Dây điện
C. Các bộ phận của ô tô, tàu biển.
D. Tất cả các ý trên.
NHÔM
Câu 22: Nhôm được sản xuất từ đâu?
A. Từ quặng nhôm.
B. Trong các thiên thạch rơi xuống Trái Đất.
C. Trong lò luyện nhôm.
D. Trong tự nhiên.
Câu 23: Nhôm có màu gì?
A. Màu trắng xám.
B. Màu trắng bạc.
C. Màu trắng.
D. Màu trắng trong.
ĐÁ VÔI
Câu 24: Đá vôi có thể dùng làm gì?
A. Lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết,.
B. Đồ dùng trong gia đình, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết,.
C. Làm máy móc, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết,.
D. Tất cả các ý trên.
GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI
Câu 25: Gạch, ngói được làm bằng gì?
A. Đất sét.
B. Đất bùn.
C. Đất bùn nung ở nhiệt độ cao.
D. Đất sét nung ở nhiệt độ cao.
Câu 26: Các đồ vật làm bằng đất sét nung được gọi là gì?
A. Đồ sứ.
B. Đồ gốm.
C. Đồ sành.
D. Đồ đất.
XI MĂNG
Câu 27: Xi măng được làm từ đâu?	
A. Đất sét.
B. Đá vôi.
C. Một số chất khác.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 28: Xi măng có màu gì?
A. Màu xám xanh.
B. Màu nâu đất.
C. Màu trắng.
D. Tất cả các ý trên.
THUỶ TINH
Câu 29: Thuỷ tinh có những tính chất gì?
A. Trong suốt, không gỉ, cứng, dễ vỡ.
B. Không cháy, không hút ẩm.
C. Không bị a-xít ăn mòn.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 30: Thuỷ tinh được làm từ đâu?	
A. Đất sét.
B. Cát trắng.
C. Cát trắng và một số chất khác.
D. Tất cả các ý trên.
CAO SU
Câu 31: Cao su nhân tạo được chế biến từ đâu?
A. Than đá.
B. Từ than đá, dầu mỏ.
C. Nhựa cây cao su.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 32: Cao su tự nhiên được chế biến từ đâu?
A. Than đá.
B. Từ than đá, dầu mỏ.
C. Nhựa cây cao su.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 33: Cao su có tính chất gì?
A. Đàn hồi tốt, cách nhiệt, cách điện.
B. Ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh.
C. Không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
D. Tất cả các ý trên.
TƠ SỢI
Câu 34: Loại tơ sợi nào dưới đây không có nguồn gốc từ thực vật ?
A. Tơ tằm.
B. Sợi bông.
C. Sợi lanh.
D. Sợi đay.
Câu 35: Trong các loại tơ sợi dưới đây, loại nào là tơ sợi tự nhiên ?
A. Sợi bông.
B. Sợi ni lông.
C. Tơ tằm, sợi bông.
D. Tất cả các ý trên.
ÔN TẬP: KIỂM TRA HỌC KỲ I
Câu 36: Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
A. AIDS.
B. Sốt xuất huyết.
C. Viên não.
D. Sốt rét.
Câu 37: Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chổ trống của đoạn văn cho thích hợp:
(giữa nam; nữ; sinh dục; sinh dục nam; tinh trùng; ra trứng)
Ngoài những đặc điểm chung, .. và .. có sự khác biệt, trong đó có sự khác biệt cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan .... đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ như: Nam thường có râu, cơ quan .. tạo ra .... Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo .
Trả lời: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác biệt cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ như: Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
Câu 38: Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chổ trống của đoạn văn cho thích hợp:
(10; 15; 13; 17; chiều cao; cân nặng; phát triển; kinh nguyệt; xuất tinh; tình cảm; xã hội.)
Tuổi dậy thì (Con gái thường bắt đầu khoảng từ  đến ..tuổi và con trai thường bắt đậu từ .đến  tuổi) ở tuổi này cơ thể phát triển nhanh cả về ... và .. Cơ quan sinh dục bắt đầu .., con gái bắt đầu xuất hiện , con trai có hiện tượng .. Đồng thời ở giai đoạn này cũng diễn ra những biến đổi về  , suy nghĩ và mối quan hệ . Chính vì vậy mà tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt với cuộc đời của mỗi con người.
Trả lời: Tuổi dậy thì ( Con gái thường bắt đầu khoảng từ 10 đến 15 tuổi và con trai thường bắt đậu từ 13 đến 17 tuổi) ở tuổi này cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. Đồng thời ở giai đoạn này cũng diễn ra những biến đổi về tình cảm , suy nghĩ và mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy mà tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt với cuộc đời của mỗi con người.
Câu 39: Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chổ trống của đoạn văn cho thích hợp:
(vi rút; phân; người lành; thuốc; ăn chín; uống sôi; vitamin; ăn mỡ ; uống rượu.)
- Bệnh viêm gan A do một loại . gây ra.
- Bệnh lây qua đường tiêu hoá. Vi rút viêm gan A được thải qua .. người bệnh. Phân có thể dính vào tay, chân, quần áo, nhiễm vào nước...Có thể lây sang súc vật, từ đó dễ lây sang ...
 Bệnh viêm gan A chưa có . đặc trị. Cách phòng bênh là: ., .., rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi tiểu tiện.
 Người nhiễm viêm gan A cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, .; không ,không ..
Trả lời: - Bệnh viêm gan A do một loại vi rút gây ra.
- Bệnh lây qua đường tiêu hoá. Vi rút viêm gan A được thải qua phân người bệnh. Phân có thể dính vào tay, chân, quần áo, nhiễm vào nước...Có thể lây sang súc vật, từ đó dễ lây sang người lành.
Bệnh viêm gan A chưa có thuốc đặc trị. Cách phòng bênh là: ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi tiểu tiện.
Người nhiễm viêm gan A cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin; không ăn mỡ, không uống rượu.
Câu 40: Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chổ trống của đoạn văn cho thích hợp:
(kí sinh trùng; A-nô-phen; bệnh; nhà ở; môi trường xung quanh;)
- Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do . gây ra.
- Bệnh lây truyền do muỗi  hút máu người .. trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành.
- Cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh   và .., diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh muỗi đốt.
Trả lời: - Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng gây ra.
- Bệnh lây truyền do muỗi A-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành.
- Cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh muỗi đốt.
Câu 41: Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chổ trống của đoạn văn cho thích hợp:
(thông thường; trẻ em; thông cảm; chăm sóc; bạn bè; thân; lành mạnh; 
HIV không lây qua tiếp xúc ... Những người nhiễm HIV đặc biệt là  có quyền sống trong sự hỗ trợ  và . của gia đình, .., người  không nên xa lánh phân biệt đối xử với họ. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan hơn, .., có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Trả lời: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm HIV đặc biệt là trẻ em có quyền sống trong sự hỗ trợ thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè, người thân không nên xa lánh phân biệt đối xử với họ. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan hơn, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Câu 42: Nêu một số tình huóng có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại ?
Trả lời: - Đi một mình ở nơi tối tăm vắng vẻ.
- ở trong phòng kín một mình với người lạ.
- Nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do.
- Đi nhờ xe người lạ.
- Để người lạ vào nhà, nhất là trong nhà chỉ có một mình.
Câu 43: Bạn có thể làm gì để thực hiện an toàn giao thông ?
Trả lời: - Có ý thức tuyên truyền vận động mọi ngưòi học luật giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông...
- Thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của tín hiệu. 
- Không chạy nhảy, đùa nghịch hay đá bóng dưới lòng đường.
Câu 45: Nêu tính chất, công dụng của cao su và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo ?
Trả lời: - Chất dẻo được làm ra từ dầu và than đấ.
- Chất dẻo có tính chất chung là cách điện, cachhs nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
- Các đồ dùng bằng chất dẻo có thể thay thế cho các sản phẩm bằng gỗ, da, thuỷ thinh, vải, kim loại, vì chúng bền nhẹ, sạch, màu sắc đẹp và rẻ.
- Các đồ dùng bằng chất dẻo dùng xong cần được rửa sạch cho hợp vệ sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_mon_khoa_hoc_nam_20162017.doc