Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017
Trường ..
 Họ và tên HS :	
 Lớp :5/7
 Ngày kiểm tra: 
SỐ BÁO DANH
KTĐK GIỮA HKII – NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
( KIỂM TRA ĐỌC )
GIÁM THỊ 1
GIÁM THỊ 2
"	
ĐIỂM
NHẬN XÉT
GIÁM KHẢO 1
GIÁM THỊ 2
I/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: (5 điểm)
	1/ Mỗi học sinh bốc thăm đọc một đoạn khoảng 110 tiếng/1 phút trích từ các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5-tập 2. Gồm các bài sau: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng(trang 20); Trí dũng song toàn(trang 25)Lập làng giữ biển (trang 36); Cao Bằng (trang 41);Phân xử tài tình (trang 46); Phong cảnh đền Hùng (trang 68)
	2/ Giáo viên nêu 1 câu hỏi trong nội dung đoạn học sinh vừa đọc cho học sinh trả lời.
Tiêu chuẩn cho điểm đọc
Điểm
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ
....................../ 1 điểm
2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ có nghĩa
....................../ 1 điểm
3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm
....................../ 1 điểm
4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút)
....................../ 1 điểm
5. Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu
....................../ 1 điểm
Cộng
....................../ 5 điểm
Hướng dẫn kiểm tra
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm
- Đọc sai từ 2-4 tiếng : 0,5 điểm
-Đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm
2. Ngắt, nghỉ hơi không đúng ở 2-4 chỗ: 0,5 điểm
-Ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm 
3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
 - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm
 - Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm
4. Tốc độ đọc: + Vượt quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm
	 +Vượt quá 2 phút: 0 điểm
5. Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm
II/ ĐỌC THẦM: ( 5 điểm)	
 NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
 Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
	Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. 
	 Sưu tầm
Học sinh đọc thầm bài “Người chạy cuối cùng” sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất cho câu hỏi 	
....../0,5 đ
Câu1. 1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
 a. Đi thi chạy. c. Đi diễu hành.
 b. Đi cổ vũ.	 d. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
....../0,5 đ
Câu 2 : “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?
 a. Là một em bé .
 b. Là một cụ già .
 c.Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.
 d. Là một người đàn ông mập mạp.
....../0,5 đ
Câu 3: Nội dung chính của câu chuyện là:
Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.
Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.
Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.
Ca ngợi ý chí kiên cường của người phụ nự. 
.. ../0,5 đ
Câu 4: Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
 .../ 0,5 đ
Câu 5: Từ trái nghĩa với từ “kiên trì”?
Nhẫn nại b. chán nản
Dũng cảm d. Hậu đậu
./0,5 đ
Câu 6: Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào?
Đó là một từ nhiều nghĩa. c. Đó là những từ trái nghĩa
Đó là những từ đồng nghĩa. d . Đó là những từ đồng âm
./0,5 đ
Câu 7:Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:
Mặc dù trời mưa to ..
./1 đ
/ 0,5đ
Câu 8: Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu tác dụng của cách liên kết đó.
Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Dường như chúng đang cùng nhau khoe hương, khoe sắc.
Câu 9: Hãy đặt một câu có sử dụng một quan hệ từ nói về chủ đề Bảo vệ môi trường
.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_GHK2.doc