Lý thuyết Điện xoay chiều. Câu 1. Giá trị đo của vônkế và ampe kế xoay chiều chỉ: Ⓐ. Giá trị trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều. Ⓑ. Giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều. Ⓒ. Giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều. Ⓓ. Giá trị tức thời của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều. Câu 2. Trong các loại ampe kế sau, loại nào không đo được cường dộ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều? Ⓐ. Ampe kế điện động Ⓑ. Ampe kế nhiệt. Ⓒ. Ampe kế từ điện. Ⓓ. Ampe kế điện từ. Câu 3. Chọn câu trả lời sai. Dòng điện xoay chiều là: Ⓐ. Dòng điện dao động điều hoà. Ⓑ. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng sin. Ⓒ. Dòng điện đổi chiều một cách tuần hoàn. Ⓓ. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng cos. Câu 4. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Dòng điện xchiều qua điện trở thuần biến thiên điều hoà cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở Ⓐ. trong mọi trường hợp. Ⓑ. trong trường hợp mạch RLC xảy ra cộng hưởng điện. Ⓒ. trong trường hợp mạch chỉ chứa điện trở thuần R. Ⓓ. trong trường hợp mạch RLC không xảy ra cộng hưởng điện. Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm? Ⓐ. Dòng điện trễ pha hơn điện ápmột góc π/2. Ⓑ. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/2. Ⓒ. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/4. Ⓓ. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/4. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện? Ⓐ. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/2. Ⓑ. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/4. Ⓒ. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/4. Ⓓ. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/2. Câu 7. .Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2 Ⓐ. người ta phải mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở. Ⓑ. người ta phải mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở. Ⓒ. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một tụ điện. Ⓓ. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm Câu 8. Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện tăng lên 4 lần thì dung kháng của tụ điện Ⓐ. giảm đi 4 lần. Ⓑ. giảm đi 2 lần. Ⓒ. tăng lên 2 lần. Ⓓ. tăng lên 4 lần. Câu 9. .Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm Ⓐ. tăng lên 2 lần. Ⓑ. tăng lên 4 lần. Ⓒ. giảm đi 4 lần. Ⓓ. giảm đi 2 lần. Câu 10. Cách phát biểu nào sau đây là không đúng? Ⓐ. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, điện áp biến thiên sớm pha π/2 so với dòng điện trong mạch không phân nhánh. Ⓑ. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với điện áp. Ⓒ. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với điện áp. Ⓓ. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với điện áp. Câu 11. Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào Ⓐ. tính chất của mạch điện. Ⓑ. cách chọn gốc tính thời gian. Ⓒ. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. Ⓓ. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch. Câu 12. Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch: Ⓐ. trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện Ⓑ. sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện Ⓒ. sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện Ⓓ. trễ pha so π/2 với cường độ dòng điện Câu 13. Mạch điện có điện trở R. Cho dđiện xoay chiều là i = I0cosωt (A) chạy qua thì điện áp u giữa hai đầu R sẽ: Ⓐ. Chậm pha với i một góc π/2 và có biên độ U0 = I0.R Ⓑ. Cùng pha với i và có biên độ U0 = I0.R Ⓒ. Khác pha với i và có biên độ U0 = I0.R Ⓓ. Sớm pha hơn i một góc π/2 và có biên độ U0 = I0.R Câu 14. Trong mạch xoay chiều chỉ có tụ điện C thì dung kháng có tác dụng: Ⓐ. Làm điện áp trễ pha hơn dòng điện một góc π/2 Ⓑ. Làm điện áp nhanh pha hơn dđiện một góc π/2 Ⓒ. Độ lệch pha của điện ápvà cường độ dòng điện tuỳ thuộc vào giá trị của điện dung C. Ⓓ. Làm điện áp cùng pha với dòng điện. Câu 15. Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm kháng, điện áp ở hai đầu cuộn cảm có biểu thức u = U0cos(ωt) V thì cường độ dòng điện đi qua mạch có biểu thức i = I0cos(ωt + φ) (A). trong đó I0 và φ được xác định bởi các hệ thức nào sau đây? Ⓐ. I0 = U0/ωL và φ = - π/2 Ⓑ. I0 = U0/ωL và φ = 0. Ⓒ. I0 = U0/ωL và φ = - π. Ⓓ. I0 = U0/ωL và φ = π/2 Câu 16. Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện, điện áp trên tụ điện có biểu thức u = U0cosωt V thì cường độ dòng điện đi qua mạch có biểu thức i = I0cos(ωt + φ) (A). trong đó I0 và ω được xác định bởi các hệ thức nào sau đây? Ⓐ. I0 = U0/ωC và φ = - π/2. Ⓑ. I0 = U0ωC và φ =0. Ⓒ. I0 = U0/ωC và φ = π/2. Ⓓ. I0 = U0ωC và φ=π/2. Câu 17. Chọn phát biểu đúng khi nói về mạch điện xchiều có điện trở R Ⓐ. Dòng điện qua điện trở và điện áp hai đầu điện trở luôn cùng pha. Ⓑ. Pha của dòng điện qua điện trở luôn bằng không. Ⓒ. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áphiệu dụng được biểu diễn theo công thức U=I/R Ⓓ. Nếu hiệu điện thế ở hai đầu điện trở có biểu thức u = U0cos (ωt + φ) (V) thì i = I0cosωt (A) Câu 18. Trong một đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch Ⓐ. Sớm pha π/4 so với dòng điện Ⓑ. Sớm pha π/2 so với dòng điện Ⓒ. Trễ pha π/4 so với dòng điện Ⓓ. Trễ pha π/2 so với dòng điện Câu 19. Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở R. Đặt vào hai đầu R một điện áp có biểu thức u = U0cosωt V thì cường độ dòng điện đi qua mạch có biểu thức i = I0cos(ωt + φ) (A), trong đó I0và ω được xác định bởi các hệ thức tương ứng là: Ⓐ. I0 = U0/R và ω = 0 Ⓑ. I0 = U0/2R và ω = 0 Ⓒ. I0 = U0/R và ω = -π/2 Ⓓ. I0 = U/R và ω = 0 Câu 20. Đặt vào hai đầu đoạn mạch không phân nhánh RLC một điện áp u = U0cosωt (V) thì cường độ dòng điện của đoạn mạch là: i = I0cos(100πt + π/6) đoạn mạch này luôn có: Ⓐ. ZL= ZC Ⓑ. ZL ZC Ⓓ. ZL= R Câu 21. Trong một đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha một góc φ so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch (0 < φ < 2π). Đoạn mạch đó: Ⓐ. chỉ có cuộn cảm Ⓑ. gồm điện trở thuần và tụ điện Ⓒ. gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm Ⓓ. gồm cuộn thuần cảm và tụ điện Câu 22. Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu uR, uL, uC tương ứng là điện áp tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các điện áp này là: Ⓐ. uR trễ pha π/2 so với uC. Ⓑ. uL sớm pha π/2 so với uC. Ⓒ. uC trễ pha π/2 so với uL. Ⓓ. uR sớm pha π/2 so với uL. Câu 23. Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều u = U0cosωt. Kí hiệu UR, UL, UC tương ứng là điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Nếu UR = 1/2UL = UC thì dòng điện qua đoạn mạch: Ⓐ. sớm pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Ⓑ. trễ pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Ⓒ. trễ pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Ⓓ. sớm pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Câu 24. Đoạn mạch điện xoay chiều AB chỉ chứa một trong các phần tử: điện trở thuần, cuộn dây hoặc tụ điện. Khi đặt điện áp u = U0cos(ωt + π/6) lên hai đầu A và B thì dòng điện trong mạchcó biểu thức i = I0cos(ωt - π/3). Đoạn mạch AB chứa: Ⓐ. cuộn dây có điện trở thuần. Ⓑ. điện trở thuần. Ⓒ. cuộn dây thuần cảm (cảm thuần). Ⓓ. tụ điện. Câu 25. Dòng điện xchiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần Ⓐ. luôn lệch pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch Ⓑ. cùng tần số với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0 Ⓒ. cùng tần số và cùng pha với điện áp ở hai đầu đoạn mạch Ⓓ. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch. Câu 26. Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Nếu dung kháng ZC bằng R thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở luôn Ⓐ. nhanh pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Ⓑ. nhanh pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Ⓒ. chậm pha π/2 so với điện áp ở hai đầu tụ điện. Ⓓ. chậm pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Câu 27. Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện C thì cường độ dòng điện tức thời chạy trong mạch là i. Phát biểu nào sau đây là đúng? Ⓐ. Ở cùng thời điểm, điện áp u chậm pha π/2 so với dòng điện i. Ⓑ. Dòng điện i luôn cùng pha với điện áp u. Ⓒ. Dòng điện i luôn ngược pha với điện áp u. Ⓓ. Ở cùng thời điểm, dòng điện i chậm pha π/2 so với điện áp u. Câu 28. Đặt điện áp u = Ucosωt (với U và ω không đổi) vào hai đầu một đoạn mạch RLC không phân nhánh, xác định. Dòng điện chạy trong mạch có: Ⓐ. Giá trị tức thời thay đổi còn chiều không thay đổi theo thời gian Ⓑ. Giá trị tức thời phụ thuộc vào thời gian theo quy luật của hàm số sin hoặc cosin Ⓒ. Cường độ hiệu dụng thay đổi theo thời gian Ⓓ. Chiều thay đổi nhưng giá trị tức thời không thay đổi theo thời gian Câu 29. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoaychiều một pha dựa vào: Ⓐ. khung dây quay trong điện trường. Ⓑ. hiện tượng tự cảm. Ⓒ. khung dây chuyển động trong từ trường. Ⓓ. hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 30. Hiện nay với các máy phát điện công suất lớn người ta thường dùng cách nào sau đây để tạo ra dòng điện xoay chiều một pha? Ⓐ. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động tịnh tiến so với cuộn dây. Ⓑ. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động tịnh tiến so với nam châm. Ⓒ. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động quay trong lòng nam châm. Ⓓ. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động quay trong lòng stato có cuốn các cuộn dây. Câu 31. Phát biểu nào sau đâylà đúng đối với máy phát điện xchiều một pha? Ⓐ. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng. Ⓑ. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng. Ⓒ. Suất điện động cực đại không phụ thuộc vào số cặp cực từ của phần cảm Ⓓ. Dòng điện cảm ứng xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng. Câu 32. Thiết bị nào sau đây có tính thuận nghịch? Ⓐ. Máy phát điện một chiều. Ⓑ. Máy phát điện xoay chiều một pha. Ⓒ. Động cơ không đồng bộ một pha. Ⓓ. Động cơ không đồng bộ ba pha. Câu 33. Đặt một nam cham điện trước một lá sắt. Nối nam cham điện với nguồn điện xoay chiều thì lá sắt sẽ: Ⓐ. Bị nam cham điện đẩy ra Ⓑ. Không bị tac động Ⓒ. Hút đẩy luân phiên liên tục tại chỗ Ⓓ. Bị nam cham điện hút chặt Câu 34. Lực tác dụng làm quay động cơ điện là: Ⓐ. Trọng lực. Ⓑ. Lực điện từ. Ⓒ. Lực đàn hồi. Ⓓ. Lực tĩnh điện. Câu 35. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ: Ⓐ. Quay nam châm hình chữ U với vận tốc ω thì khung dây quay nhanh dần cùng chiều với chiều quay của nam châm với ω0 =ω Ⓑ. Quay nam châm hình chữ U với vận tốc goc ω thì khung dây quay nhanh dần cùng chiều với chiều quay của nam châm với ω0 < ω Ⓒ. Quay khung dây với vận tốc goc ω thì nam châm hình chữ U quay theo với ω0 < ω Ⓓ. Cho dòng điện xoay chiều đi qua khung day thì nam châm hình chữ U quay với vận tốc ω Câu 36. Phát biểu nào sau đây là đúng? Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho: Ⓐ. dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện. Ⓑ. dòng điện xoay chiều một pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha Ⓒ. nam châm vĩnh cửu hình chữ U quay đều quanh trục đối xứng của nó. Ⓓ. dòng điện một chiều chạy qua nam châm điện. Câu 37. Phát biểu nào là đúng? Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có: Ⓐ. phương không đổi. Ⓑ. hướng quay đều. Ⓒ. tần số quay bằng tần số dòng điện. Ⓓ. độ lớn không đổi. Câu 38. Gọi B0 là cảm ứng từ cực đại của một trong ba cuộn dây ở động cơ không đồng bộ ba pha khi có dòng điện vào động cơ. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato có giá trị: Ⓐ. B = 3B0. Ⓑ. B = 0. Ⓒ. B = B0. Ⓓ. B = 1,5B0. Câu 39. Phát biểu nào sau đây là đúng? Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha: Ⓐ. chỉ dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Ⓑ. chỉ dựa trên hiện tượng tự cảm. Ⓒ. dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và lực từ tác dụng lên dòng điện. Ⓓ. dựa trên hiện tượng tự cảm và lực từ tác dụng lên dòng điện. Câu 40. Phát biểu nào sau đây là đúng? Ⓐ. Dòng điện do máy phát điện xoay chiều tạo ra luôn có tần số bằng tần số quay của rô to. Ⓑ. Dòng điện xoay chiều một pha chỉ có thể do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra. Ⓒ. Chỉ có dđiện xoay chiều ba pha mới tạo ra từ trường quay. Ⓓ. Suất điện động của máy phát điện xoay chiều tỉ lệ với số vòng quay trong một giõy của rô to. Câu 41. Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào: Ⓐ. Việc sử dụng trường quay Ⓑ. Hiện tượng tự cảm. Ⓒ. Tác dụng của lực từ. Ⓓ. Hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 42. Vai trò của máy biến áp trong việc truyền tải điện năng: Ⓐ. Giảm điện trở của dây dẫn trên đường truyền tải để giảm hao phi trên đường truyền tải. Ⓑ. Giảm sự thất thóat năng lượng dưới dạng bức xạ sóng điện từ. Ⓒ. Tăng điện áp truyền tải để giảm hao phi tren đường truyền tải. Ⓓ. Giảm điện áp truyền tải để giảm hao phi tren đường truyền tải. Câu 43. Gọi N1 và N2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến áp. Chọn câu đung trong máy tăng áp thì: Ⓐ. N1=N2 Ⓑ. N1< N2. Ⓒ. N1 > N2. Ⓓ. N1có thể lớn hơn hay nhỏ hơn N2. Câu 44. Gọi N1 và N2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến áp. Trường hợp nào ta không thể có: Ⓐ. N1 < N2 Ⓑ. N1 có thể lớn hơn hay nhỏ hơn N2 Ⓒ. N1 = N2 Ⓓ. N1 > N2 Câu 45. Máy biến áp là một thiết bị có thể: Ⓐ. Biến đổi công suất của một dòng điện không đổi. Ⓑ. Biến đổi điện áp của một dòng điện xoay chiều. Ⓒ. Biến đổi điện áp của một dòng điện không đổi. Ⓓ. Biến đổi điện áp của một dòng điện xoay chiều hay của dòng điện không đổi. Câu 46. Máy biến áp dung để: Ⓐ. Giữ cho điện áp luôn ổn định, không đổi. Ⓑ. Giữ cho cường độ dòng điện luôn ổn định, không đổi. Ⓒ. Làm tăng hay giảm điện áp của dòng điện xoay chiều. Ⓓ. Làm tăng hay giảm cường độ dòng điện. Câu 47. Chọn câu sai: Khi truyền tải một công suất điện P từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, để giảm hao phi đường dây do toả nhiệt ta có thể: Ⓐ. Giảm chiều dài dây truyền tải. Ⓑ. Tăng điện áp trước khi truyền tải. Ⓒ. Giảm điện áp trước khi truyền tải. Ⓓ. Tăng tiết diện day truyền tải. Câu 48. Trong việc truyền tải điện năng, để giảm công suất tiêu hao tren đường dây k2 lần thì phải: Ⓐ. Giảm điện áp k lần. Ⓑ. Tăng tiết diện của day dẫn và điện áp k lần. Ⓒ. Tăng điện áp k2 lần. Ⓓ. Giảm điện áp k2 lần. Câu 49. Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng? Ⓐ. Máy biến áp có thể giảm điện áp. Ⓑ. Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều. Ⓒ. Máy biến áp có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện. Ⓓ. Máy biến áp có thể tăng điện áp Câu 50. Hiện nay người ta thường dùng cách nào sau đây để làm giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải đi xa? Ⓐ. Xây dựng nhà máy điện gần nơi tiêu thụ. Ⓑ. Tăng tiết diện dây dẫn truyền tải. Ⓒ. Tăng hiệu điện thế trước khi truyền tải điện năng đi xa Ⓓ. Dùng dây dẫn bằng vật liệu siêu dẫn. Câu 51. Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến áp là: Ⓐ. để máy biến áp ở nơi khô thoáng. Ⓑ. lõi của máy biến áp được cấu tạo bởi các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau. Ⓒ. Tăng độ cách điện trong máy biến áp. Ⓓ. lõi của máy biến áp được cấu tạo bằng một khối thép đặc. Câu 52. Biện pháp nào sau đây không làm tăng hiệu suất của máy biến áp? Ⓐ. Dùng lõi sắt có điện trở suất nhỏ. Ⓑ. Dùng lõi sắt gồm nhiều lá thép mỏng ghép cách điện nhau. Ⓒ. Dùng dây có điện trở suất nhỏ làm dây quấn biến áp. Ⓓ. Đặt các lá sắt song song với mặt phẳng chứa các đường sức. Câu 53. Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là: Ⓐ. tăng điện áp trước khi truyền tải. Ⓑ. giảm tiết diện dây. Ⓒ. giảm công suất truyền tải. Ⓓ. tăng chiều dài đường dây. Câu 54. Một máy biến áp có hiệu suất xấp xỉ bằng 100%, có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến áp này: Ⓐ. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần. Ⓑ. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần. Ⓒ. là máy hạ áp. Ⓓ. là máy tăng áp. Câu 55. Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto: Ⓐ. luôn bằng tốc độ quay của từ trường. Ⓑ. lớn hơn tốc độ quay của từ trường. Ⓒ. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường. Ⓓ. có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc tải sử dụng. Câu 56. Chọn phát biểu đúng trong trường hợp ω2LC > 1 của mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp? Ⓐ. Cường độ dòng điện chậm pha hơn điện áphai đầu đoạn mạch. Ⓑ. Điện áphai đầu điện trở thuần R đạt cực đại. Ⓒ. Trong mạch có cộng hưởng điện. Ⓓ. Hệ số công suất cosφ >1 Câu 57. Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất? Ⓐ. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L. Ⓑ. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C. Ⓒ. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2. Ⓓ. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C. Câu 58. Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất? Ⓐ. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L. Ⓑ. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2. Ⓒ. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C. Ⓓ. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C Câu 59. Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch: Ⓐ. tăng. Ⓑ. không thay đổi. Ⓒ. giảm. Ⓓ. bằng 1. Câu 60. Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính dung kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch: Ⓐ. giảm. Ⓑ. tăng. Ⓒ. bằng 0. Ⓓ. không thay đổi. Câu 61. Công suất toả nhiệt trung bình của dòng điện xoay chiều được tính theo công thức nào sau đây? Ⓐ. P = u.i.sinφ. Ⓑ. P =U.I.sinφ Ⓒ. P = U.I.cosφ. Ⓓ. P = u.i.cosφ. Câu 62. Chọn đáp án sai: Hiện tượng cộng hưởng trong mạch điện xoay chiều không phânh nhánh RLC xảy ra khi: Ⓐ. C = L/ω2 Ⓑ. Công suất P = UI Ⓒ. UL = UC Ⓓ. cosφ = 1 Câu 63. Khi có cộng hưởng điện trong đoạn mạch RLC không phân nhánh, kết luận nào sau đây sai? Ⓐ. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Ⓑ. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch không phụ thuộc vào điện trở R của đoạn mạch. Ⓒ. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị bằng nhau. Ⓓ. Cường độ hiệu dụng trong đoạn mạch có giá trị cực đại. Câu 64. Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0 sin ωt (V). Điều kiện để có cộng hưởng điện trong mạch là: Ⓐ. LCω2 = 1 Ⓑ. LCω2 = R Ⓒ. LC = ω2 Ⓓ. LC = Rω2 Câu 65. Chọn câu trả lời sai. Trong mạch điện x chiều không phân nhánh RLC. Khi hiện tượng cộng hưởng xảy ra thì: Ⓐ. UL=UC=0 Ⓑ. Công suất tiêu thụ trong mạch lớn nhất. Ⓒ. ZL=ZC Ⓓ. U= UR Câu 66. Tác dụng của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều là: Ⓐ. gây cảm kháng nhỏ nếu tần số dòng điện lớn. Ⓑ. gây cảm kháng lớn nếu tần sốdòng điện lớn. Ⓒ. ngăn cản hoàn toàn dòng điện xoay chiều. Ⓓ. chỉ cho phép dòng điện đi qua theo một chiều. Câu 67. Dung kháng của một mạch RLC mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch ta phải: Ⓐ. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây. Ⓑ. giảm tần số dòng điện xoay chiều. Ⓒ. giảm điện trở của mạch. Ⓓ. tăng điện dung của tụ điện. Câu 68. Khẳng định nào sau đây là đúng? Khi điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp sớm pha π/4 đối với dòng điện trong mạch thì: Ⓐ. tổng trở của mạch bằng hai lần thành phần điện trở thuần R của mạch. Ⓑ. hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch. Ⓒ. điện áp giữa hai đầu điện trở sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu tụ điện Ⓓ. tần số của dòng điện trong mạch nhỏ hơn giá trị cần xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Câu 69. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong mạch điện xoay chiều khôngphân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn ω2LC = 1 thì: Ⓐ. điện áp
Tài liệu đính kèm: