Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử thế giới - Nguyễn Huy Phương

docx 39 trang Người đăng dothuong Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử thế giới - Nguyễn Huy Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử thế giới - Nguyễn Huy Phương
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1945 – 2000
BÀI 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949)
Câu 1. Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, thắng lợi thuộc về lực lượng nào?
A. phe Đồng minh. 	B. các lực lượng dân chủ tiến bộ
C. Mĩ và Liên Xô. 	D. Anh và Pháp
Câu 2. Hội nghị cấp cao ở Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài trong bao lâu?
A. 8 ngày. 	B. 9 ngày. 	C. 10 ngày. 	D. 11 ngày
Câu 3. Đại diện cho Liên Xô tham dự Hội nghị cấp cao ở Ianta là ai?
A. Thủ tướng Stalin. 	B. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Stalin.
C. Tổng thống Stalin. 	D. Chủ tịch Ủy ban Quân đội Stalin.
Câu 4. Nước nào sau đây không có mặt ở Hội nghị cấp cao ở Ianta?
A. Anh. 	B. Mĩ. 	C. Pháp. 	D. Liên Xô
Câu 5. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Á, Hội nghị Ianta đã có quyết định gì?
A. phân công Pháp và Anh phản công tiến đánh Nhật Bản.
B. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật trước khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
B. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật khi chiến tranh đang diễn ra ở châu Âu.
D. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
Câu 6. Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, phạm vi nào không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô?
A. Đông Đức. 	B. Đông Âu. 	C. Đông Bec-Lin 	D. Tây Đức
Câu 7. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta thì hai nước nào sẽ trở thành quốc gia trung lập?
A. Pháp và Phần Lan. 	B. Áo và Phần Lan
C. Áo và Hà Lan. 	D. Phần Lan và Thổ Nhĩ Kì
Câu 8. Theo những quyết định của Hội nghị Ianta về phân chia khu vực chiếm đóng, Mĩ không có quyền lợi ở đâu?
A. Italia. 	B. Nhật Bản. 	C. Trung Quốc 	D. Bắc Triều Tiên
Câu 9. Hội nghị Postđam diễn ra vào thời gian nào?
A. 17/7/1945. 	B. 18/7/1945. 	C. 19/7/1945. 	D. 21/7/1945
Câu 10. Tham dự Hội nghị Postđam gồm bao nhiêu nước?
A. 3. 	B. 4. 	C. 5. 	D. 6
Câu 11. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm mục đích gì?
A. An ninh, đối ngoại của các nước thắng trận
B. Duy trì hòa binh, an ninh ở cấp độ khu vực
C. Được thành lập từ ngày 24/10/1945
D. Quyền lực, mang tính quốc tế sâu sắc
Câu 12. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở đâu?
A. Paris. 	B. London. 	C. New York. 	D. Đức
Câu 13. Bản Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực vào thời gian nào?
A. 24/10/1945. 	B. 25/10/1945. 	C. 26/10/1945. 	D. 27/10/1945
Câu 14. Để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc, Hội nghị tại Xan Phranxixcô đã diễn ra với sự tham gia của bao nhiêu quốc gia?
A. 45 nước. 	B. 50 nước. 	C. 55 nước. 	D. 60 nước
Câu 15. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là gì?
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. Chung sống hòa bình và có sự nhất trí giữa 5 cường quốc lớn.
D. Tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 16. Câu nào sau đây sai khi nói về Đại hội đồng Liên hợp quốc?
A. Là cơ quan lớn nhất, đứng đầu Liên hợp Quốc, giám sát các hoạt động của Hội đồng bảo an.
B. Họp mỗi năm một kì để thảo luận các công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định.
C. Đối với những vấn đề quan trọng, Hội nghị quyết định theo nguyên tắc đa số hai phần ba hoặc quá bán.
D. Hội nghị dành cho tất cả các nước thành viên.
Câu 17. Đâu là nhận xét không chính xác khi nói về Hội đồng bảo an Liên hợp quốc?
A. Là cơ quan chính trị, quan trọng nhất, hoạt động thường xuyên.
B. Chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C. Chịu sự giám sát và chi phối của Đại hội đồng.
D. Có 5 Ủy viên thường trực.
Câu 18. Một Nhiệm kì của Ban thư kí Liên hợp quốc có thời gian bao lâu?
A. 3 năm. 	B. 2 năm. 	C. 1 năm. 	D. 5 năm.
Câu 19. Cơ quan nào có thẩm quyền bầu nên Ban thư kí Liên hợp quốc?
A. Hội đồng bảo an. 	B. Đại hội đồng. 	C. Tổng thư kí. 	D. Ban quản thác.
Câu 20. Việt Nam gia nhập Liên hợp vào thời gian nào?
A. 21/9/1976. 	B. 20/9/1977. 	. 21/9/1977. 	D. 20/9/1976
Câu 21. Khi gia nhập Liên hợp quốc, Việt Nam là thành viên thứ mấy?
A. 149. 	B. 150. 	C. 151. 	D. 152
Câu 22. Việt Nam đã là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vào năm nào?
A. 2006. 	B. 2007. 	C. 2008. 	D. 2009
Câu 23. Việt Nam làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an trong nhiệm kì mấy năm?
A. 1 năm. 	B. 2 năm. 	C. 3 năm. 	D. 4 năm
Câu 24. Đâu là tên viết tắt của tổ chức Liên hợp quốc?
A. UNP. 	B. UN. 	C. FAO. 	D. WHO
Câu 25. Năm 1991, Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?
A. 168. 	B. 191. 	C. 172. 	D. 194
Câu 26. Đến ngày 31/5/2000, Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?
A. 188. 	B. 191. 	C. 168. 	D. 172
Câu 27. ECOSOC là tên gọi của tổ chức nào?
A. Hội đồng hàng không. 	B. Hội đồng kinh tế và xã hội.
C. Hội đồng lương thực nông nghiệp. 	D. Ban thư kí Liên hợp quốc.
Câu 28. Trật tự hai cực Ianta đã chi phối đến lĩnh vực nào của thế giới?
A. kinh tế. 	B. quân sự. 	C. tư tưởng 	D. Tất cả ý trên.
Câu 29. Liên hợp quốc có mấy cơ quan chủ yếu?
A. 4. 	B. 5. 	C. 6.	D. 7
Câu 30. Hạn chế lớn nhất của tổ chức Liên hợp quốc hiện nay là gì?
A. Quan liêu, tham nhũng ngày càng gia tăng.
B. Hệ thống nội bộ chia rẽ.
C. Chưa giải quyết tốt các vấn đề dịch bệnh, thiên tai, viện trợ kinh tế đối với các nước thành viên nghèo khó.
D. chưa có những quyết định phù hợp đối với những sự việc ở Trung Đông, châu Âu, Irắc.
Câu 31. Hội nghị Ianta đã có những quyết định nào đối với Trung Hoa Dân quốc?
A. Quy định Trung Quốc cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.
B. Cải tổ chính phủ với sự tham gia của Đảng cộng sản và các đảng phái dân chủ.
C. Trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.
D. Tất cả ý trên.
Câu 32. Vấn đề nước Đức được hội nghị Postđam được quy định như thế nào?
A. Phân chia khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh giữa các nước lớn.
B. Thống nhất mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức.
C. Khẳng định nước Đức trở thành một quốc gia hòa bình và thống nhất.
D. Tất cả ý trên.
Câu 33. Nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 9/1949. B. Tháng 9/1948. C. Tháng 8/1948. D. Tháng 10/1949.
Câu 34. Đặc trưng lớn của trật tự thế giới mới được hình thành sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là gì?
A. Thế giới chia làm 2 phe XHCN và TBCN do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe.
B. Mĩ và Liên Xô ra sức chạy đua vũ trang.
C. Thế giới chìm trong “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động.
D. Loài người đứng trước thảm hoạ “đung đưa trên miệng hố chiến tranh”.
Câu 35. Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là gì?
A. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
B. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước.
C. Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.
D. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo.
Câu 36. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc gặp gỡ giữa nguyên thủ 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh với những bất đồng sâu sắc là gì?
A. Vấn đề tương lai nước Nhật. B. Vấn đề tương lai của Triều Tiên.
C. Vấn đề tương lai nước Đức. D. Vấn đề tương lai của châu Âu.
Câu 37. 5 nước uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an là những nước nào?
A. Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản.
B. Liên Xô (Liên bang Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Nhật Bản.
C. Liên Xô (Liên bang Nga), Đức, Mĩ, Anh, Trung Quốc.
D. Liên Xô (Liên bang Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp.
Câu 38. Hội nghị Ianta đã được triệu tập nhằm để giải quyết những nội dung chính nào?
A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới.
C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
D. Bàn biện pháp kết thúc sớm Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 39. Trong các quyết định của Hội nghị Ianta, quyết định đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là gì?
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. Liên Xô tham gia chống Nhật ở Châu Á.
C. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới.
D. Thoả thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 40. Theo thỏa thuận của cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của lực lượng nào?
A. Các nước Đông Âu. 	B. Các nước Tây Âu.
C. Mĩ, Anh và Liên Xô. 	D. Đức, Pháp và Nhật Bản.
BÀI 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991)
LIÊN BANG NGA (1991-2000)
Câu 1. Thuận lợi chủ yếu để Liên Xô xây dựng lại đất nước Sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.
B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
C. Tính ưu việt của xã hội Xã hội chủ nghĩa và tinh thần vượt khó của nhân dân sau ngày chiến thắng.
D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
Câu 2. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã chứng tỏ điều gì?
A. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của KH-KT, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
B. Chứng tỏ Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự so với Mĩ và các nước đồng minh.
C. Chứng tỏ khoa học - kĩ thuật quân sự và chinh phục vũ trụ của Liên Xô đã đạt tới đỉnh cao.
D. Đánh dấu sự phát triển vượt bật của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân nguyên tử.
Câu 3. Số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất đối với Liên Xô trong quá trình xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX)? 
A. Đến năm 1970, sản xuất được 115,9 triệu tấn thép.
B. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.
C. Từ năm 1951 đến năm 1975, mức tăng trưởng hàng năm đạt 9,6%.
D. Đến nửa đầu những năm 70, sản lượng công nghiệp chiếm khoảng 20% của toàn thế giới.
Câu 4. Từ năm 1951 đến năm 1975, Liên Xô đi đầu thế giới trong các ngành công nghiệp nào?
A. Hoá chất và dầu mỏ. 	B. Vũ trụ và điện nguyên tử.
C. Cơ khí và gang thép. 	D. Luyện kim và cơ khí.
Câu 5. Ngành kinh tế nào được Liên Xô chú trọng để đưa đất nước phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Công nghiệp nhẹ. 	B. Công nghiệp truyền thống.
C. Công - nông - thương nghiệp. 	D. Công nghiệp nặng.
Câu 6. Mục đích chính của sự ra đời tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va (14/5/1955) là gì?
A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
B. Để tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Để đối phó với việc thành lập khối quân sự NATO của Mĩ.
D. Để duy trì hoà bình và an ninh ở châu Âu, củng cố sức mạnh của các nước XHCN.
Câu 7. Tính chất của Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va là gì?
A. Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở Châu Âu.
B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu.
C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở Châu Âu.
D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu.
Câu 8. Hạn chế trong quá trình hoạt động của khối SEV là gì?
A.Thực hiện quan hệ hợp tác với các nước tư bản chủ nghĩa.
B. "Khép kín" không hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
C. Sự phối hợp giữa các nước thành viên không chặt chẽ.
D. Ít giúp nhau ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất.
Câu 9. Nguyên nhân chính làm cho Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) bị giải thể năm 1991 là gì?
A. Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
B. Sự lạc hậu về phương thức sản xuất.
C. Hoạt động "khép kín".
D. Không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu.
Câu 10. Trong đường lối xây dựng CNXH ở Liên xô, các nhà lãnh đạo đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng đó là gì?
A. Không xây dựng nhà nước công nông vững mạnh.
B. Chủ quan duy ý chí, thiếu công bằng dân chủ, vi phạm pháp chế XHCN.
C. Không chú trọng văn hoá, giáo dục, y tế.
D. Ra sức chạy đua vũ trang, không tập trung vào phát triển kinh tế.
Câu 11. Mốc lịch sử nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của Liên bang Xô viết?
A. Ngày 29/8/1991, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
B. Ngày 6/9/1991, Quốc hội bãi bỏ hiệp ước Liên bang năm 1922.
C. Ngày 21/12/1991, các nước cộng hoà tuyên bố độc lập.
D. Ngày 25/12/1991, lá cờ đỏ búa liểm trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.
Câu 12. Năm 1985, Goóc-ba-chốp đưa ra đường lối tiến hành công cuộc cải tổ đất nước là vì:
A. Đất nước lâm vào tình trạng "trì trệ" khủng hoảng.
B. Đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ.
C. Cải tổ để áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật đang phát triển của thế giới.
D. Cải tổ để cải thiện quan hệ với Mĩ.
Câu 13. Đứng trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên toàn thế giới năm 1973, Liên Xô đã:
A. Tiến hành cải cách kinh tế, văn hoá, xã hội cho phù hợp.
B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
C. Chậm đề ra đường lối cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội.
D. Có sửa chữa nhưng chưa triệt để.
Câu 14. Liên bang cộng hoà XHCN Xô viết tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. 1917 - 1991. 	B. 1918 - 1991. 	C. 1920 - 1991. 	D. 1922 - 1991.
Câu 15. Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là 
A. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, khoa học.
C. Sự sụp đổ của một đường lối sai lầm.
D. Sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội.
Câu 16. Bản Hiến pháp của Liên bang Nga được ban hành vào thời gian nào?
A. Tháng 12/1991. 	B. Tháng 12/1992
C. Tháng 12/1993. 	D. Tháng 12/2000.
Câu 17. Nền kinh tế Liên Xô dần dần bộc lộ những dấu hiệu suy thoái từ thời gian nào?
A. Cuối những năm 70 - đầu những năm 80. 	B. Cuối những năm 60 - đầu những năm 70.
C. Cuối những năm 80. 	D. Giữa những năm 70.
Câu 18. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?
A. Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực. 	B. Phát động cuộc "Chiến tranh lạnh".
C. Tiến hành bao vây kinh tế. 	D. Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô.
Câu 19. Ý nghĩa của những thành tựu trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1945 - 1975) là gì? Chọn đáp án đúng nhất.
A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng.
B. Xây dựng, phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân.
C. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
D. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
Câu 20. Về mặt diện tích, Liêng bang Nga đứng thứ mấy trên thế giới?
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4
Câu 21. Nhân dân Liên Xô tiến hành kế hoạch năm năm từ năm
A. 1946. 	B. 1947. 	C. 1949. 	D. 1950
Câu 22. Kế hoạch năm năm khôi phục kinh tế hoàn thành sớm hơn dự kiến trong
A. 3 năm 4 tháng. 	B. 4 năm 3 tháng. 	C. 4 năm 5 tháng. 	D. 5 năm 4 tháng
Câu 23. Dân số có trình độ học vấn bậc đại học và trung học ở Liên Xô chiếm
A. 1/2 	B. 3/2. 	C. 3/4 	D. 4/3
Câu 24. Liên Xô chế tạo thành công tên lửa hạt nhân vào năm
A. 1946. 	B. 1952. 	C. 1969. 	D. 1972
Câu 25. Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm (1946-1950), trong giai đoạn đó tổng sản lượng công nghiệp tăng bao nhiêu so với trước chiến tranh?
A. 112 lần. 	B. 321 lần. 	C. 73%. 	D. 20%.
Câu 26. Nội dung chính của công cuộc ''cải tổ'' của Liên Xô do Gooc-ba-chốp tiến hành là gì?
A. Cải tổ xã hội.
B. Cải tổ hệ thống chính trị.
C. Cải tổ kinh tế và xã hội.
D. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế.
Câu 27. Điểm chung trong các kế hoạch dài hạn mà nhân dân Liên Xô xây dựng thời kì này là gì?
A. Đều hoàn thành với nhiều thành tựu to lớn.
B. Đều tiến hành trong 6 năm.
C. Đều không hoàn thành.
D. Đều bị chậm tiến độ.
Câu 28. Hậu quả nghiêm trọng nhất mà công cuộc cải cách ở Liên Xô đã mang lại là:
A. Nhiều cuộc bãi công bùng nổ khắp ở đất nước.
B. Mâu thuẫn sắc tộc gay gắt, nhiều nước cộng hòa đòi li khai.
C. Kinh tế tiếp tục trượt dài trong khủng hoảng.
D. Đất nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, rối loạn và sụp đổ.
Câu 30. Con số nào sau đây phản ánh tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm của các nước thành viên SEV từ năm 1951 - 1973?
A. 5%. 	B. 10%. 	C. 15%. 	D. 20%.
Câu 31. Nội dung nào dưới đây không phải nội dung cải tổ về chính trị - xã hội ở Liên Xô?
A. Thực hiện đa nguyên, đa đảng về chính trị.
B. Thiết lập quyền lực của Tổng thống.
C. Thực hiện phân phối theo lao động.
D. Tuyên bố dân chủ công khai về mọi mặt.
Câu 32. Từ sau 1945, hệ thống XHCN thế giới được hình thành, lớn mạnh, hợp tác chặt chẽ với nhau. Vậy, cơ sở hợp tác lẫn nhau cơ bản nhất là gì?
A. Cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH, chung hệ tư tưởng Mác-Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
B. Cùng chung mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ.
C. Cùng muốn củng cố thêm tiềm lực quốc phòng, góp phần duy trì hòa bình và an ninh nhân loại.
D. Sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Câu 33. Nội dung nào dưới đây không được ghi trong mục tiêu thành lập khối VACSAVA?
A. Xây dựng liên minh phòng thủ về quân sự - chính trị của các nước XHCN ở Châu Âu.
B. Tăng cường chạy đua vũ trang để gây xung đột, chiến tranh thế giới.
C. Chống lại sự hiếu chiến của Mĩ và khối NATO.
D. Duy trì hòa bình và an ninh châu Âu, củng cố tình hữu nghị, sự hợp tác và tăng cường sức mạnh của các nước XHCN.
Câu 34. Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng công trình gì?
A. Nhà máy thủy điện Hoà Bình. B. Cầu Long Biên.
C. Nhà máy thủy điện Yaly. D. Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim.
Câu 35. Điểm khác nhau giữa Liên Xô với các nước đế quốc, trong thời kì từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là:
A. Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp
B. Đẩy mạnh cải cách dân chủ sau chiến tranh
C. Chế tạo nhiều loại vũ khí và trang bị kĩ thuật quân sự hiện đại
D. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
Câu 36. Khó khăn lớn nhất của nước Nga hiện nay là gì?
A. Tình trạng thiếu nước sạch và lương thực
B. Nạn vô gia cư, xung đột sắc tộc
C. Mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền
D. Nhiều phong trào li khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo.
Câu 37. Tình hình Liên bang Nga trở nên khó khăn, chìm đắm trong xung đột dưới thời của
A. Goocbachốp. 	B. Stalin. 	C. Enxin. 	D. V. Putin
Câu 38. Giai đoạn 1992 - 1993, Nga theo đuổi chính sách đối ngoại với
A. Các nước Đại Tây Dương. 	B. Các cường quốc phương Tây
C. Các nước châu Á. 	D. Các nước Đông Nam Á
Câu 39. Tổ chức hiệp ước phòng thủ chung Vacsava của Liên Xô và các nước Đông Âu ra đời và đối trọng sâu sắc với
A. SENTO. 	B. ZENTO. 	C. NATO. 	D. SEV
Câu 40. Một trong những đóng góp quan trọng của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 là đề ra
A. Tuyên ngôn thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (1947)
B. Tuyên ngôn cấm thử vũ khí hạt nhân (1955)
C. Tuyên ngôn về thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc (1963)
D. Chế độ bảo đảm an ninh của các quốc gia và vì hòa bình, tiến bộ, dân chủ của tất cả các nước.
BÀI 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
Câu 1. Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân TrungQuốc là:
A. Khôi phục lại nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó chú trọng ngành công nghiệp nặng.
C. Xây dựng nền công nghiệp hiện đại, áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật tiên tiến.
D. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục.
Câu 2. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian:
A. Ngày 2/7/1976. 	B. Ngày 20/12/1975
C. Ngày 18/1/1950 	D. Ngày 7/5/1954
Câu 3. Mốc đánh dấu bước đột phá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc là:
A. Ngày 23/4/1949, giải phóng Nam Kinh.
B. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập.
C. Ngày 14/2/1950, kí "Hiệp ước hữu nghị đồng minh và tương trợ Xô- Trung".
D. Tháng 12/1978, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Câu 4. Trong những năm 1949-1959, Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại:
A. Thân thiện với Mĩ và các nước phương Tây.
B. Trung lập để phát triển đất nước.
C. Ngoại giao tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng để phát triển.
D. Vừa đối đầu với Liên Xô

Tài liệu đính kèm:

  • docxCau_hoi_trac_nghiem_Lich_su_the_gioi_giai_doan_1945_2000.docx