Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 (Bài 4 đến 11) - Năm học 2016-2017

docx 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 (Bài 4 đến 11) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 (Bài 4 đến 11) - Năm học 2016-2017
BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN GDCD 10
NĂM HỌC: 2016 – 2017
BÀI 4:
NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng những.
A. xung đột.
B. mâu thuẫn.
C. đối kháng.
D. Đối đầu.
Câu 2. Trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn có.
A. hai mặt đối lập.
B. nhiều mặt đối lập.
C. một mặt đối lập.
D. một mâu thuẫn.
Câu 3: Theo Triết học Mác –Lê-nin, mâu thuẫn là
A. sự bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
B. trạng thái xung đột, chống đối nhau giữa các mặt đối lập.
C. sự ràng buộc và quy định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
D. sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 4. Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những đặc điểmcó khuynh hướng biến đổi
A. khác nhau.
B. không đồng đều.
C. trái ngược nhau.
D. triệt tiêu nhau.
Câu 5. Theo triết học Mác – Lê-nin,..là một chỉnh thể vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
	A. mặt đối lập.
	B. mâu thuẫn.
	C. vận động.
	D. sự phát triển.
Câu 6. ..là những mặt, những thuộc tính, những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
	A. mâu thuẫn.
	B. đấu tranh.
	C. mặt đối lập.
	D. thống nhất.
Câu 7. Khi nói đến mặt đối lập của mâu thuẫn là nói đến những mặt đối lập ràng buộc nhau.mỗi sự vật và hiện tượng cụ thể.
	A. bên ngoài.
	B. bên cạnh.
	C. bên trong.
	D. giữa.
Câu 8. Trong mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là.giữa các mặt đối lập.
	A. sự đấu tranh.
	B. sự tác động.
	C. sự ràng buộc.
	D. sự thống nhất.
Câu 9. ..là sự tác động qua lại theo khuynh hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
	A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
	B. sự xung đột giữa các mặt đối lập.
	C. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
	D. sự tương tác giữa các mặt đối lập.
Câu 10. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là..vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
	A. nguồn gốc.
	B. khuynh hướng.
	C. động cơ.
	D. cách thức.
Câu 11. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng.giữa các mặt đối lập.
	A. sự điều hòa.
	B. sự thống nhất.
	C. sự thủ tiêu.
	D. sự đấu tranh.
Câu 12. Mâu thuẫn là.và giải quyết mâu thuẫn cũng là một quá trình.
	A. một quá trình.
	B. một giai đoạn.
	C. sự tương tác.
	D. một chỉnh thể.
Câu 13. Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng.
A. liên hệ gắn bó, ràng buộc nhau.
B. cùng tồn tại trong một sự vật.
C. hợp lại thành một khối.
D. liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Câu 14. Trong mỗi sự vật hiện tượng luôn luôn có.
A. hai mặt đối lập cơ bản.
B. nhiều mặt đối lập cơ bản.
C. một mặt đối lập cơ bản.
D. những mặt đối lập cơ bản.
Câu 15. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách.
điều hòa các mặt đối lập.
kết hợp các mặt đối lập.
đấu tranh giữa các mặt đối lập.
thống nhất giữa các mặt đối lập.
Câu 16. Khi nói đến mặt đối lập của mâu thuẫn là nói đến những mặt đối lập đang cùng tồn tại trong
A. hai sự vật, hiện tượng khác nhau.
B. hai sự vật, hiện tượng giống nhau.
C. một sự vật, hiện tượng cụ thể.
D. những sự vật, hiện tượng khác nhau.
Câu 17. Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi
A. liên hệ gắn bó, ràng buộc nhau.
B. cùng tồn tại trong một sự vật.
C. hợp lại thành một khối.
D. liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Câu 18. Trong mỗi sự vật,hiện tượng luôn luôn có
A. một mặt đối lập cơ bản.
B. nhiều mặt đối lập cơ bản.
C. hai mặt đối lập cơ bản.
D. những mặt đối lập cơ bản.
Câu 19. Các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng
A. tương tác với nhau. 
B. bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau.
C. xung đột với nhau.
D. đối đầu với nhau.
Câu 20. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là .vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
A. Nguồn gốc.
B. Khuynh hướng.
C. Động cơ.
D. Cách thức.
Câu 21. Mẫu thuẫn là.và giải quyết mâu thuẫn cũng là một cách quá trình.
Một quá trình.
Một giai đoạn.
Sự tương tác.
Một chỉnh thể.
Câu 22. Những sự vật, hiện tượng nào sau đây được coi là hai mặt đối lập của mâu thuẫn?
dài và ngắn.
đồng hóa và dị hóa.
cao và thấp.
tròn và vuông.
Câu 23. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào được coi là đấu tranh giữa hai mặt đối lập?
xung đột tôn giáo.
đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ.
hai người cãi nhau.
Đấu tranh chống HIV/AIDS.
Câu 24. Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là..giữa các mặt đối lập.
sự đấu tranh.
Sự tác động.
Sự ràng buộc.
Sự thống nhất.
Câu 25. Luận điểm “sự phát triển là một cuộc”đấu tranh” giữa các mặt đối lập” của V.I.Lê-nin muốn nói đến nội dung nào sau đây?
hình thức của sự phát triển.
nội dung của sự phát triển.
điều kiện của sự phát triển.
nguyên nhân của sự phát triển.
Câu 26. Biện pháp thường xuyên để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống tập thể là phải tiến hành.., tránh thái độ xuê xoa, “dĩ hòa vi quý”, không dám đấu tranh chống lại những cái lạc hậu, tiêu cực.
A. xóa bỏ các mâu thuẫn.
B. phê bình và tự phê bình.
C. giải quyết các mâu thuẫn.
D. thủ tiêu các mâu thuẫn.
Câu 27. Cả lớp 10D ai cũng phấn đấu chăm chỉ học tập, thực hiện đúng nội quy của Nhà trường. Tuy nhiên, có hai bạn trong lớp thường xuyên đi muộn, bỏ tiết, mất trật tự trong giờ học nên lớp bị trừ điểm thi đua rất nhiều. Trong trường hợp nào sau đây là xử lí 2 bạn phù hợp, để đưa phong trào lớp đi lên:
Buổi sinh hoạt lớp, cả lớp không ai dám nhắc nhở hai bạn.
Lớp có thể báo cáo và nhờ giáo viên chủ nhiệm.
Thông qua buổi sinh hoạt lớp để trực tiếp và thẳng thắn phê bình, báo cáo giáo viên chủ có biện pháp trách phạt và động viên.
Cả a,b đều đúng.
Câu 28. Nếu một người bạn hiểu lầm và nói không tốt về mình, anh (chị) sẽ giải quyết bằng cách
A. im lặng không nói ra.
B. tránh không gặp mặt bạn ấy.
C. nhẹ nhàng trao đổi thẳng thắn với bạn.
D. tìm bạn ấy để cãi nhau một trận cho bõ tức.
Câu 29. Trong cuộc sống khi bắt gặp những hành vi sai trái, anh (chị) thường chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. dĩ hòa vi quý.
B. một điều nhịn chín điều lành.
C. kiên quyết bảo vệ cái đúng.
D. tránh voi chẳng xấu mặt nào.
..........
Bài 11:
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM.
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Ở nước ta, chính sách dân số và giải quyết việc làm được xem là:
Chính sách xã hội cơ bản.
Đường lối kinh tế trọng điểm.
Chủ trương xã hội quan trọng.
Giải pháp kinh tế căn bản.
Câu 2. Số người sống trong mộ quốc gia, khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc mộ đơn vị hành chính tại một thời điểm nhất định được gọi là:
Phân bố dân số.
Quy mô dân số.
Thành phần dân số.
Sức ép dân số.
Câu 3. Tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác được gọi là:
Chất lượng dân số.
Trình độ dân số.
Cơ cấu dân số.
Thành phần dân số.
Câu 4. Ngày dân số thế giới là ngày:
5/6.
11/7.
01/12.
31/05.
Câu 5. Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì dân số của Việt Nam là khoảng:
A. 80 triệu người.
B. 85 triệu người.
C. 90 triệu người.
D. 95 triệu người.
Câu 6. Thách thức lớn nhất của chính sách việc làm ở nước ta hiện nay là tình trạng:
Thiếu ngành nghề kỹ thuật cao.
Thiếu nhân công.
Thiếu việc làm.
Thiếu sự đa dạng các ngành nghề.
Câu 7. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến phân bố dân cư?
Điều kiện tự nhiên.
Kinh tế - xã hội.
Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Tất cả A,B,C.
Câu 8. Mục tiêu của chương trình kế hoạch hóa gia đình ở nước ta hiện nay được thể hiện qua những nội dung nào?
Không sinh con trước tuổi 20, khoảng cách giữa các lần sinh là 1 – 2 năm và không sinh con thứ 3.
Không sinh con trước tuổi 18, khoảng cách giữa các lần sinh là 3 – 5 năm và không sinh con thứ 3.
Không sinh con trước tuổi 22, khoảng cách giữa các lần sinh là 2 – 4 năm và không sinh con thứ 3.
Không sinh con trước tuổi 22, khoảng cách giữa các lần sinh là 3 – 5 năm và không sinh con thứ 3.
Câu. Quy mô sân số ở nước ta năm 2015 đứng thứ (9).trong tổng số hơn 200 quốc gia trên thế giới, đứng thứ (10)..ở châu Á và đứng thứ (11)trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 9.
A. 12
B.13
C. 14
D. 15.
Câu 10.
A. 8
 B. 9
 C. 10
 D. 11
Câu 11.
A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Câu 12. Chính sách dân số đúng đắn sẽ góp phần quan trọng giúp mỗi quốc gia có thể phát triển.
Nhanh và bền vững.
Chậm và chắc chắn.
Bình thường và ổn định.
Ổn định và lâu dài.
Câu. Sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người được gọi là (13)
Câu 13.
Sức khỏe giới tính.
Sức khỏe sinh sản.
Sức khỏe người mẹ.
Sức khỏe dân số.
Câu. Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được gọi là (14)..
Câu 14.
Thu nhập hợp pháp.
Bán sức lao động.
Việc làm.
Lao động sản xuất.
Câu. Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội (15).., là yếu tố (16).. để phát huy nhân tố con người.
Câu 15.
A. Trọng tâm.
B. Cơ bản.
C. Cần thiết.
D. Quan trọng.
Câu 16.
ATrọng tâm.
B. Cơ bản.
C. Quyết định.
D. Quan trọng.
Câu. Gần đây, quá trình thực hiện chính sách dân số nước ta đã tạo ra được nhiều việc làm mới, nhưng tình trạng (17)..vẫn là một vấn đề bức xúc ở cả nông thôn và thành thị.
Câu 17.
A. lao động.
B. Bỏ việc.
C. Nông nhàn.
D. Thiếu việc làm.
Câu 18. Hững đặc điểm chung của các chính sách dân số là
A. chính sách dân số phải do chính phủ đưa ra, phải bao trùm hết các sự kiện dân số và đều hướng tới những mục tiêu và kết quả cụ thể.
B. chính sách dân số phải do chính phủ đưa ra, giải quyết nội dung dân số và kế hoạch hóa gia đình và đều hướng tới những mục tiêu và kêt quả cụ thể.
C. chính sách dân số phải do Quốc hội thông qua, phải bao trùm hết các sự kiện dân số và giải quyết những vấn đề chung nhất về dân số.
D. giải quyết vấn đề dân số nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 19. Người ta phân loại chính sách dân số thành những nhóm cơ bản nào?
A. nhóm chính sách do Chính phủ, nhóm do Quốc hội và nhóm do địa phương đưa ra.
B. Nhóm tác động trên lĩnh vực kinh tế, nhóm tác động trên lĩnh vực tư tưởng và nhóm tác động trên lĩnh vực xã hội.
C. Nhóm chính sách tác động đến mức sinh, nhóm chính sách tác động đến giảm mức chết và nhóm chính sách tác động tới dân.
D. Cả Bvà C.
Câu 20. Để tạo thêm việc làm mới, chúng ta cần quan tâm thực hiện phương hướng cơ bản nào sau đây?
Thu hút nhân lực vào các khu đô thị lớn.
Chuyển bớt dân số về nông thôn.
Ngăn cấm việc di dân.
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 21. Chính sách dân số và chính sách giải quyết việc làm có quan hệ với nhau như thế nào?
Tồn tại độc lập.
Liên quan mật thiết với nhau.
Tác động cùng chiều.
Tác động ngược chiều.
Câu. Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp của sự phát triển con người, đo thành tựu trung bình của một quốc gia trên 3 phương diện của sự phát triển con người đó là: (22)
A. Cuộc sống dài lâu, trình độ nhận thức và mức sống của con người.
B. Cuộc sống dài lâu, tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội.
C. Tuổi thọ bình quân, thu nhập bình quân và tổng sản phẩm quốc dân.
D. Cuộc sống dài lâu, trình độ nhận thức và năng lực thực hành nghề nghiệp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN GDCD 10, 11.docx