Câu hỏi trắc nghiệm chương 5 Vật lí lớp 10

pdf 14 trang Người đăng dothuong Lượt xem 708Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm chương 5 Vật lí lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm chương 5 Vật lí lớp 10
TRUNG TÂM LUYỆN THI TÂN TIẾN THÀNH Đổi mới – Tiến bộ - Thành công! 
ĐC: D1 MẬU THÂN - TP. CẦN THƠ _ ĐT: 0973 518 581 (THẦY TÂN) - Trang 1/14 - 
A/ - LÍ THUYẾT VÀ CÔNG THỨC 
1. Cấu tạo chất. 
- Những điều đã học về cấu tạo chất: 
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. 
+ Các phân tử chuyển động không ngừng. 
+ Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. 
- Lực tương tác phân tử: 
+ Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy. 
+ Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút 
mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể. 
- Các thể rắn, lỏng, khí: Vật chất được tồn tại dưới các thể khí, thể lỏng và thể rắn. 
+ Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Chất khí không có 
hình dạng và thể tích riêng. 
+ Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho 
chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này. Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định. 
+ Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn, nên các phân tử dao đông xung 
quang vị trí cân bằng có thể di chuyển được. Chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có 
hình dạng của phần bình chứa nó. 
2. Thuyết động học phân tử 
- Cấu tạo chất khí: 
+ Chất khí gồm một số rất lớn các phân tử khí, các phân tử khí có kích thước rất nhỏ, thường có thể bỏ qua. 
+ Các phân tử khí luôn chuyển động hỗn độn không ngừng gọi là chuyển động nhiệt. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử 
chuyển động càng nhanh. 
+ Khi chuyển động, các phân tử có thể va chạm nhau và va chạm với thành bình. Các phân tử khí va chạm với thành bình 
trong quá trình chuyển động nhiệt tạo nên áp suất của khối khí. 
- Tính chất của chất khí: 
+ Bành trướng: chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa. 
+ Dễ nén: khi áp suất tác dụng lên khối khí tăng thì thể tích khối khí thay đổi đáng kể. 
+ Có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và chất lỏng. 
- Khí lý tưởng: 
+ Một số rất lớn các phân tử khí. 
+ Kích thước của phân tử khí rất nhỏ so với thể tích của bình chứa. 
+ Các phân tử khí không tương tác với nhau, trừ va chạm. 
+ Chất khí lý tưởng tuân theo hai định luật Boyle – Mariotte và Charles. 
- Mol: là lượng chất chứa số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử C chứa trong 12g C12. 
+ Số phân tử hay nguyên tử trong 1 mol một chất bất kỳ: NA = 6,02.10
23
mol
-1
 gọi là số Avogadro. 
+ Ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 0
0
C, áp suất 1atm), 1 mol chất khí bất kỳ bao giờ cũng có thể tích 22,4 . 
+ Số nguyên tử hay phân tử chứa trong một khối lượng chất: 
A
m
N N

 m: khối lượng chất,  : khối lượng mol của chất đó. 
3. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Boyle – Mariotte 
- Định luật Boyle – Mariotte: Ở nhiệt độ không đổi, tích áp suất và thể tích của một lượng khí xác định là một hằng số. 
- Biểu thức: p ~ 
1
V
 → pV = const → p1V1 = p2V2 
Trong đó áp suất đơn vị (Pa), thể tích đơn vị (lít) 
+ 1atm = 1,013.10
5
Pa, 1mmHg = 133,32 Pa, 1 Bar = 10
5
Pa 
+ 1m
3
 = 1000lít, 1cm
3
 = 0,001 lí, 1dm
3
 = 1 lít 
+ Công thức tính khối lượng riêng: m =  .V;  là khối lượng riêng (kg/m3) 
- Quá trình biến đổi của khối khí có nhiệt độ không đổi được gọi là quá trình đẳng nhiệt. 
- Đường đẳng nhiệt: đồ thị biểu diễn quá trình đẳng nhiệt gọi là đường đẳng nhiệt. Đường đẳng nhiệt có dạng khác nhau 
trong các hệ tọa độ khác nhau. Trong hệ toạ độ OpV đường đẳng nhiệt là đường hypebol. 
ÔN TẬP VẬT LÍ 10 GV: ĐINH HOÀNG MINH TÂN 
- Trang 2/14 - Học là để thực hiện ước mơ, tư duy thay đổi, số phận thay đổi! 
4. Quá trình đẳng tích. Định luật Charles 
- Định luật Charles: khi thể tích không đổi, áp suất của một khối khí xác định tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối của khối 
khí đó. 
- Biểu thức: p ~ T → 
p
const
T
 → 1 2
1 2
p p
T T
 
Trong đó: T = t + 273 (K); t là nhiệt độ bách phân (°C) 
Nếu sử dụng nhiệt độ ở nhiệt giai Celcius (
0
C) thì biểu thức là: 0
1
(1 ) , =
273
p p t   
- Quá trình biến đổi của khối khí có thể tích không đổi được gọi là quá trình đẳng tích. 
- Đường đẳng tích: đồ thị biểu diễn quá trình đẳng tích gọi là đường đẳng tích. Đường đẳng tích có dạng khác nhau 
trong các hệ trục tọa độ khác nhau. Trong hệ toạ độ OpT đường đẳng tích là đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ. 
5. Định luật Gay – Lussac 
- Định luật Gay – Lussac: khi áp suất không đổi, thể tích của một khối khí xác định tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối 
của khối khí. 
- Biểu thức: V ~ T → 
V
const
T
 → 1 2
1 2
V V
T T
 
- Quá trình biến đổi của khối khí có áp suất không đổi được gọi là quá trình đẳng áp. 
- Đường đẳng áp: đồ thị biểu diễn quá trình đẳng áp gọi là đường đẳng áp. Đường đẳng áp có dạng khác nhau trong 
những hệ tọa độ khác nhau. Trong hệ toạ độ OVT đường đẳng áp là đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ. 
6. Phương trình trạng thái khí lý tưởng 
- Phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các thông số trạng thái (nhiệt độ, thể tích, áp suất) của một khối khí lý tưởng 
được gọi là phương trình trạng thái của khí lý tưởng. 
- Biểu thức: 
pV
T
 = hằng số. Hay 1 1 2 2
1 2
p .V p .V
T T
 
- Độ không tuyệt đối: 
 Từ các đường đẳng tích và đẳng áp trong các hệ trục toạ độ OpT và OVT ta thấy khi T = 0K thì p = 0 và V = 0. Hơn nữa 
ở nhiệt độ dưới 0K thì áp suất và thể tích sẽ só giá trị âm. Đó là điều không thể thực hiện được. 
 Do đó, Ken-vin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K và 0 K gọi là độ không tuyệt đối. 
 Nhiệt độ thấp nhất mà con người thực hiện được trong phòng thí nghiệm hiện nay là 10
-9 
K. 
7. Phương trình Claperon–Mendeleep (NC) 
- Phương trình trạng thái áp dụng cho khối khí bất kỳ, sử dụng một trạng thái ở điều kiện tiêu chuẩn 
- Biểu thức:
m
pV RT
μ
 
Trong đó m là khối lượng khí (g); μ là khối lượng mol khí (g/mol); 
+ Nếu p tính theo Pa; V tính theo m³ thì R = 8,31 J/(mol.K) là hằng số khí lý tưởng. 
+ Nếu p tính theo atm; V tính theo lít thì R = 0,082 (atm.l.mol
–1
K
–1
). 
TRUNG TÂM LUYỆN THI TÂN TIẾN THÀNH Đổi mới – Tiến bộ - Thành công! 
ĐC: D1 MẬU THÂN - TP. CẦN THƠ _ ĐT: 0973 518 581 (THẦY TÂN) - Trang 3/14 - 
B/ - BÀI TẬP 
Bài 1. Hãy ghép một nội dung ở cột bên trái với một nội dung phù hợp ở cột phải. 
1. Khi so sánh lực tương tác giữa các phân tử thì lực a) hỗn loạn không ngừng. 
2. Khi các phân tử ở rất gần nhau thì b) tương tác giữa các phân tử của chất khí là nhỏ nhất. 
3. Các phân tử chất khí chuyển động c) không đáng kể so với thể tích bình chứa chúng. 
4. Các phân tử chất rắn d) lực hút giữa các phân tử nhỏ hơn lực đẩy. 
5. Chất khí lí tưởng có thể tích riêng của các phân tử e) chỉ dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định. 
6. Một lượng chất ở thể khí f) không có thể tích và hình dạng xác định. 
7. Các phân tử của khí lí tưởng chỉ g) rất lớn so với kích thước của chúng. 
8. Khoảng cách giữa các phân tử chất khí h) tương tác với nhau khi va chạm với nhau. 
1 - b 2 – d 3 - a 4 - e 5 - c 6 - f 7 - h 8 - g 
Bài 2. Tính khối lượng của một phân tử nước. Biết khối lượng mol phân tử của nước là 18 g và số NA = 6,023.10
23
 phân 
tử/mol. (ĐS: 2,99.10
-23
 g) 
Bài 3. Một xilanh có thể tích 100 cm
3
 chứa lượng khí lí tưởng có áp suất là 2.10
5
 Pa. Hỏi nếu đẩy từ từ pittong làm giảm 
thể tích của xilanh xuống còn 75 cm
3
 thì áp suất của khí trong xilanh lúc này bằng bao nhiêu? Coi nhiệt độ của khí không 
thay đổi. (ĐS: p2 = 2,67.10
5
 Pa) 
Bài 4. Một khối lượng khí lí tưởng ban đầu có áp suất 1 atm, sau đó khi tăng áp suất của khí lên đến 4 atm, ở nhiệt độ 
không đổi thì thể tích khí biến đổi một lượng là 3 lít. Tính thể tích ban đầu của lượng khí đó. (ĐS: V1 = 4 ℓ) 
Bài 5. Một bình có dung tích 10 lít, chứa một lượng khí dưới áp suất 20 atm. Hỏi khi mở nút bình thì lượng khí tràn ra 
ngoài có thể tích là bao nhiêu? Coi nhiệt độ khí không đổi và áp suất khí quyển là 1 atm. (ĐS: 190 ℓ) 
Bài 6. Ở áp suất p0 = 1 atm, khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m
3
. Hỏi ở áp suất p = 3 atm và cùng nhiệt độ thì 
khối lượng riêng của không khí là bao nhiêu? (ĐS: 3,87 kg/m
3
) 
Bài 7. Người ta nén đẳng nhiệt một lượng khí lí tưởng thì thấy rằng: 
- Khi thể tích biến đổi 2 lít thì áp suất biến đổi 3.10
5
 N/m
2
. 
- Khi thể tích biến đổi 4 lít thì áp suất biến đổi 4.10
5
 N/m
2
. 
Tìm áp suất và thể tích ban đầu của lượng khí trên. (ĐS: V = 2 lít, p = 6.10
5
 N/m
2
) 
Bài 8. Một xilanh nằm ngang, giam một lượng khí lí tưởng bởi một pittong ở cách đáy một đoạn là 15 cm. Hỏi phải đẩy 
pittong theo chiều nào và pittong di chuyển một đoạn bằng bao nhiêu để áp suất khí trong xilanh tăng gấp 3 lần? 
Bài 9. Một bọt khí nhỏ, nổi lên từ đáy hồ ở độ sâu là 5 m. Hỏi khi nổi lên đến mặt nước thì thể tích của bọt khí tăng hay 
giảm bao nhiêu lần, biết trọng lượng riêng của nước là 10
4
 N/m
3
, áp suất khí quyển là p0 = 10
5
 N/m
2
? Coi nhiệt độ của 
nước không thay đổi theo độ sâu. (ĐS: V0 = 1,5 V) 
Bài 10. (NC) Bên trong bóng đèn dây tóc có chứa khí trơ. Bóng đèn không bị nổ khi áp suất khí trong bóng không vượt 
quá 1,5 atm. Lúc đèn sáng bình thường, khí trong đèn có nhiệt độ 500
0
 C, khi đèn không sáng, khí trong đèn có nhiệt độ 
30
0
C. Hỏi khi đèn không sáng thì áp suất khí trong đèn chỉ có thể nhận giá trị lớn nhất bằng bao nhiêu để đèn không bị 
nổ? Coi thể tích bóng đèn không đổi. (ĐS: 0,59 atm) 
Bài 11. Một bình chứa đầy không khí ở áp suất 1 atm, nhiệt độ 27
0
C. Biết rằng nút bình sẽ bật ra khi áp suất trong bình 
đạt tới 1,8 atm. Hỏi nhiệt độ của khí trong bình có thể đạt giá trị lớn nhất là bao nhiêu để nút bình không bị bật ra? (ĐS: 
267
0
 C) 
Bài 12. Một lượng khí lí tưởng được giam trong bình kín có thể tích không đổi. Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 100
0
 C 
thì áp suất của khí tăng thêm 2000 Pa. Hỏi khi nhiệt độ tăng thêm 150
0
 C thì áp suất của khí tăng thêm bao nhiêu? (ĐS: 3 
000 Pa) 
Bài 13. Một bình chứa đầy không khí ở áp suất 1 atm, nhiệt độ 27
0
 C. Miệng bình hình tròn, đường kính 2 cm, hướng lên 
trên và được đậy kín bằng nắp có khối lượng 0,5 kg. Hỏi nhiệt độ của khí trong bình có thể đạt giá trị lớn nhất là bao 
nhiêu để nắp bình không bị bật ra. Biết áp suất khí quyển là 1 atm. Bỏ qua tác dụng của ma sát. (ĐS: 74,8
0
 C) 
Bài 14. Một săm xe máy được bơm căng không khí ở 20
0
 C và áp suất 3 atm. Hỏi khi để ngoài nắng ở nhiệt độ 45
0
 C thì 
săm có bị nổ không? Coi sự tăng thể tích của săm là không đáng kể và biết săm chỉ chịu được áp suất tối đa là 3,5 atm. 
(ĐS: p2 = 3,26 atm < 3,5 atm) 
Bài 15. Trước khi nén, hỗn hợp khí trong xilanh của một động cơ có áp suất 2 atm và nhiệt độ 40
0
C. Sau khi nén thể tích 
giảm đi 3 lần và nhiệt độ của khí là 100
0
C. Tìm áp suất của khí sau khi nén. (ĐS: 7,15 atm) 
Bài 16. Một khối khí lí tưởng có thể tích 10 ℓ, nhiệt độ 27
0
C, áp suất 10
5
 Pa, biến đổi qua hai quá trình: 
Quá trình 1: đẳng tích, áp suất tăng gấp hai lần. 
Quá trình 2: đẳng áp, thể tích cuối cùng là 15 ℓ. 
a) Tìm nhiệt độ cuối cùng của khí. (ĐS: 900 K) 
b) Vẽ đồ thị biểu diễn hai quá trình biến đổi của khí trên các hệ trục OpV và OVT. 
Bài 17. Đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng trong hệ 
tọa độ (p – T). 
a) Mô tả các quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí đó. 
b) Tính p2, V3. Biết V1 = 4 dm
3
, p1 = 2 atm, T1 = 300 K, T2 = 2T1. 
c) Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình trên trong hệ tọa độ OpV. 
(ĐS: b) p2 = 4 atm, V3 = 2 dm
3
) 
ÔN TẬP VẬT LÍ 10 GV: ĐINH HOÀNG MINH TÂN 
- Trang 4/14 - Học là để thực hiện ước mơ, tư duy thay đổi, số phận thay đổi! 
C/ - LUYỆN TẬP 
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của chất khí: 
A. Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. 
B. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. 
C. Lực tương tác giữa các phân tử rất nhỏ. 
D. Các phân tử sắp xếp một cách có trật tự. 
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của chuyển động của các phân tử khí : 
A. Các phân tử chuyển động không ngừng. 
B. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. 
C. Giữa hai lần va chạm, các phân tử khí chuyển động theo đường thẳng. 
D. Chuyển động của các phân tử là do lực tương tác giữa các phân tử gây ra. 
Câu 3: Tính chất nào sau đây đúng cho phân tử khí? 
A. Giữ các phân tử có khoảng cách. B. Chuyển động theo một quỹ đạo nhất định. 
C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. D. Vận tốc không thay đổi theo nhiệt độ. 
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải của chất khí: 
A. Lực tương tác phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử rất gần nhau. 
B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử. 
C. Lực hút phân tử có thể nhỏ hơn lực đẩy phân tử. 
D. Lực hút phân tử không thể bằng lực đẩy phân tử. 
Câu 5: Nhận xét nào sau đây không phải của khí lý tưởng: 
A. Có thế năng tương tác giữa các phân tử không đáng kể. B. Có lực tương tác giữa các phân tử không đáng kể. 
C. Có khối lượng không đáng kể. D. Có thể tích các phân tử không đáng kể. 
Câu 6: Khối khí lý tưởng không có đặc điểm nào sau đây: 
A. Lực tương tác giữa các phân tử rất nhỏ trừ khi va chạm nhau. 
B. Thể tích của các phân tử khí rất nhỏ so với thể tích của bình chứa. 
C. Khi các phân tử khí va chạm nhau thì quá trình va chạm đó là va chạm không đàn hồi. 
D. Gồm một số rất lớn các phân tử khí. 
Câu 7: Chất khí lý tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và 
A. đẩy nhau khi gần nhau. B. hút nhau khi ở xa nhau. 
C. không tương tác với nhau. D. chỉ tương tác với nhau khi va chạm. 
Câu 8: Số Avogadro có giá trị bằng: 
A. Số nguyên tử có trong 32g khí oxi. 
B. Số phân tử có trong 14g khí nito ở điểu kiện chuẩn. 
C. Số phân tử hơi nước có trong 22,4 hơi ở áp suất 1atm. 
D. Số nguyên tử heli chứa trong 22,4 khí ở điều kiện chuẩn. 
Câu 9: Số nguyên tử hidro chứa trong 1g khí hidro là: 
A. 3,01.10
23
. B. 6,02. 10
23
. C. 12,04. 10
23
. D. 1,505. 10
23
. 
Câu 10: Một bình chứa 2g khí heli ở điều kiện chuẩn. Thể tích của bình là: 
A. 22,4 . B. 11,2 . C. 5,6 . D. 44,8 . 
Câu 11: Một bình có thể tích 5,6 , chứa 64g khí oxi ở nhiệt độ 0
0
C. Áp suất của khí trong bình là: 
A. 1atm. B. 2atm. C. 4atm. D. 8atm. 
Câu 12: Một mol hơi nước có khối lượng 18g, một mol oxi có khối lượng 32g là vì: 
A. Số phân tử oxi nhiều hơn số phân tử nước. 
B. Ở điều kiện bình thường, oxi ở thể khí nên có thể tích lớn hơn. 
C. Khối lượng một phân tử oxi lớn hơn khối lượng một phân tử nước. 
D. Số nguyên tử trong một phân tử nước nhiều hơn số nguyên tử trong một phân tử oxi. 
Câu 13: Các thông số nào sau đây dùng để xác định trạng thái của một khối khí xác định: 
A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng. 
C. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. D. Nhiệt độ, khối lượng, áp suất. 
Câu 14: Đẳng quá trình là: 
A. Quá trình trong đó có một thông số trạng thái không đổi. 
B. Quá trình trong đó các thông số trạng thái đều biến đổi. 
C. Quá trình trong đó có ít nhất hai thông số trạng thái không đổi. 
D. Quá trình trong đó có hơn phân nửa số thông số trạng thái không đổi. 
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của quá trình đẳng nhiệt: 
A. Nhiệt độ của khối khí không đổi. B. Khi áp suất tăng thì thể tích khối khí giảm. 
C. Khi thể tích khối khí tăng thì áp suất giảm. D. Nhiệt độ khối khí tăng thì áp suất tăng. 
Câu 16: Khi một lượng khí lý tưởng dãn đẳng nhiệt thì số phân tử khí trong một đơn vị thể tích sẽ: 
A. tăng tỷ lệ nghịch với áp suất. B. giảm tỷ lệ thuận với áp suất. 
C. không thay đổi. D. tăng, không tỷ lệ với áp suất. 
Câu 17: Hệ thức nào sau đây không thỏa định luật Boyle – Mariotte: 
TRUNG TÂM LUYỆN THI TÂN TIẾN THÀNH Đổi mới – Tiến bộ - Thành công! 
ĐC: D1 MẬU THÂN - TP. CẦN THƠ _ ĐT: 0973 518 581 (THẦY TÂN) - Trang 5/14 - 
A. pv = const. B. p1V1 = p2V2. C. 
1 2
2 1
p p
V V
 . D. 1 1
2 2
p V
p V
 . 
Câu 18: Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng nhiệt là: 
A. đường thẳng song song trục p. B. đường cong hyperbol. 
C. đường thẳng song song trục T. D. đường thẳng có phương qua O. 
Câu 19: Trong hệ tọa độ (V,T), đường đẳng nhiệt là: 
A. đường thẳng vuông góc với trục V. B. đường thẳng vuông góc với trục T. 
C. đường hyperbol. D. đường thẳng có phương qua O. 
Câu 20: Trong hệ tọa độ (p,V), đường đẳng nhiệt là: 
A. đường thẳng vuông góc với trục V. B. đường thẳng vuông góc với trục p. 
C. đường hyperbol. D. đường thẳng có phương qua O. 
Câu 21: Đồ thị nào sau đây không phải là đồ thị của quá trình đẳng nhiệt: 
A 
B 
C 
D 
Câu 22: Một khối khí thực hiện quá trình được biểu diễn trên hình vẽ. Quá trình đó là quá trình: 
A. đẳng áp. B. đẳng tích. C. đẳng nhiệt. D. không phải đẳng quá trình. 
Câu 23: Đồ thị bên biểu diễn quá trình đẳng tích của cùng một khối khí lý tưởng ở hai nhiệt độ 
khác nhau. Quan hệ giữa T1 và T2 là: 
A. T2 > T1. B. T1 > T2. C. không so sánh được. D. T1 = T2. 
Câu 24: Một khối khí thực hiện quá trình đẳng nhiệt ở hai nhiệt độ khác nhau T1 và T2 > T1. Đồ thị nào sau đây không 
diễn tả đúng? 
A 
B 
C 
D 
Câu 25: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình được 
biểu diễn như hình vẽ. Đồ thị nào sau đây cũng biểu diễn 
quá trình đó: 
A 
B 
C 
D 
ÔN TẬP VẬT LÍ 10 GV: ĐINH HOÀNG MINH TÂN 
- Trang 6/14 - Học là để thực hiện ước mơ, tư duy thay đổi, số phận thay đổi! 
Câu 26: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình được 
biểu diễn như hình vẽ. Đồ thị nào sau đây cũng biểu diễn 
quá trình đó: 
A 
B 
C 
D 
Câu 27: Trong quá trình đẳng nhiệt của khối khí lý tưởng, áp suất của khối khí: 
A. tỷ lệ với thể tích của khối khí. B. tỷ lệ với nhiệt độ của khối khí. 
C. tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của khối khí. D. tỷ lệ nghịch với thể tích của khối khí. 
Câu 28: Một khối khí lý tưởng được nén đẳng nhiệt, áp suất của khối khí tăng lên 3 lần thì thể tích của nó: 
A. giảm 3 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 4 lần. D. tăng 3 lần. 
Câu 29: Nén đẳng nhiệt một khối khí lý tưởng từ thể tích 12 xuống còn 3 . Áp suất của khối khí thay đổi như thế nào 
A. giảm 3 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 4 lần. D. tăng 3 lần. 
Câu 30: Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, thể tích của khối khí giảm đi 2 thì áp suất của nó tăng 
lên 1,2 lần. Thể tích ban đầu của khối khí là: 
A. 10 . B. 12 . C. 4 . D. 2,4 . 
Câu 31: Trong quá trình dãn nở đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, thể tích của khối khí thay đổi 1,5 lần thì áp suất 
của nó thay đổi 2atm. Áp suất ban đầu của khối khí là: 
A. 2atm. B. 3atm. C. 4atm. D. 6atm. 
Câu 32: Trong quá trình nén đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, áp suất của khối khí thay đổi 1,25 lần thì thể tích của 
nó thay đổi 4 . Thể tích ban đầu của khối khí bằng: 
A. 10 . B. 20 . C. 5 . D. 15 . 
Câu 33: Trong quá trình dãn nở đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, thể tích của khối khí thay đổi 3 thì áp suất của 
nó thay đổi 1,6 lần. Thể tích ban đầu của khối khí bằng: 
A. 6 . B. 4,8 . C. 5 . D. 3 . 
Câu 34: Trong quá trình nén đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, áp suất của khối khí thay đổi 3atm thì thể tích của nó 
thay đổi 1,2 lần. Áp suất ban đầu của khối khí bằng: 
A. 15atm. B. 3,6atm. C. 12atm. D. 6atm. 
Câu 35: Một mol khí lý tưởng đang ở điều kiện chuẩn. Nén chậm khối khí sao cho nhiệt độ không đổi cho đến khi thể 
tích giảm đi 2,4 . Áp suất của khối khí sau khi nén là: 
A. 9,33atm. B. 1,12atm. C. 0,89atm. D. không tính được. 
Câu 36: Một khối khí lý tưởng có thể tích 10 , đang ở áp suất 6atm thì dãn nở đẳng nhiệt, áp suất giảm còn 1,5atm. Thể 
tích của khối khí sau khi dãn bằng: 
A. 10 . B. 15 . C. 40 . D. 2,5 . 
Câu 37: Một khối khí lý tưởng có thể tích 10 đang ở áp suất 1,6atm thì được nén đẳng nhiệt cho đến khi áp suất bằng 
4atm. Thể tích của khối khí đã thay đổi: 
A. 2,5 . B. 6,25 . C. 4 . D. 6 . 
Câu 38: Một khối khí lý tưởng có thể tích 8 đang ở áp suất 1,2atm thì được nén đẳng nhiệt cho tới khi thể tích bằng 
2

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBAI_GIANG_VL10_CHUONG_5_CHAT_KHI.pdf