SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Tổ Sử - Địa – GDCD ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN GDCD LỚP 10 BÀI 7:THƯC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THƯC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC Câu 1. Theo triết học duy vật biện chứng thì nhận thức gồm mấy giai đoạn? A. 2 Giai đoạn B. 3 Giai đoạn C. 4 Giai đoạn D. 5 Giai đoạn Câu 2. Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật,hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là khái niệm về ? A. Nhận thức lí tính B. Nhận thức cảm tính C.Nhận thức hóa học D. Nhận thức lí học Câu 3. Cơ sở của sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính là? A. Thế giới vật chất tồn tại khách quan B. Tài liệu cảm tính có thể tin cậy và phong phú C.Thực tiễn xã hội D.Tính năng động chủ quan của con người Câu 4. Là quá trình phản ánh sự vật , hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người , để tạo nên những hiểu biết chung là khái niệm về? A. Mâu thuẫn B. Vận động C. Nhận thức D. Thực tiễn Câu 5. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động có .của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội? A. Mục đích B. Nguyên nhân C. Xác định D. Mục đích, mang tính lịch sử-xã hội Câu 6. Theo triết học duy vật biện chứng khẳng định: Thực tiễn là gì của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí? A. Cơ sở, động lực B Cơ sở, động lực, mục đích C. Cơ sở, mục đích D. Mục đích, động lực Câu 7. Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 8. Vai trò của thực tiễn với nhận thức là? A. Cơ sở, động lực B Cơ sở, động lực, mục đích, tiêu chuẩn của chân lí C. Cơ sở, mục đích D. Mục đích, động lực Câu 9. Theo các nhà triết học duy tâm thì nhận thức do đâu mà có A. Bẩm sinh B. Học tập C. Mua bán D. Bẩm sinh, thần linh Câu 10. Quan niệm thực tiễn chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật và hiện tượng là các nhà triết học duy vật trước hay sau C. Mác? A Trước B. Sau Câu 11. Khi mũi ngửi trái trái mít chín có mùi thơm là nhận thức? A. Nhận thức khách quan B. Nhận thức chủ quan C.Nhận thúc lí tính D. Nhận thức cảm tính Câu 12. Hoạt động thực tiễn rất đa dạng và phong phú nhưng hoạt động cơ bản nhất và quyết định các hoạt động khác là? A. Hoạt động sản xuất vật chất B. Hoạt động chính trị xã hội C.Hoạt động thực nghiệm khoa học D. Hoạt động kinh tế xã hội Câu 13. Nhờ đâu mà khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng? A. Các thần linh mách bảo B. Nhờ môi trường C.Nhờ hoạt động thực tiễn D. Nhờ mâu thuẫn với nhau Câu 14. Là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thúc là khái niệm về ? A. Mâu thuẫn B. Vận động C. Nhận thức D. Thực tiễn Câu 15. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Lí luận mà không liên hệ với ..là lí luận suông” A. Chân lí B. Thực tiễn C. Đời sống D. Con người Câu 16. Câu nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông” là câu nói của ? A. Hồ Chí Minh B. Ăng ghăng C. Lê nin D. Các Mác Câu 17. “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản về lí luận nhận thức”là câu nói của? A. Ăng ghăng B. Lê nin C. Các Mác D. Ga-li-lê Câu 18. Thực tiễn có mấy vai trò đối với nhận thức? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19. Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài iệu cảm tính đem lại và nhờ các thao tác tư duy nào để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật hiên tượng A. Phân tích, so sánh B. Tổng hợp C. Khái quát d. Phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp..... Câu 20. Là những tri thức phù hợp với sự vật, hiện tượng mà nó phản ánh và được thực tiễn kiểm nghiệm là? A. Lối sống B. Chân lí C. Thực tiễn D. Nhận thức ĐÁP ÁN :ĐỀ TRĂC NGHIỆM MÔN GDCD LỚP 10 TRƯỜNG THPT LÝ TƯTRỌNG Bài 7:THƯC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THƯC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B A C D B B B D A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D A C D B A B C D B
Tài liệu đính kèm: