Câu hỏi trắc nghiệm bài 3 môn Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 3 môn Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm bài 3 môn Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)
BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong:
A. Hiến pháp                    B. Hiến pháp và luật
C. Luật hiến pháp             D. Luật và chính sách
Câu 2: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí:
A. như nhau         B. ngang nhau           C. bằng nhau             D. có thể khác nhau.
Câu 3: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:
A. dân tộc, giới tính, tôn giáo                  B. thu nhập, tuổi tác, địa vị
C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo        D. dân tộc, độ tuổi, giới tính
Câu 4: Học tập là một trong những:
A. nghĩa vụ của công dân                  B. quyền của công dân
C. trách nhiệm của công dân             D. quyền và nghĩa vụ của công dân
Câu 5: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 6: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Câu 7: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc:
A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 8: Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước PL là trách nhiệm của:
A. Nhà nước                             B. Nhà nước và XH
C. Nhà nước và PL                    D. Nhà nước và công dân
Câu 9: Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước:
A. ngăn chặn, xử lí                 B. xử lí nghiêm minh
C. xử lí thật nặng                    D. xử lí nghiêm khắc.
Công dân bình đẳng về ......(10)..... là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước ......(11).....và xã hội theo qui định của PL. Quyền của công dân không tách rời ......(12)........ công dân
Câu 10:
A. quyền và trách nhiệm                     B. trách nhiệm và nghĩa vụ
C. quyền và nghĩa vụ                         D. nghĩa vụ pháp lí
Câu 11:
A. nhà nước               B. nhân dân              C. cộng đồng             D. pháp luật.
Câu 12:
A. trách nhiệm             B. đóng góp              C. nghĩa vụ                 D. lợi ích
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm PL đều phải ...(13)... về hành vi vi phạm của mình và phải......(14)..... theo qui định của PL.
Câu 13:
A. bị bắt                               B. chịu tội
C. nhận trách nhiệm              D. chịu trách nhiệm
Câu 14:
A. thực hiện nghĩa vụ                    B. trừng trị
C. bị xử lí                                    D. chịu trách nhiệm
BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
Câu 1: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện:
a. Trong lĩnh vực văn hóa
b. Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế
c. Chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
d. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Câu 2: Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả, mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng:
a. Năng động               b. Sáng tạo               c. Bền vững                d. Liên tục
Câu 3: Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là:
a. Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
b. Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.
c. Kinh tế, việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.
d. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.
Câu 4: Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước, công cụ, phương tiện được xem là có vai trò nổi bật nhất là:
a. Văn hóa                 b. Pháp luật                 c. Tiền tệ                    d. Đạo đức
Câu 5: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào:
a. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp
b. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
c. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp
d. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp
Câu 6: Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
a. Tỉ giá ngoại tệ                        b. Thuế
c. Lãi suất ngân hàng                 d. Tín dụng
Câu 7: Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực:
a. Môi trường                 b. Kinh tế
c. Văn hóa                     d. Quốc phòng an ninh
Câu 8: Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa được xem là:
a. Điều kiện                 b. Cơ sở                   c. Tiền đề                     d. Động lực
Câu 9: Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường là:
A. Ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên.
B. Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
C. Điều hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi tường sinh thái.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Câu có nội dung đúng về bảo vệ môi trường là:
A. Ở những nơi nhiều ao, hồ, sông, suối không cần tiết kiệm nước.
B. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại cho môi trường.
C. Lấp vùng đầm lầy rộng lớn để xây dựng khu dân cư mới là làm cho môi trường sạch, đẹp.
D. Dùng nhiều phân hóa học sẽ tốt cho đất.
Câu 11: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:
A. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
B. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.
C. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 12: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
A. Từ 18 đến 27 tuổi.
B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 13: Vai trò của Nhà nước đối với vấn đề phát triển văn hóa là:
A. Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể.
B. Khuyến khích tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động văn hóa.
C. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 14: Pháp luật bảo vệ môi trường quy định:
A. Bảo vệ môi trường phải hài hòa với phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước.
B. Bảo vệ môi trường phải phù hợp quy luật, đặc điểm lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
C. Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường.
D. Tất cả các phương án trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_3_va_9_trac_nghiem_GDCD_12.docx