Câu hỏi trắc nghiệm bài 2 môn Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Phan Bội Châu

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 2 môn Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm bài 2 môn Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Phan Bội Châu
ĐỀ TRẮC NGHIÊM MÔN GDCD LỚP 12.
BÀI 2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Câu 1. Thực hiện pháp luật là quá trình:
A. Xây dựng các văn bản pháp quy.
B. Đưa đời sống vào pháp luật. 
C. Đưa pháp luật vào đời sống.
D. Cả 3 điều trên.
Câu 2. Loại văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật:
A. Hiến pháp.
B. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 
C. Pháp lệnh xử phạt hành chính.
D. Luật Hôn nhân và gia đình.
Câu 3. Hành vi nào sau đây là vi phạm hành chính:
A. Sử dụng ma túy.
B. Cố ý đánh người gây thương tích nghiêm trọng. 
C. Đậu đỗ xe không đúng nơi quy định.
D. Cả 3 hành vi trên.
Câu 4. Sử dụng pháp luật là:
A. Sử dụng các quyền do pháp luật quy định.
B. Không làm sai các quy định của pháp luật. 
C. Thực hiện theo yêu cầu của pháp luật.
D. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 5. Anh A đi xe máy vượt đèn đỏ rồi va quẹt vào người đi đường gây xây xát nhẹ là:
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính. 
C. Vi phạm dân sự.
D. Vừa vi phạm hình sự vừa vi phạm hành chính.
Câu 6. Hành vi nào sau đây là vi phạm dân sự:
A. Sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi.
B. Sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động. 
C. Kinh doanh không có giấy phép.
D. In ấn tác phẩm của người khác mà không xin phép và trả tiền nhuận bút cho tác giả.
Câu 7. Hành vi trái pháp luật là:
A. Làm sai quy định của nhà nước.
B. Gây thiệt hại lợi ích của nhà nước và công dân. 
C. Không thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân.
D. Xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu 8. Người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật:
A. Phụ nữ đang mang thai.
B. Người uống rượu say xỉn. 
C. Người bị bệnh thần kinh.
D. Người già neo đơn không nơi nương tựa.
Câu 9. Trong 4 hình thức thực hiện pháp luật, hình thức nào chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện mà không bị pháp luật ép buộc:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật. 
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 10. Để xác định một người là người có năng lực trách nhiệm pháp lý căn cứ vào các điều kiện:
A. Đạt độ tuổi do pháp luật quy định.
B. Hiểu biết pháp luật. 
C. Đạt độ tuổi do pháp luật quy định, có khả năng nhận thức, điều khiển và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
D. Cả 3 điều trên.
Câu 11. Năm 2016 cử tri đi bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp là hình thức:
A. Tuân thủ pháp luật. 
B. Thi hành pháp luật. 
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 12. Công an giao thông xử phạt 1 tài xế xe khách vì chở người quá số lượng quy định là:
A. Sử dụng pháp luật. 
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 13. Là công nhân nhưng A thường hay đến xí nghiệp muộn giờ làm, bỏ làm việc. A đã vi phạm:
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm nội quy xí nghiệp. 
C. Vi phạm luật lao động.
D. Vi phạm kỷ luật lao động.
Câu 14. Trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất mà pháp luật buộc người có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất phải chịu là:
A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm hành chính. 
C. Trách nhiệm dân sự.
D. Trách nhiêm kỷ luật.
Câu 15. Tuổi chiụ trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên. 
C. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 16. An đã được học những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ nhưng khi đi xe máy, An không đội mũ bảo hiểm và chở theo 2 người bạn. Hành vi này cho thấy An người:
A. Thiếu hiểu biết về pháp luật.
B. Cố ý vi phạm vì mục đích cá nhân. 
C. Coi thường pháp luật.
D. Cả 3 điều trên.
Câu 17. Mục đích pháp luật bắt buộc người có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý:
A. Để trừng phạt.
B. Để ngăn chặn tái phạm. 
C. Để giáo dục thành người tốt.
D. Cả 3 điều trên.
Câu 18. Hành vi nào sau đây của con cái là vi phạm pháp luật: 
A. Không kết hôn với người cha mẹ đã chọn.
B. Không học nghề và hành nghề theo yêu cầu của cha mẹ. 
C. Không tuân thủ giờ giấc học tập và nghỉ ngơi mà cha mẹ quy định.
D. Không phụng dưỡng cha mẹ già yếu không còn khả năng lao động.
Câu 19. Ông B thuê nhà của ông A để ở nhưng sau đó tự ý cho ông C thuê lại làm nơi sửa xe máy. Ông A đã vi phạm pháp luật: 
A. Hành chính.
B. Hình sự. 
C. Dân sự.
D. Kỷ luật.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD LỚP 12 Bai 2 Phan Boi Chau.doc