SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY TỔ SỬ-ĐỊA-CD CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN: GDCD 11 BÀI 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ,VĂN HÓA. I. CÂU HỎI NHẬN BIẾT: Câu 1: Nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo nước ta hiện nay là gì? A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc B. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài C. Phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước D. Phát triển đất nước. Câu 2: Muốn nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục đào tạo chúng ta phải làm như thế nào? A. Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy hoc B. Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí C.Có chính sách đúng đắn trong việc, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài D. Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy hoc; Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, Có chính sách đúng đắn trong việc, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài Câu 3: Thế nào là mở rộng quy mô giáo dục? A. Mở rộng từ giáo dục mầm non đến đại học B. Mở rộng các trường dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp C. Mở rộng từ giáo dục mầm non đến đại học, tăng nhanh các trường dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp D. Mở rộng trường trung học phổ thông. Câu 4: Phương hướng tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo đòi hỏi chúng ta phải làm gì? A. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới. B. Tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới. C. Tham gia đào tạo nhân lực trong khu vực và trên thế giới. D. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta. Câu 5: Đảng và nhà nước ta có quan niệm và nhận định như thế nào về giáo dục và đào tạo? A. Quốc sách hàng đầu. B. Quốc sách. C. Yếu tố then chốt để phát triển đất nước. D. Nhân tố quan trọng trong chính sách quốc gia. Câu 6: Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và nhà nước ta xác định tầm quan trọng của khoa học công nghệ là: A. Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước. B. Điều kiện để phát triển đất nước. C. Tiền đề để xây dựng đất nước. D. Mục tiêu phát triển của đất nước. Câu 7: Để nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nước ta cần phải có biện pháp như thế nào? A. Nâng cao chất lượng, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học. B. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. C. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới. D. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến. Câu 8: Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa như thế nào? A. Thể hiện tinh thần yêu nước. B. Tiến bộ. C. Thể hiện tinh thần đại đoàn kết. D. Thể hiện tinh thần yêu nước và đại đoàn kết. Câu 9: Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là: A. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa. B. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc. C. Tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa. D. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển. II. CÂU HỎI THÔNG HIỂU: Câu 10: Vì sao sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước ta được coi là quốc sách hàng đầu? A. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, truyền bá văn minh. B. Là điều kiện để phát huy nguồn lực. C. Là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CNH - HĐH. D. Là điều kiện quan trọng để phát triển đất nước. Câu 11: Làm thế nào để mở rộng quy mô giáo dục - đào tạo nước ta? A. Dựa trên cơ sở chất lượng, hiệu quả. B. Gắn với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. C. Dựa trên cơ sở chất lượng, hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng quy mô giáo dục, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học,tăng nhanh dạy nghề và trung cấp nghề. D. Tăng nhanh các trường mầm non. Câu 12: Phương án nào sau đây đúng khi nói về nhiệm vụ của khoa học và công nghệ? A. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. B. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỉ thuật phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH. C. Tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. D. Tiền đề để phát triển đất nước. Câu 13: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm mục đích gì? A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. B. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng. C. Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học. D. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học. Câu 14: Để có thị trường khoa học công nghệ nước ta cần phải có chính sách như thế nào? A. Tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. B. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. C. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới. D. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến. Câu 15: Những lĩnh vực nào của khoa học công nghệ được xác định là trọng tâm? A. Các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng. B. Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. C. Phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. D. Các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng,chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Câu 16: Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cần phải làm gì? A. Xóa bỏ tất cả những gì thuộc quá khứ. B. Giữ nguyên truyền thống dân tộc. C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. D. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Câu 17: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc? A. Bảo tồn các giá trị chung của tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. B. Bảo tồn những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam. C. Bảo tồn, phát huy những giá trị chung và nét đẹp riêng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam. D. Bảo tồn, phát huy những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam. Câu 18: Để nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nước ta cần phải có biện pháp như thế nào? A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. B. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. C. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng. D.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học. III. CÂU HỎI VẬN DỤNG: Câu19: Vì sao công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta? A. Đảm bảo quyền của công dân. B. Đảm bảo nghĩa vụ của công dân. C. Tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập và phát huy tài năng. D. Để công dân nâng cao nhận thức. Câu 20: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc? A. Kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. B. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. C. Kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. D. Kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. Câu 21: Vì sao phải làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân? A. Chủ nghĩa Mác Lênin cho chúng ta nhận thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tư duy để xây dựng xã hội mới, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo CN Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta B. Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành giá trị tinh thần, tài sản quý báu của dân tộc ta C. Chủ nghĩa Mác Lênin cho chúng ta nhận thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tư duy để xây dựng xã hội mới, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo CN Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành giá trị tinh thần, tài sản quý báu của dân tộc ta. D. Phát huy những giá trị tinh thần,đạo đức của dân tộc. Câu 22:Nhờ đâu mà các nước phát triển nhanh, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ? A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. Nguồn nhân lực dồi dào. C. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sử dụng có hiệu quả những thành tựu của KHCN. D. Không có chiến tranh. Câu 23: Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hội nhập có hiệu quả thì giáo dục đào tạo cần phải thực hiện nhiệm vụ như thế nào? A. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực. B. Đào tạo nhiều nhân tài trong lĩnh vực giáo dục. C. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học. D. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ. IV. VẬN DỤNG CAO: Câu 24: Theo em, tại sao phải nâng cao dân trí? A. Vì giáo dục có vai trò quan trọng. B.Cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao. C. Dân trí thấp là tụt hậu và không thể hội nhập với văn minh nhân loại. D. Truyền bá văn minh. Câu 25: Theo em, tại sao chúng ta phải đào tạo nhân lực? A. Để tạo ra đội ngũ nguồn lao động có tay nghề cao, các chuyên gia, các nhà quản lý giỏi. B. Tạo ra các chuyên gia. C.Tạo ra nhà quản lý. D. Tạo ra nguồn lao động. Câu 26: Theo em tại sao phải hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo? A. Học hỏi phương pháp dạy học mới. B. Học hỏi cơ cấu tổ chức,cơ chế quản lí. C. Để tiếp cận các chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với các yêu cầu phát triển của Việt Nam tham gia đào tạo nhân lực ở khu vực và trên thế giới. D. Đào tạo nhân tài. Câu 27: Theo em Khoa học và công nghệ có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước? A. Giúp đất nước giàu có. B. Kinh tế có sức cạnh tranh mạnh. C. Giúp đất nước giàu có, kinh tế có sức cạnh tranh mạnh, đông lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước,khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. D. Động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Câu 28: Theo em tại sao phải tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại? A. Tiếp thu tư tưởng tiến bộ để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam. B. Để phát huy sức sáng tạo của con người. C. Tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần. D. Bắt chước văn hóa của các nước. V. ĐÁP ÁN: 1. B 2. D 3. C 4. D 5. A 6. A 7. A 8. B 9. B 10. C 11. C 12. A 13. A 14. A 15. D 16. D 17. C 18. B 19. C 20. C 21. C 22. C 23. A 24. C 25. A 26. C 27. C 28. A
Tài liệu đính kèm: