Câu hỏi trắc nghiệm bài 13 môn Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Phan Bội Châu

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 13 môn Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm bài 13 môn Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Phan Bội Châu
ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN GDCD LỚP 10
BÀI 13. CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
Câu 1. Cộng đồng là:
A. Những người cùng chung sống với nhau.
B. Những người cùng sinh hoạt học tập với nhau.
C. Những người cùng tham gia lao động.
D. Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành 1 khối trong sinh hoạt xã hội.
Câu 2. Mỗi cá nhân phải dựa vào cộng đồng để:
A. Có cuộc sống đầy đủ.
B. Có bạn bè để chia sẻ.
C. Để có điều kiện phát triển những năng lực của mình.
D. Để nhận được sự giúp đỡ.
Câu 3. Nhân nghĩa được hiểu là:
A. Tình yêu thương đối với con người.
B. Lòng thương người.
C. Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
D. Hành vi giúp đỡ con người khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
Câu 4. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa:
A. Cho bạn mượn tiền nộp học phí.
B. Mua quà thăm bạn bị ốm đau.
C. Không kiểm điểm bạn vì sợ bạn bị hạ hạnh kiểm.
D. Cả 3 biểu hiện trên.
Câu 5. Những truyền thống đạo đức nào sau đây của dân tộc được kế thừa và phát triển:
A. Lòng nhân ái.
B. Trọng lễ độ.
C. Cần kiệm liêm chính.
D. Tất cả các truyền thống trên.
Câu 6. Biểu hiện của nhân ái:
A. Yêu thương mọi người.
B. Anh em hòa thuận.
C. Vợ chồng chung thủy.
D. Cả 3 biểu hiện trên.
Câu 7. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về nhân ái, nhân nghĩa:
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
C. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp.
D. Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại.
Câu 8. Những câu tục ngữ nào sau đây nói về lòng nhân ái:
A. Chia ngọt sẻ bùi.
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Nhường cơm xẻ áo.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 9. Hiện nay, thanh niên sống nhân nghĩa trong gia đình và ngoài xã hội là:
A. Kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
B. Quan tâm giúp đỡ những người xung quanh.
C. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người gặp khó khăn, hoạn nạn.
D. Cả 3 điều trên.
Câu 10. Biểu hiện nào sau đây là không sống hòa nhập:
A. Xa lánh mọi người.
B. Không tôn trọng mọi người.
C. Không tiếp thu ý kiến phê bình góp ý của mọi người.
D. Cả 3 biểu hiện trên.
Câu 11. Mọi người đều tham gia đóng góp cứu trợ đồng bào bị bão lụt. Ông A không đóng góp dù điều kiện kinh tế khá giả. Ông A là người:
A. Sống thiếu hòa nhập.
B. Sống thiếu hợp tác.
C. Sống thiếu nhân nghĩa.
D. Cả 3 điều trên.
Câu 12. Hãy chọn ý đúng:
A. Ta có cuộc sống đầy đủ không phải nhờ vả ai nên không cần quan tâm đến những người khác.
B. Ta có học thức hiểu biết nhiều hơn những người xung quanh nên không cần sự giúp đỡ của họ.
C. Quan hệ với nhiều người không có lợi vì mất thời gian để tập trung vào công việc ta đang làm.
D. Sống chan hòa gần gũi với mọi người sẽ mang lại cho ta nhiều niềm vui và tự tin hơn trong cuộc sống.
Câu 13. Hoạt động nào sau đây không phải biểu hiện sống hợp tác:
A. Các bạn trong lớp cùng nhau làm cổng trại.
B. Chi đoàn lớp tổ chức thảo luận giải đáp các câu hỏi thi tìm hiểu về Đoàn.
C. Các bạn nam bàn cách trêu chọc các bạn nữ trong lớp.
D. Lớp góp ý cho bạn A về phương pháp học tập.
Câu 14. Chương trình nào sau đây trên các chương trình truyền hình là phù hợp với nhân nghĩa:
A. Cuộc thi đường lên đỉnh Olimpia.
B. Như chưa hề có cuộc chia ly.
C. Học trò xứ Quảng.
D. Hãy chọn giá đúng.
Câu 15. Câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" thể hiện:
A. Sức mạnh có được từ sự hợp tác đoàn kết.
B. Sức mạnh có được từ số đông.
C. Sức mạnh có được từ tập thể.
D. Cả 3 biểu hiện trên.
Câu 16. Sống hòa nhập với tập thể lớp không có nghĩa là:
A. Luôn thực hiện theo ý kiến của tập thể dù ý kiến đó đúng hay sai.
B. Tham gia phát biểu, thảo luận xây dựng tập thể vững mạnh.
C. Hoàn thành các công việc tập thể giao.
D. Gương mẫu trong các hoạt động của tập thể.
Câu 17. Nam là học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên thường tỏ ra rụt rè mặc cảm ngại tiếp xúc với các bạn. Hãy chọn lời khuyên dành cho Nam:
A. Bạn nên nghỉ học vì cả lớp đều là con nhà giàu, không ai chơi với bạn.
B. Bạn phải yêu cầu cha mẹ đáp ứng các yêu cầu của bạn giống như bọn tớ, lúc đó mọi người sẽ chan hòa với bạn.
C. Bạn đừng mặc cảm, bọn tớ luôn thông cảm chia sẽ với bạn, miễn là bạn học thật tốt để lớp mình được thầy cô khen.
D. Bạn nên làm đơn xin Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh và nhà trường hỗ trợ.
Câu 18. Hoạt động nào sau đây của học sinh không phải là sống hòa nhập, hợp tác:
A. Tham gia hoạt động tình nguyện mùa hè xanh.
B. Tham gia múa hát tập thể.
C. Tổ chức lạc quyên hỗ trợ người nghèo.
D. Tổ chức đua xe trái phép.
Câu 19. Điều gì sẽ xảy ra đối với người sống không hòa nhập với cộng đồng, xã hội:
A. Bị mọi người xa lánh.
B. Bị mọi người thiếu tin tưởng.
C. Ít nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của cộng đồng.
D. Cả 3 điều trên.
Câu 20. Theo em, quan điểm ngoại giao của nhà nước ta " Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước" là nhằm:
A. Nhận sự giúp đỡ của các nước.
B. Khai thác lợi ích của các nước.
C. Thể hiện tinh thần hữu nghị, đoàn kết,, hợp tác cùng có lợi với tất cả các nước trên thế giới.
D. Cả 3 điều trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD LỚP 10 Bai 13 Phan Boi Chau.doc