Câu hỏi trắc nghiệm bài 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Huệ

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm bài 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Huệ
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN GDCD 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ BÀI 1
Câu 1: Vì sao sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người?
A. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở để tồn tại xã hội.
B. Sản xuất của cải vật chất mở rộng là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội. 
C. Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
D. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở để tồn tại xã hội, là tiền đề thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội và thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
Câu 2: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là:
A. Sản xuất kinh tế B. Thỏa mãn nhu cầu.
C. Sản xuất của cải vật chất. D. Quá trình sản xuất.
Câu 3: Xác định đúng đắn vai trò của sản xuất của cải vật chất có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp con người biết trân trọng giá trị của lao động và của cải vật chất của xã hội.
B. Giúp con người giải thích nguồn gốc sâu xa của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội, hiểu được nguyên nhân cơ bản của quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người.
C. Giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự sáng tạo và năng lực lao động vô tận của con người trong lịch sử phát triển lâu dài.
D. Giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự sáng tạo và năng lực lao động vô tận của con người trong lịch sử phát triển lâu dài và biết trân trọng giá trị của lao động và của cải vật chất của xã hội .
Câu 4: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến sự tồn tại của xã hội?
B. Cơ sở. B. Động lực. C. Đòn bẩy. D. Cơ sở, động lực và đòn bẩy.
Câu 5: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?
A. Quan trọng. B. Quyết định. C. Cần thiết. D. Trung tâm. 
Câu 6: Yếu tố nào sau đây quyết định mọi hoạt động của xã hội?
A. Sự phát triển sản xuất. B. Sản xuất của cải vật chất. 
C. Đời sống vật chất, tinh thần. D. Phát triển kinh tế.
Câu 7: Phương án nào sau đây nêu đúng nhất sự khác biệt giữa sức lao động và lao động?
A. Sức lao động là năng lực lao động, còn lao động là hoạt động cụ thể có mục đích, có ý thức của con người.
B. Sức lao động là cơ sở để phân biệt khả năng lao động của từng người cụ thể, còn những người lao động khác nhau đều phải làm việc như nhau.
C. Sức lao động là mới chi là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
D. Sức lao động là hoạt động cụ thể có mục đích, có ý thức của con người, còn lao động là năng lực lao động.
Câu 8:Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?
A. Sức lao động. B. Lao động. C. Sản xuất của cải vật chất. D. Hoạt động. 
Câu 9: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?
A. Sản xuất của cải vật chất. D. Hoạt động. C. Tác động. D. Lao động.
Câu 10: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?
A. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động. 
B. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.
C. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động. 
D. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất.
Câu 11: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
A. Tư liệu lao động. B. Công cụ lao động. C. Đối tượng lao động. D. Tài nguyên thiên nhiên
Câu 12: Sức lao động là gì?
A. Năng lực thể chất của con người. 
B. Năng lực tinh thần của con người.
C. Năng lực thể chất và tinh thần của con người. 
D. Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất.
Câu 13: Vì sao sức lao động giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất trong yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?
A. Vì sức lao động có tính sáng tạo. 
B. Vì sức lao động của mỗi người là không giống nhau.
C. Vì suy đến cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là phản ánh sức lao động sáng tạo của con người.
D. Vì sức lao động có tính sáng tạo và suy đến cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là phản ánh sức lao động sáng tạo của con người.
Câu 14: Tư liệu lao động được chia thành những loại nào?
A. Công cụ lao động, hệ thống bình chứa, kết cấu hạ tầng. 
B. Công cụ lao động, công cụ sản xuất, hệ thống bình chứa. 
C. Sức lao động, hệ thống bình chứa, kết cấu hạ tầng.
D. Sức lao động, hệ thống bình chứa, đối tượng lao động.
Câu 15: Thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lí?
A. Là cơ cấu kinh tế phát huy được mọi tiềm năng nội lực của toàn bộ nền kinh tế.
B. Là cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại.
C. Là cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế.
D. Là cơ cấu kinh tế phát huy được mọi tiềm năng nội lực của toàn bộ nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Câu 16: Trong tư liệu lao động thì loại nào quan trọng nhất?
A. Tư liệu sản xuất. B. Công cụ lao động. C. Hệ thống bình chứa D. Kết cấu hạ tầng
Câu 17: Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu nào quan trọng nhất?
A. Cơ cấu ngành kinh tế. B. Cơ cấu thành phần kinh tế. 
C. Cơ cấu vùng kinh tế. D. Cơ cấu miền kinh tế.
Câu 18:Tư liệu lao động được phân thành mấy loại?
A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại.
Câu 19: Đối tượng lao động được phân thành mấy loại?
A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. 
Câu 20: Hệ thống bình chứa của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động. 
B. Tư liệu lao động. 
C. Đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp hóa chất.
D. Nguyên vật liệu nhân tạo.
Câu 21: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất? 
A. Đối tượnglao động đã trải qua tác động của lao động. B. Tư liệu lao động. 
C. Đối tượng lao động của các ngành giao thông vận tải. D. yếu tố nhân tạo.
Câu 22: Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?
A. Máy khâu. B. Kim chỉ. C. Vải. D. Áo, quần.
Câu 23: Đối với thợ mộc, đâu là đối tượng lao động?
A. Gỗ. B. Máy cưa. C. Đục, bào. D. Bàn ghế.
Câu 24: Phát triển kinh tế là gì?
A. Tăng trưởng kinh tế. 
B. Cơ cấu kinh tế hợp lí. 
C. Tiến bộ công bằng xã hội. 
D. Tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế hợp lí và tiến bộ công bằng xã hội.
Câu 25: Cơ cấu kinh tế là gì?
A. Là mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế.
B. Là tổng thể mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế.
C. Là mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế.
D. Là tổng thể mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế.
Đáp Án:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
D
C
D
A
B
B
C
A
D
B
C
D
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
D
A
D
A
B
B
A
B
B
C
A
D
25
A
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN GDCD LỚP 10
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NÚI THÀNH
BÀI 1 : THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
 Câu 1/ Hiểu thế nào cho đúng về thế giới quan?
a. là toàn bộ những quan niệm, quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống
b. là toàn bộ những quan niệm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống
c. là toàn bộ những quan niệm định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống
d. là toàn bộ những niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống
 Câu 2/ Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi Triết học, đặc biệt là Triết học hiện đại là:
a. giữa tư duy và ý niệm
b. giữa tư duy và tồn tại
c. giữa tồn tại và không tồn tại
d. giữa tư duy và tư duy
 Câu 3/ Triết học là:
a. hệ thống các quan điểm lí luận chung về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó
b. hệ thống các quan điểm lí luận chung về thế giới và con người trong thế giới đó
c. hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó
d. hệ thống các quan niệm và con người trong thế giới đó
 Câu 4/ Căn cứ vào đâu để phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa Triết học và các môn khoa học khác ? 
a. Đối tượng nghiên cứu . b. Hình thức lí luận. c.Vai trò. d. Ý nghĩa. 
Câu 5/ Sự hình thành TGQDV và TGQDT căn cứ vào yếu tố nào:
 a.Vấn đề cơ bản của triết học. b. Phương pháp luận.
Đối tượng nghiên cứu. c. Vai trò.
Câu 6/ Thế giới Vật chất tồn tại...
khách quan. b. chủ quan.
 c.do con người tạo ra. d. tự tồn tại , tự mất đi.
Câu 7/ Câu nói : “Tồn tại là cái được cảm giác” là quan điểm...
TGQDT b. TGQDV
d. PPLBC. c. PPLSH
Câu 8/ Chủ nghĩa Duy vật biện chứng là:
TGQDV và PPLBC. b. TGQDT và PPLSH.
d. TGQDV và TGQDT. c. PPLBC và PPLSH.
Câu 9/ Câu nói : “ Không ai hai lần tắm trên cùng một dòng sông” là quan điểm của:
PPLBC. b. PPLSH.
 c. TGQDV. d. TGQDT.
Câu 10/ Trong các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc TGQDV ?
Thế giới vật chất không tự sinh ra cũng không tự mất đi.
Giàu nghèo có số.
Tồn tại là cái được cảm giác
Con người do thượng đế, thần linh sinh ra
Câu 11/ Trong các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc TGQDT?
Giàu nghèo có số.
Thế giới vật chất không tự sinh ra cũng không tự mất đi.
Nước chảy đá mòn.
Truyện Thầy bói xem voi.
Câu 12/ . Trong các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc PPLBC ?
Nước chảy đá mòn.
Truyện Thầy bói xem voi.
Thế giới vật chất không tự sinh ra cũng không tự mất đi.
Giàu nghèo có số.
Câu 13/ . Trong các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc PPLSH ?
Truyện Thầy bói xem voi.
Nước chảy đá mòn.
Thế giới vật chất không tự sinh ra cũng không tự mất đi.
Giàu nghèo có số..
Câu 14/ Thế giới quan là:
quan niệm của con người về TG b. Những gì tồn tại xung quanh chúng ta.
bản chất của TG d. quy luật thế giới.
Câu 15/ Quan niệm nào dưới đây thuộc TGQDV ?
Đứng im là tạm thời, vận động là vĩnh viễn.
Nếu Trái tim ngừng đập thì thế giới sẽ chìm trong bóng tối.
Con lắc chỉ vận động đều được nhờ có môi trường chân không.
Thiên tài do trời phú.
Câu 16/ Phương pháp luận là :
Khoa học về phương pháp. b. Nhận thức về mục đích.
Cách thức tới mục đích. c. Mục đích của nhận thức.
Câu 17/ Mặt thứ nhất nội dung vấn đề cơ bản của TH là giải quyết :
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Mối quan hệ giữa vật chất và sự tồn tại.
Mối quan hệ giữa con người và ý thức.
Mối quan hệ giữa TGQ và con người.
Câu 18/ Quan niệm nào sau đây là của TGQDT ?
Nhận thức chỉ là sự hồi tưởng.
Nhận thức là sự phản ánh.
Nhận thức là hiểu biết của con người về TG.
Nhận thức là sự thu nhận TG vào trong bộ óc của con người.
Câu 19/ Theo quan điểm của THDV thì :
Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau.
Ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau.
Có ý thức mới có vật chât.
Con người không thể nhận thức được TG.
Câu 20/ Đâu là đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi các chất
lịch sử xã hội loài người
sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường
sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản...
Câu 21/ Phoi-ơ-băc là nhà Triết học theo trường phái nào?
Duy tâm khách quan
Duy vật siêu hình
Duy vật biện chứng
Duy tâm biện chứng
Câu 22/ Hê-ghen là nhà Triết học theo chủ nghĩa nào sau?
Chủ nghĩa duy tâm siêu hình
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy tâm biện chứng
Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Câu 23/ Nhà Triết học nào đã cho rằng, cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy, tim là lò xo, dây thần kinh là sợi chỉ, các khớp xương là bánh xe làm cho cơ thể chuyển động.
Phoi-ơ-băc
Hê-ghen
Hê-ra-clít
Hốp - xơ
Câu 24/ “ Không ai hai lần tắm trên cùng một dòng sông” là câu nói của:
Của Béc-cơ-li
Của Hê-ra-clít
Hốp – xơ
Hê- ghen
Câu 25/ Quan niệm: “Tồn tại là cái được cảm giác”, “Không có sự vật nằm ngoài cảm giác” là của nhà Triết học nào sau?
Hê-ghen
Hốp-xơ
Béc-cơ-li
Hê-ra--clít

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD lớp 10 và 11- Nguyễn Huệ.doc