TRƯỜNG THPT TAM NÔNG CÂU HỎI ÔN TẬP ÔN THI TNTHPT 2015 CHUYÊN ĐỀ: SẮT VÀ CROM I. PHẦN BIẾT Câu 1: Cấu hình của ion Fe3+ là A. 1s22s22p63s23p63d64s2. B. 1s22s22p63s23p63d64s1. B. 1s22s22p63s23p63d6 . D. 1s22s22p63s23p63d5. Câu 2: Sắt là nguyên tố A. nhóm s. B. nhóm p. C. nhóm d. D. nhóm f. Câu 3: Phản ứng nào sau đây, FeCl3 không thể hiện tính oxi hoá? A. 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2. B. 2FeCl3 + 2 KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2. C. 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S. D. 2FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl. Câu 4: Phản ứng nào sau đây, Fe2+ thể hiện tính khử ? A. FeSO4 + H2O Fe + 1/2O2 + H2SO4 B. FeCl2 Fe + Cl2. C. Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe. D. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3. Câu 5: Nguyên tắc sản xuất gang là A. Dùng Al khử oxit sắt thành Fe B. Dùng kim loại mạnh hơn khử ion sắt thành Fe C. Dùng H2 để khử oxit Fe thành Fe D. Dùng CO để khử oxit sắt thành Fe. Câu 6: Cho các chất : HNO3(l) , H2SO4 đặc nóng , Cl2 , H2SO4 loãng. Chất oxi hóa được Fe đến Fe2+ là A. HNO3 dư B. H2SO4 đặc, nóng dư C. Cl2 D. H2SO4 (l) dư. Câu 7: Chất không khử được Fe3+ trong dd thành Fe2+ là A. Cu B. Fe C. HCl D. KI. Câu 8: Quặng nào sau đây không phải là quặng sắt? A. Hematit B. Xiđêrit C. Đôlômit D. Pyrit. Câu 9: Dung dịch nào sau đây không thể hòa tan được Fe? A. FeCl3 B. CuSO4 C. HNO3(l) D. HNO3 đặc nguội. Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hoá: FeFeCl3Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là A. HCl, NaOH. B. HCl, Al(OH)3. C. NaCl, Cu(OH)2. D. Cl2, NaOH. Câu 11: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng. C. không màu sang màu da cam. D. màu vàng sang màu da cam. Câu 12: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ? A. Fe và Al. B. Fe và Cr. C. Mn và Cr. D. Al và Cr. Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Crom có màu trắng, ánh bạc, dễ bị mờ đi trong không khí. B. Crom là một kim loại cứng (chỉ thua kim cương), cắt được thủy tinh. C. Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 18900C) D. Crom thuộc kim loại nặng (khối lượng riêng là 7,2g/cm3). Câu 14: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng? A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ C. Crom có những tính chất hóa học giống nhôm D. Crom có những hợp chất giống hợp chất của lưu huỳnh. Câu 15: Cho các chất sau: Cr(OH)2 , CrO3, Al2O3, NaHCO3 . Số chất thể hiện tính lưỡng tính là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4. II. PHẦN HIỂU Câu 16: Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản dung dịch muối sắt (II), người ta thường cho vào đó A. dung dịch HCl. B. sắt kim loại. C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch AgNO3. Câu 17: Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình đựng dung dịch HCl dư. Dung dịch thu được sau phản ứng gồm các chất A. FeCl2, FeCl3. B. FeCl2, HCl. C. FeCl3, HCl. D. FeCl2, FeCl3, HCl. Câu 18: Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số phản ứng thuộc loại oxi hoá- khử là A. 5. B. 8. C. 6. D. 7. Câu 19: Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NxOy + H2O Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là A. 46x – 18y. B. 45x – 18y. C. 13x – 9y. D. 23x – 9y. Câu 20: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)2 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe. D. Fe2O3. Câu 21: Cho dãy các chất và ion : Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là A. 4 B. 5 C. 6 D. 8. Câu 22: Cho phản ứng aFeSO4 + bK2Cr2O7 + cH2SO4 ® dFe2(SO4)3 + eCr2(SO4)3 + fK2SO4 + gH2O Các hệ số là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (d+e+f+g) bằng A. 10 B. 15 C. 12 D. 26. Câu 23: Cho các phương trình phản ứng (a) (b) (c) (d) Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là A. 2 B. 3 C. 1 D. 4. Câu 24: Cho phản ứng: Fe(NO3)2 + AgNO3 ¾® Fe(NO3)3 + Ag Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+. B. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+. C. Ag có tính khử mạnh hơn Fe2+. D. Fe2+ khử được Ag+. Câu 25: Cho hỗn hợp A gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa, thu được dung dịch B và chất rắn C. Thêm vào B một lượng dung dịch NaOH loãng dư, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao thu được chất rắn D gồm hai oxit kim loại. Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Hai oxit kim loại đó là A. Al2O3, Fe2O3 B. Al2O3, CuO C. Al2O3, Fe3O4 D. Fe2O3, CuO. Câu 26: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch A. NaOH (dư). B. HCl (dư). C. AgNO3 (dư). D. NH3(dư). Câu 27: Hòa tan hết cùng một lượng Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được khí H2(1) và H2SO4 đặc nóng (dư) thu được khí SO2(2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là A. (1) bằng (2). B. (1) gấp đôi (2). C. (2) gấp rưỡi (1). D. (2) gấp ba (1). Câu 28: Cho 1 lượng Fe dư lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, AlCl3, CuCl2, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 đặc nóng. Số trường hợp phản ứng sinh ra muối sắt (II) là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 29: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. Câu 30: Một bột màu lục A thực tế không tan trong dung dịch loãng của axit hoặc kiềm. Khi nấu chảy với kiềm và có mặt không khí nó chuyển thành chất B có màu vàng và dễ tan trong nước, chất B tác dụng với axit chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A và oxi hoá axit clohiđric thành khí clo. Công thức phân tử các chất A, B và C lần lượt là A. Cr2O3, Na2CrO4, NaCrO2. B. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7. C. Cr2O3, Na2Cr2O7, Na2CrO4. D. Cr2O3, K2CrO4, Na2Cr2O7. Câu 31: Phát biểu không đúng là A. CrO là oxit bazơ. B. Hợp chất crom (II) có tính khử đặc trưng, còn hợp chất crom (VI) có tính oxi hoá mạnh. C. Thêm dung dịch axit vào muối cromat, màu vàng chuyển thành màu da cam. D. Các hợp chất CrO3, Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính. Câu 32: Cho sơ đồ phản ứng Chất Y trong sơ đồ trên là A. Na2Cr2O7 B. Cr(OH)2 C. Cr(OH)3 D. NaCrO2. Câu 33: Hòa tan Fe3O4 vào dd H2SO4(l) dư được dd X. Để chứng tỏ trong X có mặt Fe2+ và Fe3+ ta dùng nhóm thuốc thử là A. NaOH B. NH3 C. Cu và dd KMnO4 D.CuO và dd KMnO4. Câu 34: Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng? A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm. B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm. C. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục sáng sang màu lục thẫm. D. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm. Câu 35: Chỉ ra câu đúng trong các câu sau : 1. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat. 2. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng, còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh. 3. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH. 4. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính. 5. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. 6. Crom là kim loại nên chỉ tạo nên chỉ tạo được oxit bazơ. 7. Phương pháp sản xuất crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy. 8. Kim loại crom có thể cắt được thuỷ tinh. A. 1, 2, 3, 5, 8. B. 2, 3, 4, 5, 7, 8. C. 2, 3, 5, 6, 7, 8. D. 1, 3, 4, 5, 8. III. PHẦN VẬN DỤNG Câu 36: Hòa tan hết 7,68 gam hỗn hợp FeO , Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ 260 ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được cho tác dụng với dd NaOH dư rồi lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn. Tính m ? A.20 B.8 C.16 D.12. Câu 37: Đem nhiệt phân hoàn toàn a mol Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng T1. Nhiệt phân hoàn toàn a mol Fe(NO3)3 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng T2. Biểu thức nào dưới đây là đúng ? A.T1 = 0,972T2 B.T1 = T2 C.T2 = 0,972T1 D.T2 = 1,08T1. Câu 38:Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm x mol FeO , x mol Fe2O3 và y mol Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 6,72 lít NO2 ( đktc ). Giá trị của m gam là A. 46,4 B. 48,0 C. 35,7 D. 69,6. Câu 39: Khử hoàn toàn một oxit sắt bằng CO thu được 5,6g Fe và 3,36 lít CO2 (đkc). Oxit sắt là A. Fe2O3 B. FeO C. Fe3O4 D. Không xác định được. Câu 40: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 ( trong đó tỉ lệ khối lượng của FeO và Fe2O3 bằng 9:20 ) bằng dung dịch HCl , thu được 16,25 gam FeCl3. Khối lượng muối FeCl2 thu được sau phản ứng bằng : A.5,08 gam B.6,35 gam C.7,62 gam D.12,7 gam. Câu 41 : Trộn bột Al với bột Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) thu được m gam hỗn hợp X. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y bằng HNO3 loãng dư , thấy giải phóng 0,448 lít khí NO (đktc và là sản phẩm khử duy nhất ). Giá trị m là A.7,48 B.11,22 C.5,61 D.3,74. Câu 42: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Cu và 2 oxit sắt cần vừa đủ 500ml dung dịch HCl 1,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 38,74 gam hỗn hợp hai muối khan . m nhận giá trị ? A.22,24 B.20,72 C.23,36 D.27,04. Câu 43: Cho 1,12g bột Fe và 0,24g bột Mg vào một bình chứa sẵn 250ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng khối lượng kim loại có trong bình là 1,88g. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 trước phản ứng là A. 0,1M. B. 0,04M. C. 0,06M. D. 0,12M. Câu 44: Cho 100g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 4,98 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl (không có không khí) thu được 38,8 lít khí. Các khí đo ở đktc. Thành phần phần trăm của Fe, Cr và Al trong hợp kim lần lượt là A. 83%, 13%, 4%. B. 80%, 15%, 5%. C. 12%, 84%, 4%. D. 84%, 4,05%, 11,95%. Câu 45: Hòa tan 58,4 gam hỗn hợp muối khan AlCl3 và CrCl3 vào nước, thêm dư dung dịch NaOH vào sau đó tiếp tục thêm nước Clo rồi lại thêm dư dung dịch BaCl2 thì thu được 50,6 gam kết tủa. Thành phần % khối lượng của các muối trong hỗn hợp đầu là A. 45,7% AlCl3 và 54,3% CrCl3 B. 46,7% AlCl3 và 53,3% CrCl3 C. 47,7% AlCl3 và 52,3% CrCl3 D. 48,7% AlCl3 và 51,3% CrCl3. IV. PHẦN VẬN DỤNG CAO Câu 46: Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe , FeS , FeS2 và S vào dung dịch HNO3 loãng dư , giải phóng 8,064 lít NO ( là sản phẩm khử duy nhất ở đtkc ) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hòa tan hết lượng kết tủa Z bằng dung dịch HCl dư , sau phản ứng còn lại 30,29 gam chất rắn không tan . Giá trị của a gam là A.7,92 B.9,76 C.8,64 D.9,52. Câu 47: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam một oxit sắt vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,456 lít hỗn hợp NO và NO2 ( đktc - ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác ). Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng lên 2,49 gam so với ban đầu. Công thức của oxit sắt và số mol HNO3 phản ứng là : A.FeO và 0,74 mol B.Fe3O4 và 0,29 mol C.FeO và 0,29 mol D.Fe3O4 và 0,75 mol. Câu 48: Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 520 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác , khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Xác định m? A.16,56 B.20,88 C.25,06 D.16,02. Câu 49: Hỗn hợp A dạng bột gồm hai kim loại nhôm và sắt. Đặt 19,3 gam hỗn hợp A trong ống sứ rồi đun nóng ống sứ một lúc, thu được hỗn hợp chất rắn B. Đem cân lại thấy khối lượng B hơn khối lượng A là 3,6 gam (do kim loại đã bị oxi của không khí oxi hóa tạo hỗn hợp các oxit kim loại). Đem hòa tan hết lượng chất rắn B bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, có 11,76 lít khí duy nhất SO2 (đktc) thoát ra. Khối lượng mỗi kim loại có trong 19,3 gam hỗn hợp A là: A. 5,4 gam Al; 13,9gam Fe B. 4,05 gam Al; 15,25 gam Fe C. 8,1 gam Al; 11,2 gam Fe D. 8,64 gam Al; 10,66 gam Fe. Câu 50: Nung 23,2 gam hỗn hợp X ( FeCO3 và FexOy ) tới phản ứng hoàn toàn thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 7,88 gam kết tủa. Mặt khác , để hòa tan hết 23,2 gam X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. CT FexOy và giá trị của V là A.FeO và 200 B.Fe3O4 và 250 C.FeO và 250 D.Fe3O4 và 360. HẾT.
Tài liệu đính kèm: