CÂU HỎI ĐÁP ÁN MÔN SỬ NHẬN BIẾT Câu 1: Em hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Đáp án: * Nguyên nhân: Lòng yêu nước nồng nàn , niềm tự hào sâu sắc , ý chí kiên cường quyết tâm giành độc lập của dân tộc ta. Sự lãnh đạo đúng đắn , tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi , Nguyễn trãi . Những con người đó không chỉ có lòng yêu nước và trung thành bất khuất , kiên cường mà còn biết “ đồng cam cộng khổ” , thương yêu nhân dân, đầy tình nhân nghĩa , tất cả vì sự nghiệp giải phóng đất nước . Chiến lược , chiến thuật đúng đắng, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân. *Ý Nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi . Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. Đất nước sạch bóng quân xâm lược , giành lại được độc lập tụ chủ cho nhân dân ta. Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội , đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê Sơ. Câu 2: Em hãy trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ? ĐÁP ÁN Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và đầy đủ hơn so với thời vua Lê Thái Tổ ở một số điều , như triều đình có đầy đủ các bộ , các tự các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra , giám sát được tăng cường từ triều đình đến các địa phương. Ở các đơn vị hành chính , tổ chức chặt chẽ hơn ( nhất là các cấp đạo thừa tuyên), có 3 cơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực vào một viên an phủ sứ như trước và có phân công trách nhiệm rõ ràng Câu 3: Nội dung cơ bản của” Bộ luật Hồng Đức” là gì? Nội dung cơ bản của” Bộ luật Hồng Đức” là: Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. Bộ luật có những điều bảo vệ , chủ quyền quốc gia . Khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bộ luật bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Câu 4: Em hãy trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật? ĐÁP ÁN: Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật: Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp chủ yếu làm cho bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ , hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ . Vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo , Lê Thánh Tông chia 5 đạo thành 13 thừa tuyên . Vua Lê Thánh Tông là Người soạn thảo ban hành Quốc triều hình luật ( Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam Câu 5: Trong xã hội thời Lê sơ có những giai cấp , tầng lớp nào ? giai cấp nào chiếm đa số dân cư trong xã hội? Đáp án: Trong xã hội thời Lê Sơ có những giai cấp , tầng lớp: Vua, vương hầu , quý tộc địa chủ nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì. Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư , sống chủ yếu ở nông thôn, họ là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ nhất trong xã hội. THÔNG HIỂU Câu 6: Tổ chức quân đội thời Lê Sơ có gì giống và khác với thời nhà Trần? Đáp án : * GiỐNG Quân đội thời nhà Lê được tổ chức giống như thời nhà Lý- Trần theo chế độ” Ngụ binh ư nông” , được tổ chức chặt chẽ , luyện tập võ nghệ hằng năm, có năng lực chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. * Khác: So với thời Trần , quân đội thời Lê sơ không có quân đội của các vương hầu, quý tộc. Vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội. Quân đội thời Lê sơ có thêm các binh chủng : tượng binh, kị binh. Câu 7 Để phục hồi nông nghiệp nhà Lê có những biện pháp gì? Đáp án: Để phục hồi nông nghiệp nhà Lê cho hơn 2/3 quân sĩ về quê làm ruộng , số còn lại luân phiên về quê sản xuất. Nhà Lê kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê sản xuất . Đặt một số chức quan chuyên môn coi về nông nghiệp . Lập phép quân điền , cấm giết trâu bò bừa bãi , cấm điều động dân phu trong vụ mùa. Câu 8: Em nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ? Đáp án: - Thủ công nghiệp thời Lê sơ phát triển với các ngành , nghề thủ công truyền thống ở các làng xã như kéo tơ dệt lụa , đan lát, làm nón đúc đồng , rèn sắt ,làm đồ gốmngày càng phát triển , nhiều làng thủ công nghiệp nổi tiếng ra đời . Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề nhất. Cac1xu7o7ng3 thủ công do nhà nước quản lí cũng phát triển mạnh Câu 9: Việc vua thời Lê sơ Khuyến khích lập chợ, họp chợ nói lên điều gì? Đáp án: - Việc nhà vua thời Lê sơ khuyến khích lập chợ mới, họp chợ nói lên điều : Nhà vua rất quan tâm đến đời sống nhân dân” hễ có dân là có chợ”. Chứng tỏ kinh tế thời Lê sơ phát triển : nông nghiệp , thủ công nghiệp, hàng hóa sản xuất nhiều. à Đời sống nhân dân được nâng cao. Câu 10:Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý Trần có đặc điểm gì khác nhau? Đáp án: Nhà nước thời Lý Trần Nhà nước thời Lê sơ Nhà nước theo chế độ quân chủ tập quyền( vua nắm mọi quyền hành)nhưng không sát bằng thời Lê sơ. Vua là người nắm trực tiếp mọi quyền hành, kể cả tổng chỉ huy quân đội. VẬN DỤNG THẤP Câu 11: Vì saoNguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghẹ An ? Đáp án: trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân , Nguyễn chích đề nghị tạm hòa rời núi rừng Thanh Hóa , chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng người đông và cũng rất hiểm yếu , để dựa vào đó quay ra đánh Đông Đô. Câu 12:Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam sơn trong những năm 1418-1427? Đáp án: Nghĩa quân Lam sơn trong những năm 1418-1423 chiến đấu trong một hoàn cảnh cực kì khó khăn. Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng của ta còn yếu, nghĩa quân đã gặp rất nhiều khó khoăn , nguy nan , có những lúc thiếu lương thực trầm trọng , đói rét, có những lúc bị bao vây , Lê Lai phải liều mình cứu chúa ba lần nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng .Nhưng nghĩa quân với một tinh thần chiến đấu dũng cảm , bất khuất , chịu đựng gian khổ , hy sinh không hề nao núng . Họ tin tưởng vào bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, Họ tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Câu 13: Theo em , vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10-12- 1427vo7i1 tướng giặc là Vương Thông? Đáp án: Lê Lợi tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10-12-1427 là Vương Thông để tạo điều kiện an toàn cho quâ Minh rút quân về nước . Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi , bộ chỉ huy nghĩa quân , của nhân dân ta đối với kẻ bại trận , đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời nay. Câu 14: So sánh chính sách ngoại giao của thời Nguyễn có gì khác so với thời Quang trung? Đáp án - Thời Quang Trung Đối với nhà Thanh mềm dẽo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tất đất của tổ quốc. - Đối với Nguyễn Ánh , quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt. - Thời Nguyễn thần phục nhà Thanh. - Khước từ mọi tiếp súc với người Phương tây. Câu 15: : Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục và nhệ thuật , kiến trúc và điêu khắc thời Trần? Đáp án - Giáo dục: + Trường học được mở nhiều nơi, Quốc Tử Giám được mở rộng. + Thi cử được tổ chức ngày càng nhiều, đào tạo nhân tài. Nghệ thuật: + Kiến trúc quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối , cao nhiều tầng.( Tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô): + Điêu khắc: Nghệ thuật chạm khắc tinh vi , trau chuốt hơn. Câu 16: Sau khi thống nhất Quang Trung đó có những chính sách gì để phục hồi và phát triển kinh tế? Em có nhận xét gì về các chính sách đó? * Nông nghiệp: - Ban hành Chiếu khuyến nông - Giảm tô thuế - Khuyến khích khai khẩn ruộng đất hoang - Chia ruộng đất cho nhân dân - Khuyến khích dân phiêu tán về quê. * Công, thương nghiệp. - Giảm thuế - Mở cửa ải thông thương chợ búa - Nghề thủ công và buôn bán được khôi phục dần * Nhận xét: - Những chính sách của Quang Trung rất tiến bộ - Nhằm khắc phục hậu quả sau chiến tranh - Giải quyết nạn đói cho dân - Đem lại cuộc sông ấm no. hạnh phúc cho dân Câu 17: So sánh chính sách ngoại thương của thời Nguyễn có gì khác so với thời Quang Trung? Tại sao nói “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp phát triển? Đáp án * Chính sách ngoại thương - Thời Quang Trung: + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. + “Mở cửa ải, thông chợ búa” - Thời Nguyễn: (hạn chế buôn bán với nước ngoài) + Buôn bán với các nước: Trung Quốc, Xingapo, Xiêm, Mã Lai + Không cho người phương Tây mở cửa hàng, họ chỉ được ra vào một số cảng đã được quy định. * “Mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp phát triển vì: - “Mở của ải” để trao đổi buôn bán với các nước khác - “Thông chợ búa” để nhân dân trong nước trao đổi mua bán sản phẩm mình làm ra, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. →Buôn bán trong và ngoài nước phát triển tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển, thủ công nghiệp phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển. Câu 18: Chứng minh vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong trận đại phá quân Thanh vào Tết Kỉ Dậu năm 1789? Đáp án - Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà chính trị quân sự thiên tài, là người anh hùng vĩ đại của dân tộc trong thế kỉ XVIII. - Quang Trung luôn khích lệ động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Tiến hành tổ chức khao quân và trực tiếp tham gia chỉ huy tiêu diệt địch vào Tết Kỉ Dậu năm 1789. - Từ Tam Điệp, Quang Trung quyết định chia quân làm 5 đạo: + Đạo quân chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long + Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long; + Đạo thứ tư tiến ra Hải Dương + Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc. - Quân Thanh dễ dàng chiếm được Thăng Long nên chủ quan kiêu ngạo, không đề phòng. Quang Trung đã lợi dụng sơ hở của địch và dựa trên cơ sở lực lượng của nghĩa quân được chuẩn bị chu đáo, bí mật tấn công thần tốc, bất ngờ. - Đêm 30 Tết: Quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. - Đêm mồng 3 tết: Quân ta vây đồn Hà Hồi (Thường Tín – Hà Nội). Quân giặc bất ngờ, hoảng sợ và đầu hàng. - Mờ sáng mồng 5 Tết: Quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy toán loạn. - Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa. Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử còn Tôn Sĩ Nghị vượt sông Nhị (sông Hồng) sang Gia Lâm. - Trưa mồng 5 Tết: Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng kéo vào Thăng Long. - Chỉ 5 ngày đêm chiến đấu liên tục: cả 5 đạo quân dưới sự chỉ huy của Quang Trung đã tiêu diệt và quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược, đất nước được giải phóng. -> Thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt trong nghệ thuật quân sự của vua Quang Trung: Nghệ thuật thu phục lòng người và đánh địch thần tốc, bất ngờ, táo bạo. Câu 19: Đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp giữ nước, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước ? Đáp án Công lao to lớn nhất của Quang Trung: - Đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh giải phóng đất nước. - Xoá bỏ danh giới chia cắt đất nước Đàng Trong- Đàng Ngoài. - Phục hồi kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước.... Câu 20: :§¸nh gi¸ nh÷ng cèng hiÕn cña phong trµo n«ng d©n T©y S¬n ®èi víi lÞch sö d©n téc? Đáp án; Th¾ng lîi cña phong trµo T©y S¬n trong viÖc lËt ®æ chÝnh quyÒn phong kiÕn thèi n¸t NguyÔn-TrÞnh-Lª ®· xo¸ bá ranh giíi chia c¾t ®Êt níc ........ -ChiÕn th¾ng cña phong trµo T©y S¬n trong viÖc chèng qu©n x©m lîc Xiªm vµ Thanh cã ý nghÝa lÞch sö to lín ........
Tài liệu đính kèm: