Câu hỏi khảo sát học sinh giỏi tỉnh năm học 2013- 2014 môn thi: sinh học

doc 12 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3490Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi khảo sát học sinh giỏi tỉnh năm học 2013- 2014 môn thi: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi khảo sát học sinh giỏi tỉnh năm học 2013- 2014 môn thi: sinh học
PHÒNG GD-ĐT HIỆP HÒA
CÂU HỎI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN THI: SINH HỌC
(Đột biến)
Câu 1 (3,0 điểm):
 a) Đột biến điểm gồm mấy dạng chủ yếu? Vì sao nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường vô hại đối với thể đột biến?
 b) Vì sao một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản?
Câu 2 (3,0 điểm): 
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Ở thể đột biến thuộc loài trên, trong mỗi tế bào sinh dưỡng khi đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân đều có 20 crômatit.
a) Tên gọi của thể đột biến trên là gì?
b) Giải thích cơ chế phát sinh của thể đột biến đó.
Câu 3 (3,0 điểm):
a. Vì sao đa số đột biến gen là đột biến lặn? Vì sao đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật?
b. Phân biệt NST thường và NST giới tính. Một người đàn ông bình thường (2n = 46) có bao nhiêu nhóm gen liên kết? Vì sao?
Câu 4 (2,5 điểm): 
Trong giờ thực hành, một học sinh đếm được số NST trong tế bào xôma của một con châu chấu là 23.
a. Con châu chấu này có bị đột biến không? Nếu có thì là dạng đột biến nào?
b. Xác định các loại giao tử (có NST giới tính) được tạo ra từ con châu chấu đó?
(Cho biết châu chấu có bộ NST 2n = 24, cặp NST giới tính của châu chấu đực là OX, châu chấu cái là XX).
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Cho biết vai trò của các loại enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN.
b. Tại sao trong quá trình ADN nhân đôi 2 mạch đơn mới trong cùng 1 chạc tái bản lại có chiều tổng hợp ngược nhau?
Câu 6 (2,0 điểm)
a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có những loại nào? Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dễ xảy ra nhất trong phân bào giảm phân?
b. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động xảy ra đối với 1 nhiễm sắc thể. Hãy cho biết những thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc của hệ gen. 
Câu 7 (2,0 điểm)
Nêu các trường hợp đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác trong vùng mã hóa của gen cấu trúc mà không làm thay đổi chức năng của prôtêin do gen đó mã hóa.
Câu 8 (3,0 điểm): 
a. Nêu cơ chế, hậu quả và vai trò của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
b. Ở cà độc dược 2n = 24, trong quần thể thấy xuất hiện một số cá thể có 23 NST, 25 NST, 22 NST và 26 NST. Hãy cho biết cơ chế xuất hiện và tên gọi của các cá thể này. Biết rằng đột biến này chỉ liên quan đến một cặp NST.
Câu 9 (3,0 điểm):
 Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên?
Câu 10 (2,0 điểm)
 1. Ở thể đột biến của một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra số tế bào có tổng cộng là 144 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài có thể có là bao nhiêu? Đó là dạng đột biến nào ? Có thể có bao nhiêu loại giao tử không bình thường về số lượng nhiễm sắc thể ? 
2. Ở cà chua có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp trong tế bào đồng thời có thể 3 nhiễm kép và thể một nhiễm ? 
 A. 332 B. 660 C. 726 D. 1320 
Chọn câu đúng và giải thích ? 
Câu 11(4,0 điểm).
Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội và thể ba nhiễm .
Nêu đặc điểm của thể đa bội.
Câu 12 Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến điểm nào làm thay đổi tỉ lệ ? 
Câu 13 ( 3.5 điểm)
a) Phân biệt thể lưỡng bội, thể dị bội và thể tự đa bội? Lµm thÕ nµo ®Ó nhËn biÕt ®­îc thÓ ®a béi?
b) Điểm khác biệt cơ bản nhất về nguồn gốc bộ nhiễm sắc thể giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội?
c) Gi¶ ®Þnh bé nhiÔm thÓ l­ìng béi cña mét loµi (2n = 6) nh­ h×nh vÏ:
H·y vÏ s¬ ®å vÒ bé NST cña c¸c thÓ ®ét biÕn: 
 	+ ThÓ 3 nhiÔm. + ThÓ tam bội
Câu 14 ( 2.5 điểm)
 Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu là: I, II, III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là: a,b,c,d. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến trên người ta thu được kết quả như sau:
Thể đột biến
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
VI
a
3
3
3
3
3
3
b
4
4
4
4
4
4
c
4
2
4
2
2
2
d
2
2
3
2
2
2
a) Xác định tên gọi và viết kí hiệu bộ NST của các thể đột biến trên?.
b) Nêu cơ chế hình thành các dạng đột biến đó?
Câu 15 (2,0 điểm): 
Ở cà độc dược 2n = 24, trong quần thể thấy xuất hiện một số cá thể có 23 NST, 25 NST, 22 NST. 
a. Hãy cho biết cơ chế xuất hiện và tên gọi của các dạng này. Trong các dạng đột biến này, dạng nào thường hiếm gặp nhất?
b. Có thể có bao nhiêu dạng thể ba nhiễm ở loài này?
Câu 16 (3 điểm)
 Ở mét loµi thùc vËt, khi cho lai c©y cã kiÓu gen AA víi c©y cã kiÓu gen aa ®­îc F1. Ng­êi ta ph¸t hiÖn ë F1 cã c©y mang kiÓu gen Aaa.
 a. Tr×nh bµy c¸c c¬ chÕ h×nh thµnh c¬ thÓ cã kiÓu gen Aaa nãi trªn? ViÕt s¬ ®å lai minh häa.
 b. NÕu c©y F1 (2n+1) nãi trªn tù thô phÊn, kÕt qu¶ lai thu ®­îc ë F2 nh­ thÕ nµo? (Cho biÕt chØ h¹t phÊn ®¬n béi míi cã kh¶ n¨ng thô tinh).
Câu 17 Bộ NST của 1 loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST ( ký hiệu I , II , III , IV, V ).Khi khảo sát 1 quần thể của loài này ,người ta pháp hiện ba thể đột biến ( ký hiệu A, B , C) .Phân tích tế bào học ba thể đột biến đó ,thu được kết quả sau :
Thể đột biến
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
A
3
2
2
2
2
B
3
2
2
3
2
C
1
2
2
2
2
a.Em hãy giải thích cơ chế hình thành các dạng thể đột biến A và C. Biết quá trình này xảy ra trong giảm phân và thụ tinh.
b. Gọi tên thể đột biến B? Cho biết trong quần thể này có thể xảy ra bao nhiêu kiểu thể đột biến cùng dạng với thể đột biến B?
Câu 18 (2,0 điểm). Điểm khác nhau cơ bản (nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện, vai trò) giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI NGÀY 16/1/2014
Câu 1 (3,0 điểm):
 a) Đột biến điểm gồm mấy dạng chủ yếu? Vì sao nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường vô hại đối với thể đột biến?
 b) Vì sao một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản?
Câu 2 (3,0 điểm): 
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Ở thể đột biến thuộc loài trên, trong mỗi tế bào sinh dưỡng khi đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân đều có 20 crômatit.
	a) Tên gọi của thể đột biến trên là gì?
	b) Giải thích cơ chế phát sinh của thể đột biến đó.
1 (3,0đ)
a) * Đột biến điểm gồm 3 dạng chủ yếu: thay thế một cặp nuclêôtit, thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit.
* Phần nhiều đột biến điểm là vô hại đối với cơ thể mang đột biến vì:
- Đa số đột biến điểm là đột biến thay thế cặp nuclêôtit. Tính chất thoái hoá của mã di truyền: đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác, dẫn đến biến đổi côđon này bằng côđon khác nhưng cùng xác định một axit amin.
- Xảy ra ở intron (vùng không mang thông tin di truyền)à không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin.
 b) Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản vì:
 Thể đột biến đảo đoạn trong giảm phân tạo giao tử nếu xảy ra trao đổi chéo ở cặp NST mang đột biến đảo đoạn thì sẽ tạo ra 50% số giao tử không có sức sống và 50% giao tử bình thường.
0,75
0,75
0,75
0,75
2 (3,0đ)
a) Tên gọi của thể đột biến trên:
Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể đột biến: 20 :2 = 10 = 2n – 1 – 1 hoặc 2n – 2.
Tên gọi của thể đột biến là: thể một kép (2n – 1 – 1) hoặc thể không (2n – 2).
b) Giải thích cơ chế phát sinh của thể đột biến trên:
Cơ chế phát sinh thể một kép:
TH1: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở bố có 1 cặp NST không phân li, ở mẹ một cặp NST khác không phân li, hình thành loại giao tử mà cặp NST nào đó có cả 2 NST (n+1), 1 loại giao tử không có NST của cặp này (n–1). Giao tử (n-1) từ bố thụ tinh với giao tử (n-1) của mẹ tạo hợp tử (2n -1 -1) phát triển thành thể một nhiễm kép.
TH2: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở bố hoặc mẹ có 2 cặp NST không phân li tạo ra loại giao tử không có NST nào của 2 cặp NST tương đồng (n -1 -1). Giao tử này thụ tinh với giao tử bình thường của bên còn lại (n) tạo hợp tử (2n -1 -1) phát triển thành thể một nhiễm kép.
Cơ chế phát sinh thể không: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở cả bố và mẹ đều có 1 cặp NST tương ứng không phân li, hình thành loại giao tử mà cặp NST nào đó có cả 2 NST (n+1), 1 loại giao tử không có NST của cặp này (n–1). Giao tử (n-1) từ bố thụ tinh với giao tử (n-1) của mẹ tạo hợp tử (2n -2) phát triển thành thể một nhiễm kép.
 1,0
 0,75
 0,5
 0,75
Câu 3 (3,0 điểm):
a. Vì sao đa số đột biến gen là đột biến lặn? Vì sao đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật?
b. Phân biệt NST thường và NST giới tính. Một người đàn ông bình thường (2n = 46) có bao nhiêu nhóm gen liên kết? Vì sao?
Câu 4 (2,5 điểm): 
Trong giờ thực hành, một học sinh đếm được số NST trong tế bào xôma của một con châu chấu là 23.
a. Con châu chấu này có bị đột biến không? Nếu có thì là dạng đột biến nào?
b. Xác định các loại giao tử (có NST giới tính) được tạo ra từ con châu chấu đó?
(Cho biết châu chấu có bộ NST 2n = 24, cặp NST giới tính của châu chấu đực là OX, châu chấu cái là XX).
3 (3,0đ)
a. 
- Đa số đột biến gen là đột biến lặn vì: 
+ Đa số đột biến gen là có hại cho cá thể mang đột biến, nếu là đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình và gây hại cho sinh vật. 
+ Đột biến gen lặn giúp cho gen đột biến tồn tại ở trạng thái dị hợp tử, bị gen trội lấn át nên chưa biểu hiện ra kiểu hình; chỉ ở trạng thái đồng hợp tử lặn (aa) thì gen lặn mới biểu hiện ra kiểu hình gây hại cho sinh vật, nhờ đó hạn chế tác hại của gen đột biến.
- Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật, vì:
+ Phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các gen trong kiểu gen và giữa kiểu gen với môi trường.
+ Làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
b. 
- Những điểm khác nhau cơ bản giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính:
NST thường
NST giới tính
- Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội.
- Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. 
Gen tồn tại trên NST thành cặp alen tương ứng.
- Mang gen quy định các tính trạng thường không liên kết với giới tính.
- Thường tồn tại một cặp trong tế bào lưỡng bội.
- Tồn tại thành cặp tương đồng hoặc không tương đồng. 
Gen có thể tồn tại thành cặp alen tương ứng, có thể tồn tại thành từng alen riêng rẽ ở các vùng khác nhau trên NST XY.
- Mang gen quy định giới tính và quy định các tính trạng thường liên kết với giới tính.
- Số nhóm gen liên kết ở người đàn ông này là 24, vì: 
Có 22 cặp NST thường tương đồng → 22 nhóm gen liên kết trên NST thường
Có 1 cặp NST giới tính XY không tương đồng → 2 nhóm gen liên kết trên NST giới tính.
0,5
0,5
0,25
0,25
1,0
0,5
4 (2,5đ)
a. Do ở châu chấu, cặp NST giới tính của con cái là XX, của con đực là XO, nên ở châu chấu cái bộ NST là 2n = 24 (NST), còn ở châu chấu đực bộ NST là 2n = 23 (NST). 
Vì vậy: 
- Nếu con châu chấu này là châu chấu đực thì đó là cơ thể bình thường.
- Nếu đây là con châu chấu cái thì con châu chấu này đã bị đột biến mất đi 1 NST và đây là dạng đột biến thể một nhiễm (2n – 1).
b. Các loại giao tử được tạo ra.
Vì châu chấu có 2n = 24 nên có 12 cặp NST, trong đó có 11 cặp NST thường (11AA) và 1 cặp NST giới tính (XX; XO)
- Nếu đó là con châu chấu cái thì giao tử là: 
11A + X và 10A + X (hoặc 11A) 
- Nếu là châu chấu đực thì giao tử là
	11A + X và 11A + 0 
1,5
0.5
0.5
Câu 5 (2 điểm)
a. Cho biết vai trò của các loại enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN.
c. Tại sao trong quá trình ADN nhân đôi 2 mạch đơn mới trong cùng 1 chạc tái bản lại có chiều tổng hợp ngược nhau?
Câu 6 (2 điểm)
a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có những loại nào? Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dễ xảy ra nhất trong phân bào giảm phân?
b. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động xảy ra đối với 1 nhiễm sắc thể. Hãy cho biết những thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc của hệ gen. 
Câu 7 (2 điểm)
a. Nêu các trường hợp đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác trong vùng mã hóa của gen cấu trúc mà không làm thay đổi chức năng của prôtêin do gen đó mã hóa.
5.c
- Trong cấu trúc phân tử ADN hai mạch đơn có chiều liên kết trái ngược nhau
- Do đặc điểm của enzim AND polymeraza chỉ có thể bổ sung các nu mới vào đầu 3’OH tự do 
0.5
6.a
- Các loại đột biến nhiễm sắc thể
+ Mất đoạn
+ Lặp (thêm) đoạn
+ Đảo đoạn
+ Chuyển đoạn
0,5
- Loại đột biến lặp đoạn và mất đoạn
0,5
6.b
- Hệ gen sẽ bị mất gen, nếu đoạn mất đó không gắn vào nhiễm sắc thể và bị tiêu biến
0,25
- Đoạn đứt ra có thể được gắn vào 1 nhiễm sắc tử chị em làm dư thừa 1 đoạn NST tạo nên lặp đoạn
0,25
- Đoạn đứt ra có thể gắn trở lại với NST ban đầu của nó theo chiều ngược lại tạo nên đột biến đảo đoạn.
0,25
- Đoạn bị đứt ra gắn với 1 NST không tương đồng tạo ra đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST
0,25
7a
- Đột biến thay thế ở vị trí không mã hóa cho aa nào (intron)
0.25
- Đột biến xảy ra ở vùng exon
+ Đột biến thay thế làm xuất hiện bộ ba mới cùng mã hóa cho 1 aa
0.25
+ Đột biến thay thế làm thay đổi ý nghĩa bộ ba làm xuất hiện aa mới cùng tính chất với aa ban đầu (cùng axit, cùng ba zơ, trung tính phân cực. .)
0.25
+ Đột biến thay thế làm thay đổi ý nghĩa bộ ba làm xuất hiện aa mới nhưng aaxit amin mới không làm thay đổi cấu trúc không gian của pr 
0.25
7b.
Trong quá trình phát triển của phôi, hợp tử và cá thể một tế bào nào đó trong quá trình phân chia NST nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, kết quả là tế bào không phân chia và tạo thành tế bào tứ bội. Trong các chu kỳ tế bào sau tế bào tứ bội này phân chia bình thường tạo ra các dòng tế bào tứ bội => Thể khảm.
0.5
7c
Trong giảm phân NST kết hợp giữa 14 và 21 hoạt động như 1 nhiễm sắc thể. Nếu một giao tử nhận được NST 14-21 và một bản sao bình thường của NST 21 thì trong thụ tinh giao tử này kết hợp với 1 giao tử bình thường và tạo thành hợp tử phát triển thành thể ba nhiễm 21.
0,5
-Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con có khả năng cuộn lưỡi:
+Người không có khả năng cuộn lưỡi có KG aa
+ Người có khả năng cuộn lưỡi có thể có kiểu gen Aa hoặc AA. Tần số Aa = 0,48/ (0,16 + 0,48) = 3/4
-Xác suất sinh con không có khả năng cuộn lưỡi:
= 3/4 x1 x 1/2 = 3/8
-Xác suất sinh con có khả năng cuộn lưỡi = 1- 3/8= 5/8 = 62,5%
(nếu học sinh làm cộng xác suất ứng với 2 sơ đồ lai mà có đáp số đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,5
Câu 8 (3,0 điểm): 
a. Nêu cơ chế, hậu quả và vai trò của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
b. Ở cà độc dược 2n = 24, trong quần thể thấy xuất hiện một số cá thể có 23 NST, 25 NST, 22 NST và 26 NST. Hãy cho biết cơ chế xuất hiện và tên gọi của các cá thể này. Biết rằng đột biến này chỉ liên quan đến một cặp NST.
8 (3,0đ)
a. 
- Cơ chế của đảo đoạn NST: Một đoạn NST bị đứt, đảo ngược 1800 rồi nối trở lại vị trí cũ.
- Hậu quả: 
+ Thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST nhưng không làm mất vật chất di truyền, do đó ít ảnh hưởng tới sức sống cơ thể.
+ Thay đổi vị trí gen trên NST hoạt động của gen có thể bị thay đổi: không hoạt động hoặc tăng, giảm mức độ hoạt động nên có thể gây hại cho thể đột biến.
+ Ở thể dị hợp về đảo đoạn, nếu xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo tại đoạn đảo trong giảm phân có thể tạo ra các loại giao tử không có khả năng thụ tinh.
- Vai trò: Tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hóa.
b. 
- Cơ chế :
+ Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, ở một cặp NST nào đó nhân đôi nhưng không phân li tạo 2 loại giao tử không bình thường : 1 loại giao tử mang cả 2 NST trong cặp tương đồng, 1 loại giao tử không chứa NST nào của cặp đó.
+ Trong quá trình thụ tinh, giao tử không bình thường kết hợp với giao tử bình thường hoặc không bình thường khác tạo nên thể lệch bội.
- Tên các dạng đột biến lệch bội :
Cơ thể có 23 NST = 2n – 1 (thể một)
Cơ thể có 25 NST = 2n + 1 (thể ba)
Cơ thể có 22 NST = 2n – 2 (thể không)
Cơ thể có 26 NST = 2n + 2 (thể bốn).
0.5 
0.25 
0.25
0.25 
0.25
0,5 
1,0 
Câu 9 (3,0 điểm):
 	a. Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên?
9 (3,0đ)
a. Phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị tri truyền cho chọn lọc tự nhiên do:
- Phần nhiều các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên nếu gen đột biến lặn cũng không biểu hiện nay ra kiểu hình. 
- Qua sinh sản sẽ đi vào nhiều biến dị tổ hợp và gen có hại có thể nằm trong tổ hợp gen mới nên không gây hại hoặc trong môi trường mới, gen đột biến lại không có hại, thậm chí có lợi.
0,75
0,75
Câu 10 (2 điểm)
 3.1. Ở thể đột biến của một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra số tế bào có tổng cộng là 144 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài có thể có là bao nhiêu? Đó là dạng đột biến nào ? Có thể có bao nhiêu loại giao tử không bình thường về số lượng nhiễm sắc thể ? 
3.2. Ở cà chua có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp trong tế bào đồng thời có thể 3 nhiễm kép và thể một nhiễm ? 
 A. 332 B. 660 C. 726 D. 1320 
Chọn câu đúng và giải thích ? 
Câu 10 
3.1+ Nguyên phân 4 lần tạo ra số tế bào là : 24 = 16 
 Bộ NST lưỡng bội của loài = 144 / 16 = 9 → Bộ NST đột biến là 9NST.( 0,25 điểm)
 + Đây là dạng đột biến lệch bội có thế có 2 dạng :
 -Thể ba nhiễm : 2n +1 = 9→ 2n = 8.( 0,25 điểm)
 -Thể một nhiễm : 2n -1 = 9 → 2n =10.( 0,25 điểm)
 + Nếu đột biến ở dạng 2n +1 hay 8 +1 thì có thể có 4 dạng giao tử thừa 1 NST .( 0,25 điểm)
 + Nếu đột biến ở dạng 2n -1 hay 10 -1 thì có thể có 5 dạng giao tử thiếu 1 NST.( 0,25 điểm)
Chọn câu B ( 660 ) (0,25 điểm)
 Giải thích : 2n = 24 → n = 12. ( 0,25 điểm )
 Số thể 3 nhiễm kép là C212 = 66. 
 Số thể 1 nhiễm là C110 = 10. 
Tế bào đồng thời có thể 3 nhiểm kép và thể 1 nhiễm là 66 x10 = 660 (0,25 điểm)
Câu 11(4,0 điểm).
Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội và thể ba nhiễm .
Nêu đặc điểm của thể đa bội.
Câu 12 Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến điểm nào làm thay đổi tỉ lệ ? 
 - Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến điểm làm thay đổi tỉ lệ là: Không có dạng
 nào vì luôn có : A = T; G = X -> tỉ lệ luôn không đổi.
Câu 13 ( 3.5 điểm)
a) Phân biệt thể lưỡng bội, thể dị bội và thể tự đa bội? Lµm thÕ nµo ®Ó nhËn biÕt ®­îc thÓ ®a béi?
b) Điểm khác biệt cơ bản nhất về nguồn gốc bộ nhiễm sắc thể giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội?
c) Gi¶ ®Þnh bé nhiÔm thÓ l­ìng béi cña mét loµi (2n = 6) nh­ h×nh vÏ:
H·y vÏ s¬ ®å vÒ bé NST cña c¸c thÓ ®ét biÕn: 
 	+ ThÓ 3 nhiÔm. + ThÓ tam bội. 
Câu 13
(3.5)
a)
*Phân biệt thể lưỡng bội, thể dị bội và thể đa bội:
Thể lưỡng bội
Thể dị bội
Thể đa bội
- Bộ NST là 2n
- Được tạo ra do quá trình phân li bình thường của các NST trong phân bào.
- Trong bộ NST có các NST tồn tại thành từng cặp.
- Có hình thái, cấu tạo, sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Bộ NST thừa hoặc thiếu 1 hay 1 số chiếc
- Do trong phân bào 1 hoặc 1 số cặp NST không phân li.
- Trong bộ NST có 1 hay 1 số cặp nào đó có số NST khác 2.
- Có kiểu hình không bình thường, giảm sức sống
- Bộ NST tăng lên theo bội số của n.
- Do trong phân bào tất cả các cặp NST không phân li.
- Trong bộ NST mỗi nhóm NST có số NST lớn hơn 2.
- Có cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, chống chịu tốt.
*Nhận biết
- Cã thÓ nhËn biÕt ®­îc thÓ ®a béi b»ng m¾t th­êng qua c¸c dÊu hiÖu h×nh th¸i, sinh lÝ cña c¬ thÓ,
 ®a béi th­êng cã kÝch th­íc tÕ bµo to, c¸c c¬ quan sinh d­ìng lín h¬n d¹ng l­ìng béi.
- Lµm tiªu b¶n, ®Õm sè l­îng bé NST cña loµi.
b)
Điểm khác biệt cơ bản nhất:
- Thể tự đa bội mang bộ NST có nguồn gốc từ một loài.
- Thể dị đa bội mang bộ NST có nguồn gốc từ 2 loài khác nhau.
c) 
 ThÓ ba nhiÔm: ThÓ tam béi
hoÆc
hoÆc
Câu 14
(2.5đ)
a) 
Tên gọi của các thể đột biến 
a. Thể tam bội: 3n b. Thể tứ bội: 4n
c. Thể bốn kép: 2n+2+2 d. Thể ba: 2n+1
b) 
Cơ chế hình thành 
* Cơ chế hình thành thể tam bội: 3n
- Tác nhân gây đột biến tác động gây rối loạn sự phân li của tất cả các cặp NST trong tế bào sinh
 giao tử của bố hoặc mẹ, tạo giao tử đột biến 2n.
 Giao tử 2n kết hợp với giao tử bình thường (n) trong

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU_HOI_BIEN_DI_BDHSG_SINH_9_CAP_TINH.doc