Cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại

doc 33 trang Người đăng haibmt Lượt xem 56711Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẠC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ YÊN LẠC
CHUYÊN ĐỀ HSG
MÔN: NGỮ VĂN
CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO 
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Giáo viên: Lê Thị Lan
Tổ: Khoa học xã hội
 Yên lạc, tháng 11 năm 2015
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
M. Go-rơ-ki nói “ Văn học là nhân học”. Văn học là cuốn sách về cuộc đời, phản ánh đời sống, số phận con người ở mọi thời đại. Văn học giúp con người có thêm niềm tin vào cuộc sống và hướng con người đến Chân - Thiện- Mĩ. Bởi vậy, trong quá trình giáo dục học sinh ở nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua các tác phẩm văn chương, người giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức phong phú về xã hội, con người và cuộc sốngcủa dân tộc và nhân loại. Đồng thời thông qua các tác phẩm văn chương chúng ta còn đem đến cho học sinh những bài học đạo đức, nhân văn cao đẹp. 
Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc thì văn học trung đại từ thế X đến hết thế kỉ XIX có một vị trí quan trọng và giá trị to lớn. Nó đánh dấu sự ra đời của nền văn học viết Việt Nam và ghi dấu sự phát triển của văn học dân tộc.Đồng thời nó là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học hiện đại.
“ Văn học là tấm gương phản chiếu lịch sử”. Văn học trung đại ra đời và phát triển trong khuôn khổ của xã hội phong kiến Việt Nam. Bởi vậy, thông qua các tác phẩm văn học thời kì này giúp chúng ta hiểu hơn về truyền thống dân tộc, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông.
 Trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở, văn học trung đại học sinh được học ở cả bốn khối 6,7,8,9 và số tiết dành cho phần văn học trung đại ở các khối lớp là tương đối. Với sự phân phối chương trình trên, người biên soạn muốn tạo điều kiện cho các em học sinh tìm hiểu về một thời đại văn học gắn liền với sự ra đời và phát triển xã hội phong kiến Việt Nam.Một thời đại văn học ghi dấu nhiều thành tựu mang tính nền móng cho văn học dân tộc. Đồng thời qua các tác phẩm văn học trung đại, các em có được niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta để lại.
 Hơn nữa, cảm hứng nhân đạo là một trong hai nguồn cảm hứng lớn của văn học tạo nên giá trị nội dung của tác phẩm văn học. Đây là nguồn cảm hứng thể hiện giá trị của một tác phẩm văn chương chân chính.
 Một thực tế mà chúng ta nhận thấy hiện nay là chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn ở các nhà trường còn hạn chế. Đặc biệt là phần văn học trung đại, nhiều giáo viên ngại dạy và học sinh ngại học vì bộ phận văn học này được coi là rất khó, kiến thức hàn lâm và tài liệu tham khảo thực sự bổ ích cho học sinh và giáo viên không nhiều.
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và trao đổi chuyên đề “ Cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại”. 
 PHẦN II: NỘI DUNG
 I. Vài nét về bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX gắn với sự ra đời, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam.
 Dân tộc giành được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X, lập nhiều kì tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược ( Chống quân Tống thời nhà Lý, chống quân Mông- Nguyên thời Trần, chống quân Minh thời Lê). Chế độ phong kiến Việt Nam nhìn chung đang ở thời kì phát triển đi lên.
 Bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam đã có những biểu hiện khủng hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt.
Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, đất nước có nhiều biến động dữ dội.Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái. Bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra mà đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã cùng một lúc lật đổ các tập đoàn phong kiến, đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm ở phía Nam, quân Thanh ở phía Bắc.
Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế và đất nước nằm trước hiểm họa xâm lược của thực dân Pháp.
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Xã hội Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. 
“ Văn học là tấm gương phản chiếu lịch sử”. Trước hiện thực đời sống xã hội như vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ cảm thông số phận con người, họ đã đứng trên lập trường nhân sinh để giải quyết các vấn đề xã hội. Đó là thái độ phê phán cái xấu, cái ác; bênh vực, cảm thông với những bất hạnh, đau khổ của con người.
Những nét trên của hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn học đã làm nền cho cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại.
II. Những nét khái quát về cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại việt Nam
1. Khái niệm giá trị nhân đạo
- Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con người, là tình yêu thương giữa người với người.
- Nhà văn chân chính là những nhà nhân đạo chủ nghĩa, phất cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng con người và bênh vực quyền sống cho con người.
- Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của chủ thể nhà văn đối với cuộc sống con người được miêu tả trong tác phẩm. Giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học thể hiện cụ thể ở : lòng xót thương những con người bất hạnh; phê phán những thế lực hung ác áp bức, chà đạp con người; trân trọng những phẩm chất và khát vọng tốt đẹp của con người; đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người
- Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nền văn học Việt Nam.
2. Cội nguồn và những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam
* Văn học trung đại Việt Nam phát triển trong sự tác động mạnh mẽ của truyền thống dân tộc nên chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân văn của người Việt Nam từ cội nguồn văn học dân gian biểu hiện qua lối sống “ thương người như thể thương thân” trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Đặc biệt chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam chính là sự kế thừa và phát huy giá trị nhân văn trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người đặc biệt là những con người bất hạnh trong các truyện cổ tích như “ Sọ Dừa”, “Thạch Sanh”, “ Chử Đồng Tử”..
Đồng thời, chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam còn chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo ( sự từ bi, bác ái), Nho giáo( là học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân), Đạo giáo( là sống thuận theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên).
* Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú , đa dạng:
- Trước hết, yêu nước là một phương diện quan trọng của cảm hứng nhân đạo: khi đất nước bị giặc ngoại xâm giày xéo, nhân dân bị lâm vào cảnh khốn cùng thì yêu nước gắn liền với tấm lòng thương dân.
-Tấm lòng cảm thông, xót thương của nhà văn trước nỗi thống khổ của con người.
- Thái độ lên án, tố cáo những thế lực tàn ác chà đạp lên vận mệnh con người.
- Trân trọng ngợi ca, thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp của con người
- Đề cao khát vọng của con người về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa.
- Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa con người với con người.
- Đưa ra những giải pháp giúp con người thoát khỏi những bi kịch, bế tắc.
 Có thể thấy những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo nói trên qua các tác phẩm văn học Phật giáo thời Lí ( “ Cáo tật thị chúng”- của thiền sư Mãn Giác, “ Ngôn hoài”- thiền sư Không Lộ), qua các sáng tác của Nguyễn Trãi, sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm , sáng tác của Nguyễn Dữ. Cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa cuối thế kỉ XIX như:
Chinh phụ ngâm khúc- Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm dịch, Cung oán ngâm khúc- Nguyễn Gia Thiều, Thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
III. Biểu hiện của cảm hứng nhân đạo qua một số tác phẩm văn học trung đại
1. Đồng cảm, xót thương với số phận bi kịch của con người (nhất là người phụ nữ)
a. Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữcảm thương cho số phận khổ đau, bất hạnh, oan khiên, nghiệt ngã của Vũ Nương: Vũ Nương là một cô gái nết na , thùy mị nhưng có số phận bất hạnh. Nàng chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Mở đầu cho những bất hạnh đời nàng chính xuất phát từ cuộc hôn nhân không bình đẳng “ Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ”. Rồi đến khi lấy chồng, nàng phải đằng đẵng mòn mỏi chờ chồng đi chiến trận “ Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trờikhông thể nào ngăn được”. Khi Trương Sinh trở về, vốn tính đa nghi, hồ đồ, độc đoán lại tin lời nói ngây thơ của con trẻ Trương Sinh đã nghi ngờ lòng chung thủy của vợ, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương, không cho nàng phân trần biện bạch. Trong cơn đau khổ, tuyệt vọng khi bị dồn đến đường cùng, Vũ Nương đã tắm gội chay sạch và trẫm mình ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự. Hành động của nàng không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận mà là hành động có sự chỉ đạo của lí trí. Chỉ vì sự hiểu lầm và thói ghen tuông ích kỉ của người chồng mà nàng đã phải chịu nỗi đau đớn về tinh thần, thậm chí phải tự kết liễu cuộc đời mình, mặc dù nàng đã cố gắng hết sức để giữ gìn, hàn gắn hạnh phúc gia đình. Một con người như Vũ Nương lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn thì lại phải chết một cách oan khốc, đau đớn.
b. Với “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du
 Tác giả Mộng Liên Đường bình luận “ Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiếnai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đứt ruột”. Thật vậy, “ Truyện Kiều” là tiếng nói tha thiết bảo vệ quyền sống con người. Trong vô số nạn nhân của xã hội cũ, Nguyễn Du đặc biệt trân trọng, xót thương cho số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh. Tấm lòng của ông trước hết dành cho Đạm Tiên- một người con gái tài sắc:
Nổi danh tài sắc một thì
Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh
Nhưng đau đớn thay, cuộc đời nàng lại là cuộc đời của một ca nhi ê chề, đau đớn:
 Sống làm vợ khắp người ta
 Khéo thay thác xuống làm ma không chồng!
Khi mất, nấm mồ của nàng chỉ là nấm mồ vô chủ, hoang lạnh không hương khói, không người viếng thăm ngay trong ngày lễ tảo mộ
Sè sè nấm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Đặc biệt nhân vật Thúy Kiều- nhân vật mà Nguyễn Du dành nhiều tình yêu thương. Khóc thương cho Thúy Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nối đau lớn của con người khi tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đọa đày. Nguyễn Du như hóa thân vào nàng Kiều trong từng trang viết để cùng đau với nỗi đau của nhân vật trong kiếp đoạn trường lưu lạc:
Tai họa ập đến với gia đình, Kiều phải hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu”. Nhưng chỉ có Nguyễn Du mới hiểu được nỗi đau đớn của Kiểu khi phải trao duyên cho Thúy Vân, nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim
Ôi Kim Lang hỡi Kim Lang!
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!
Còn gì đau xót hơn khi mối tình đầu Kim- Kiều vừa chớm nở đã ly tan. Lời thề với Kim Trọng vừa trao thì Kiều phải bán mình để cứu gia đình. Khóc cho tình cốt nhục lìa tan, nhà thơ đồng cảm với cảnh kẻ đi người ở trong ngày chia ly gia đình:
Đau lòng kẻ ở người đi,
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm
 Từ đây,tài sắc vẹn toàn, tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều phải chịu sự chà đạp , xúc phạm ghê gớm.Tài sắc của nàng bị đem ra mua bán, cò kè mặc cả như món hàng giữa chợ:
Đắn đo cân sắc, cân tài,
Ép cung cầm nghuyệt thử bài quạt thơ.
 Rồi từ một tiểu thư đài các, Kiều trở thành một kĩ nữ lầu xanh, bị tước đoạt quyền làm người, quyền sống, quyền hạnh phúc.
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Cuộc gặp gỡ với Thúc Sinh đã không đem lại kết quả như ý. Kiều đã bị Hoạn Thư- vợ cả của Thúc Sinh hành hạ trong cơn ngứa ghẻ hờn ghen và rơi vào cảnh trớ trêu:
Cùng trong một tiếng tơ đồng,
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm!
 Đau đớn cùng cực, Kiều tìm cách thoát khỏi nhà Hoạn Thư , định nương nhờ cửa phật nhưng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh và bị bán vào lầu xanh lần thứ hai. Ở đây, Kiều đã gặp Từ Hải- người anh hùng “ Đầu đội trời, chân đạp đất” tưởng đời Kiều sẽ rực sáng nhưng nàng lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến và vô tình giết chết Từ Hải để rồi phải chịu cảnh “ Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan”. Hồ Tôn Hiến đã bắt nàng hầu đàn, hầu rượu trong tiệc mừng công của hắn rồi hắn lại ép gả nàng cho viên thổ quan.Tủi nhục, bế tắc, Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn. Nguyễn Du không cầm được nỗi xót thương vô hạn:
Thương thay cũng một kiếp người,
Hại thay, mang lấy sắc tài làm chi!
 Bằng trái tim tràn đầy yêu thương, Nguyễn Du đã xót thương cho kiếp đoạn trường của những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Đó là sự thương cảm cũng là sự xót đau của nhà thơ cho số phận con người trước sự bất công của xã hội.
c. Trong “ Chinh phụ ngâm khúc”- của Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm dịch
 Người phụ nữ trong tác phẩm là nạn nhân của chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Có thể nói tác phẩm “ Chinh phụ ngâm khúc” là tiếng kêu khắc khoải của người vợ trẻ có chồng bị cuốn vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Người chồng ra trận đối đầu với cái chết. Người vợ ở nhà thì buồng cũ chiếu chăn, sống cảnh đơn độc, vò võ mòn mỏi chờ mong , lo âu phấp phỏng: lo cho chồng nơi chiến địa, lo cho tuổi xuân của mình lặng lẽ trôi qua:
“ Thiếp rầu thiếp, lại rầu chàng chẳng quên”.
Nỗi cô đơn gặm nhấm dần tuổi trẻ, người chinh phụ không khỏi lo lắng cho sự tàn tạ của mình:
“ Gái tơ mấy chốc xảy ra nạ dòng”.
 Nàng khao khát gặp lại chồng, dù chỉ một lần thôi, song , chiến tranh đẩy họ ra xa nhau, mỗi người một phương biền biệt. 
“ Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây”
Nỗi sầu chia li nặng nề tưởng như phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của ngàn núi.Họ chia li về hình hài thể xác, nhưng tình thương và nỗi nhớ, sự gắn bó thì không chia li, rời cắt. Họ cố dõi theo nhau, tìm nhau để mãi mãi thấy nhau. Vậy mà càng cố gắng, họ càng tuyệt vọng:
“ Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai,”
Từ “sầu” trong câu thơ như đúc kết lại tất cả những cung bậc tình cảm.Nỗi buồn li biệt đã nhân lên, dâng trào, trở thành một khối sầu thương, trĩu nặng trong tâm hồn người chinh phụ. Nỗi sầu chia li giày vò, người chinh phụ chỉ còn biết tìm chút hạnh phúc trong mộng mị:
 Duy còn hồn mộng được gần
 Đêm đêm tìm đến giang tân tìm người.
Còn chiến tranh, người phụ nữ còn phải chịu nhiều đau khổ.
d. Trong thơ Hồ Xuân Hương
Trong đội ngũ những nhà thơ nữ của thời kì văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được coi là nhà thơ tài hoa và độc đáo nhất. Tuy cuộc đời gặp nhiều éo le ngang trái, nhưng tác phẩm thơ ca của bà vẫn thấm đẫm tình thương con người, ngời sáng niềm tin yêu và trân trọng đối với con người, trước hết là đối với người phụ nữ. Trong nhiều bài thơ của mình bà đã thể hiện tấm lòng thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tiêu biểu là bài thơ “ Bánh trôi nước”. Trong bài thơ, bà đã sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian để nêu rõ cuộc đời long đong, vất vả, chìm nổi của người phụ nữ “ Ba chìm bảy nổi với nướcnon”. Hình ảnh “nước non” cho ta hiểu số phận , cuộc đời người phụ nữ bấp bênh, chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác vì chồng,vì con, vì non sông, đát nước. Thật đáng cảm thương và trân trọng! Không chỉ có số phận long đong, người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn bị phụ thuộc. Câu thơ “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đã hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ, không được tự quyết định tương lai hạnh phúc của người phụ nữ xưa. Hai từ “rắn”, “nát” đọc lên nghe thật tội nghiệp, thân phận con người ngỡ như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất. 
2. Lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên thân phận con người.
 Qua bi kịch thân phận của người con gái trong thơ Hồ Xuân Hương, của Thúy Kiều, Vũ Nương, Đạm Tiên các tác giả văn học trung đại đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người
 Trước hết, đó là cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã làm bao gia đình rơi vào cảnh li tán: mẹ mất con, vợ lìa chồng:
a. Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ: Nhân vật Trương Sinh phải đầu quân đi lính để lại quê hương mẹ già, vợ dại, con thơ. Và mọi bi kịch của gia đình Trương Sinh được bắt đầu từ đây. Người mẹ Trương Sinh vì nhớ và lo lắng cho con mà sinh ốm đau bệnh tật rồi mất. Người vợ trẻ của Trương Sinh là Vũ Nương ở nhà một mình thay chồng gánh vác công việc gia đình. Thật trớ trêu, vì xa cách bởi binh lửa chiến tranh nên khi vợ chồng Vũ Nương đoàn tụ cũng là ngày tai họa ập xuống. Trương Sinh vốn tính đa nghi lại tin lời con nhỏ thơ ngây nên đã một mực nghi oan cho Vũ Nương không chung thủy rồi mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi. Không thể thanh minh biện bạch, Vũ Nương đã tự tìm đến cái chết để chứng minh phẩm hạnh. Như thế, chiến tranh phong kiến chính là nguyên nhân gián tiếp đẩy Vũ Nương đến cái chết oan uổng và cũng là nguyên nhân chính gây ra tai họa cho gia đình Trương Sinh. Để rồi Trương Sinh cũng phải sống cả cuộc đời trong đau khổ, day dứt.
b.Trong “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm dịch.
Chiến tranh phong kiến chính là tội ác đẩy đôi vợ chồng trẻ vào cuộc chia ly ai oán. Người chồng ra trận đối mặt với cái chết, người vợ ở nhà sống trong nỗi sầu thương khắc khoải: lo cho chồng nơi chiến địa, lo cho tuổi xuân của mình lặng lẽ trôi qua. Nỗi sầu chia ly của người chinh phụ lúc tiễn chồng ra trận như nhuốm cả vào mây trời, núi non cảnh vật. Cuộc sống của người chinh phụ trong tác phẩm chính là lời tố cáo đanh thép chiến tranh phi nghĩa đã chia lìa hạnh phúc lứa đôi của con người.Tác phẩm trở thành bản cáo trạng kết án chiến tranh phong kiến phi nghĩa chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. “ Chinh phụ ngâm khúc” không trực tiếp miêu tả chiến tranh với toàn bộ sự khốc liệt gian khổ của nó. Tác giả chỉ gợi lại cả một thời loạn lạc trong một câu mở đầu khúc ngâm “ Thuở trời đất nổi cơn gió bụi”. Hình ảnh chiến trường trong tác phẩm cũng chỉ là hình ảnh tưởng tượng của người chinh phụ.Toàn bộ khúc ngâm là tâm trạng người chinh phụ.Trong những ngày chia li dằng dặc, tâm trạng ấy diễn biến phức tạp, là một chuỗi những lưu luyến, sầu nhớ, chờ đợi, lo lắng.Thế nhưng, người đọc vẫn thấy rõ sự phi lí, tàn nhẫn của chiến tranh.Chiến tranh đối lập với hạnh phúc, phá hoại hạnh phúc. Bởi vậy, toàn bộ khúc ngâm trở thành bản cáo trạng lên án chiến tranh phong kiến, đòi quyền hạnh phúc cho con người. Nguyện vọng sum họp, hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ thống nhất với nguyện vọng của đông đảo nhân dân đang phản đối và chán ghét nội chiến phong kiến. Điều đó làm nên một phần quan trọng giá trị của tác phẩm.
 Không chỉ có chiến tranh phong kiến gây tội ác cho con người mà tư tưởng trong nam khinh nữ trong xã hội phong kiến cũng gây bao đau khổ cho người phụ nữ. Tư tưởng “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của xã hội phong kiến đã khiến bao số phận người phụ nữ rơi vào tấn bi kịch cuộc đời. Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, Vũ Nương là nạn nhân của tư tưởng này. Tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình đã tạo cho Trương Sinh cái thế của kẻ có tiền và có quyền nên Trương – một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên gái trị nhân phẩm của người vợ hiền thục, nết na. Xét trong quan hệ gia đình, thái độ và hành động của Trương Sinh chỉ là sự ghen tuông mù quáng, thiếu căn cứ.Nhưng xét trong quan hệ xã hội, hành động ghen tuông của Trương Sinh không phải là một trạng thái tâm lí bột phát trong cơn nóng giận bất thường mà là hệ quả của một loại tính cách- sản phẩm của xã hội đương thời. Tuy nhiên, nếu Trương Sinh là thủ phạm trực tiếp gây nên cái chết của Vũ Nương thì nguyên nhân sâu xa lại do chính xã hội phong kiến bất công- xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể tự đứng ra để bảo vệ cho giá trị nhân phẩm của mình. 
Hay trong thơ Hồ Xuân Hương chúng ta thấy rất rõ sự đả phá mạnh mẽ vào xã hội phong kiến đầy bất công. Vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, số phận của người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi cái xã hội bất công nam quyền độc đoán, sống dưới chế độ phong ki

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_HSG_Van_Cam_hung_nhan_dao.doc