Các dạng Toán bồi dưỡng học sinh giỏi Lớp 5

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 19/07/2022 Lượt xem 275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các dạng Toán bồi dưỡng học sinh giỏi Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các dạng Toán bồi dưỡng học sinh giỏi Lớp 5
Các dạng toán bồi dưỡng HSG lớp 5
Biểu thức và phép tính liên quan đến tính giá trị biểu thức
* BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài 1:
Cho hai biểu thức:
A = (700 x 4 + 800): 1,6
B = (350 x 8 + 800): 3,2
Không tính toán cụ thể, hãy giải thích xem giá trị biểu thức nào lớn hơn và lớn hơn mấy lần?
Giải:
Xét ở A có 700 x 4 = 700: 2 x 2 x 4 = 350 x 8 nếnố bị chia của cả hai biểu thức A và B giống nhau nhưng số chia gấp đôi nhau (3,2: 1,6 = 2) nên A có giá trị gấp đôi B.
Bài 2:
Tính giá trị của các biểu thức sau bằng cách thích hợp
a, 17,58 x 43 + 57 x 17,58
b, 43,57 x 2,6 x (630 – 315 x 2)
e, 9,8 + 8,7 + 7,6 +. . .+2,1 – 1,2 – 2,3 – 3,4 -. . . - 8,9
Giải:
a, 17,58 x 43 + 57 x 17,58 
    = 17,58 x 43 + 17,58 x 57 (tính giao hoán)
    = 17,58 x (43 + 57) = 17,58 x 100 = 1758 (nhân 1 số với 1 tổng)
b, 43,57 x 2,6 x (630 – 315 x 2)
    = 43,57 x 2,6 x (630 – 630)
    = 43,57 x 2,6 x 0 = 0
ở số chia, từ 1 tới 55 là các số mà 2 số liên tiếp hơn kém nhau 3 đơn vị nên từ 1 đến 55 có (55 – 1) :3 + 1 = 19 số).
e, 9,8 + 8,7 + 7,6 + . . . + 2,1 – 1,2 – 2,3 – 3,4 - . . . – 8,9
= (9,8 – 8,9) + (8,7 – 7,8) + . . . +(2,1 – 1,2)
= 0,9 + 0,9 + 0,9 + 0,9 + 0,9
= 0,9 x 5 = 4,5.
Bài 3:
Tìm X :
(X + 1) + (X + 4) + (X +7) +(X + 10) + . . . + (X + 28) = 155
Giải:
(X + 1) + ( X + 4) + ( X + 7) + ... +(X + 28) = 155
Ta nhận thấy 2 số hạng liên tiếp của tổng hơn kém nhau 3 đơn vị nên tổng được viết đầy đủ sẽ có 10 số hạng
(28 – 1) : 3 + 1 = 10)
(X + 1 + X + 28) x 10 : 2 = 155
(X x 2 + 29) x 10 = 155 x 2 = 310 (Tìm số bị chia)
X x 2 + 29 = 310 : 10 = 31 (Tìm thừa số trong 1 tích)
X x 2 = 31 – 29 = 2 (Tìm số hạng trong 1 tổng)
X = 2 : 2 = 1 ( Tìm thừa số trong 1 tích).
Bài 4:
Viết các tổng sau thành tích của 2 thừa số:
a, 132 + 77 + 198
b, 5555 + 6767 + 7878
c, 1997, 1997 + 1998, 1998 + 1999, 1999
Giải:
a, 132 + 77 + 198
= 11 x 12 + 11 x 7 + 11 x 18
= 11 x (12 + 7 + 18) ( nhân 1 số với 1 tổng)
= 11 x 37
b, 5555 + 6767 + 7878
= 55 x 101 + 67 x 101 + 78 x 101
= 55 + 67 + 78) x 101
= 200 x 101
c, 1997, 1997 + 1998, 1998 + 1999, 1999
= 1997 x 1,0001 + 1998 x 1,0001 + 1999 x 1,0001
= (1997 + 1998 + 1999) x 1,0001
= 5994 x 1,0001 ( nhân 1 tổng với 1 số)
Bài 5:
Tìm giá trị số tự nhiên của a để biểu thức sau có giá trị lớn nhất, giá trị lớn nhất đó là bao nhiêu?
B = 1990 + 720 : (a – 6)
Giải:
Xét B = 1990 + 720 : (a – 6)
B lớn nhất khi thương của 720 : (a – 6) lớn nhất.
Khi đó số chia phải nhỏ nhất, vì số chia khác 0 nên a – 6 = 1 (là nhỏ nhất)
Suy ra : a = 7
Với a = 7 thì giá trị lớn nhất của B là:
1990 + 720 : 1 = 2710.
 -----------------------
* BÀI TẬP VỀ NHÀ: 
Bài 1: Thêm dấu phép tính và dấu ngoặc đơn vào 5 chữ số 3 để được kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5.
Bài 2: Tìm X:
a, X x 1999 = 1999 x 199,8
b, (X x 0,25 + 1999) x 2000 = ((53 + 1999) x 2000
Bài 3: Tìm giá trị số của biểu thức sau:
A = a + a + a + a + . . . + a – 99 (có 99 số a)
Với a = 1001.
Bài 4: Tìm giá trị số tự nhiên a để biểu thức sau có giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu?
C = (a – 30) x (a – 29) x . . . x (a – 1)

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_dang_toan_boi_duong_hoc_sinh_gioi_lop_5.doc