Các dạng câu hỏi so sánh Lịch sử lớp 12

doc 12 trang Người đăng dothuong Lượt xem 2472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các dạng câu hỏi so sánh Lịch sử lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các dạng câu hỏi so sánh Lịch sử lớp 12
CÁC DẠNG CÂU SO SÁNH
Câu 1: Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào ? Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 – 1939 với thời kì 1930 -1931. 
Trả lời
a. Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? 
+ Thế giới :
- Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
- 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa, cử phái viên sang điều tratình hình ở Đông Dương ( cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí )
+ Trong nước :
- Pháp tập trung khai thác đề bù đấp thiếu hụt do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ...làm cho đời sống các tầng lớp nhân dân hết sức khó khăn, vì thê họ sẵn sàng tham gia cách mạng để đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình... 
- Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động , nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng. 
- Pháp thực hiện c/s nới lỏng, tạo đk thuận lợi cho phong trào CMVN bùng nổ
b. Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 - 1939 với thời kì 1930-1931.
Nội dung
PT 30-31
PT 36-39
 đối tượng cách mạng
nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc Pháp và phong kiến tay sai
kẻ thù chính là đế quốc phat xít, bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.
Nhiệm vụ
Chống Đế quốc để giành độc lập. Chống phong kiến đòi ruộng đất cho dân cày. 
Chống Phát-xít, chống nguy cơ chiến tranh, chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
Lực lượng tham gia
Công nhân, nông dân.
Các giai cấp, các tầng lớp (công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị) được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương
Hình thức, phương pháp đấu tranh
Bãi công, biểu tình, biểu tình có vũ trang. Phương pháp đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp.
Đấu tranh chínhtrị, hình thức hợp pháp, công khai, bán công khai, bán hợp pháp kết hợp bí mật bất hợp pháp.
Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) với chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ ở Việt Nam trên các lĩnh vực: âm mưu cơ bản, vai trò của Mĩ, vai trò của lực lượng Sài Gòn, quốc sách bình định, đối với miền Bắc. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất? Vì sao?
Trả lời:
a. So sánh:
Nội dung
CT Đặc Biệt ( 1961-1965)
CT Cục bộ ( 1965-1968)
Âm mưu cơ bản
Dùng người Việt đánh người Việt...
Dùng người Mĩ và đồng minh đánh người Việt...
Vai trò của Mĩ
 Cố vấn quân sự, cung cấp vũ khí, đô la...
Cố vấn quân sự, cung cấp vũ khí, đô la, trực tiếp tham chiến...
Vai trò của lực lượng Sài Gòn
Làm nòng cốt
Phối hợp chiến đấu
Quốc sách bình định
Dồn dân lập ấp chiến lược
Phản công “tìm diệt” và “bình định”...
Đối với miền Bắc
Phá hoại bằng tình báo, gián điệp, phong tỏa...
Dùng không quân và hải quân đánh phá...
 Nhận xét, so với Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ là bước leo thang
chiến tranh xâm lược Việt Nam với tính chất ác liệt và quy mô lớn hơn.
b. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, chiến lược Chiến tranh Việt Nam hóa của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất.
+ Toàn diện vì Mĩ đánh ta cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế. Mở rộng vì
không chỉ đánh ta ở miền Nam, rồi mở rộng ra miền Bắc mà ra cả Đông Dương
rồi thế giới. 
+ Thâm độc vì không chỉ dùng người Việt đánh người Việt, dùng
người Đông Dương đánh người Đông Dương mà còn cô lập ta với đồng minh
của ta là Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản (về nhiệm vụ chiến lược, vị trí, vai trò) của cách mạng hai miền Nam, Bắc được xác định trong nghị quyết đại hội lần thứ III của đảng lao động việt nam (9/1960). Vì sao có điểm khác nhau đó?
Trả lời
a. So sánh 
 Trong khi cách mạng hai miền đang đạt được nhiều bước tiến quan trọng, thì đại đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam họp từ ngày 5 đến 10-9-1960 tại Hà Nội.Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền, đồng thời cũng chỉ ra vị trí, vai trò cách mạng của mỗi miền trong sự nghiệp cách mạng chung của cả nước.
Nội dung so sánh
Cách mạng miền Bắc
Cách mạng miền Nam
Nhiệm vụ chiến lược 
Miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước...
Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc mỹ và tay sai, giải phóng miền nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước...
Vị trí, vai trò của cách mạng mỗi miền
Cách mạng miền bắc thuộc chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa, là hậu phương có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng việt nam, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
Cách mạng miền nam thuộc chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân trong cả nước...
b. Sở dĩ có điểm khác nhau như vậy là vì:
- Xuất phát từ đặc điểm tình hình và yêu cầu cách mạng của mỗi miền: miền bắc được hoàn toàn giải phóng, có điều kiện xây dựng cnxh; làm cho miền bắc ngày càng vững mạnh, chi viện sức người, sức của cho miền nam....; miền nam vẫn còn chịu ách thống trị của đế quốc mỹ và tay sai, phải tiến hành chiến tranh nhân dân, giải phóng miền nam, bảo vệ miền bắc...
- Tuy mỗi miền thực hiện nhiệm vụ chiến lược khác nhau, song cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau, nằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình,
thống nhất đất nước...
Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Hiệp định Sơ bộ(6 - 3 - 1946) và Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954)? Tại sao có sự khác nhau đó? 
Trả lời
a. Điểm khác nhau cơ bản nhất 
- Hiệp định Sơ bộ(6 - 3 - 1946), chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do nằm trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp.
- Còn Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954), Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương.
b. Có sự khác nhau đó vì: 
- Trong lúc ký Hiệp định Sơ bộ do ta còn yếu hơn địch nên ta phải chấp nhận điều khoản đó. Đây là sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù. 
-Còn trong khi ký Hiệp định Giơnevơ ta đã giành được thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ, quyết định sự thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương 
à Chính vì hoàn cảnh lịch sử khác nhau (thế và lực giữa ta và Pháp trong từng thời điểm có sự khác nhau) nên đã dẫn đến sự khác nhau đó
Câu 5: Trình bày và nhận xét nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng (1 - 1930), Đại hội Đảng toàn quốc lần II (2 - 1951) và Đại hội Đảng toàn quốc lần III (9 - 1960).
Hướng dẫn:
Câu này viết thành bài văn xuôi cũng được
Cương lĩnh chính trị (2/1930)
Đại hội Đảng toàn quốc lần II (2 - 1951)
Đại hội Đảng toàn quốc lần III (9 - 1960).
Hoàn cảnh lịch sử
Từ ngày 6/1à 7/3/1930 tại Cửu Long, Hương cảnh TQ diễn ra hội nghị họp nhất 3 tổ chức cộng sản thành 1 đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt nam. Hội nghị thông qua chính cương vắn tắt, sác lược, điều lệ vắn tắt ( gọi là Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Từ ngày 11à 19/2/1951 tại xã Vinh Quang, Chiêm Hóa, tuyên Quang. Đại hội thông qua hai báo cáo quan trọng là Báo cáo chính trị của HCM và Bàn về cách mạng VN do Trường chinh trình bày.
Giữa lúc cách mạng hai miền đạt được nhiều bước iến quan trọng, Đảng lao động Việt Nam tổ chức ĐHĐBTQ lần 3. Họp từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội
Nhiệm vụ
Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo.
Nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là CMDTDCND: đánh đuổi đế quốc, tay sai, giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng cơ sở cho CNXH ở Việt Nam.
Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền trong kháng chiến chống Mỹ: Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN, là hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước. Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, là tiền tuyến lớn, có vai trò quyết định trực tiếp đối với công cuộc thống nhất Tổ quốc. Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau nhằm hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc.
Nhận xét
Cương lĩnh chính trị đã giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết của cách mạng Việt Nam đó là giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất
Đại hội đã quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, đánh đấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, là Đại hội đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi.
Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng hai miền Nam - Bắc, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. Là Đại hội đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi.
Câu 6: Từ những nội dung của: Hiệp định Sơ bộ (6 - 3- 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954), Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973), hãy phân tích rõ thắng lợi từng bước của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản. 
Trả lời:
Mở bài: Các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia bao gồm: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 - 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954) và Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973) là những văn kiện có tính chất pháp lí quốc tế, ghi nhận thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ để giành các quyền dân tộc cơ bản.
Thân bài:
- Hiệp định Sơ bộ (6 - 3- 1946) được Chủ Tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp ở Hà Nội, theo đó Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Hiệp định này chỉ mới công nhận tính thống nhất (là một quốc gia), nhưng chưa công nhận nền độc lập, Việt Nam còn bị ràng buộc vào nước Pháp.
- Với Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954), Pháp buộc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, một Hiệp định quốc tế với sự tham gia của các nước lớn, phải công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
- Sau sự thất bại liên tiếp của các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam từ năm 1954 - 1973, Mỹ buộc phải kí Hiệp định Pari. Theo đó, Mỹ và các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh lãnh thổ. Qua 30 năm kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, nhân dân ta đã giành được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc cơ bản đã được thực hiện trọn vẹn.
Câu 7: Vì sao Đảng chủ trương Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc, nhưng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 phải theo phương châm đánh nhanh? 
ĐÁP ÁN:
a) Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc.
- Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc vì khi đó không có thời cơ. Cả ta và địch lúc đó đều có lực lượng quân sự mạnh nhất. 
- Được Mĩ giúp, Pháp thực hiện Kế hoạch Nava (1953 - 1954) xây dựng được 84 tiểu đoàn quân cơ động chiến lược và 34 vạn quân ngụy. Pháp tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, sau đó xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương và chọn nơi đây để quyết chiến chiến lược với ta. Pháp muốn tìm kiếm thắng lợi quân sự quyết định để đàm phán kí hiệp định kết thúc chiến tranh. 
- Đến năm 1953 đã có thế và lực đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc thắng, phá vỡ kế hoạch Nava, tạo thuận lợi kí hiệp định kết thúc chiến tranh, ta phải đánh chắc, tiến chắc bằng những cuộc tiến công chiến lược tiêu hao, phân tán, giam chân địch. 
b) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 phải theo phương châm đánh nhanh.
- Bước vào Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, ta có thời cơ thuận lợi, khi đó kẻ thù đang suy yếu nhất, lực lượng cách mạng đang phát triển mạnh mẽ nhất. 
- Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1 - 1973), Mĩ rút quân viễn chinh và đồng minh khỏi Việt Nam, lực lượng Sài Gòn mất chỗ dựa trực tiếp. Lực lượng miền Bắc vẫn được ở lại miền Nam,... So sánh lực lượng giữa ta và địch có lợi cho ta.
- Từ sau Hiệp định Pari, ta có thế và lực tiến công giành thắng lợi ở đường 14 và tỉnh Phước Long (6 - 1- 1975). Chiến thắng này và tình hình chiến sự sau đó cho thấy sự suy yếu của lực lượng Sài Gòn, sự lớn mạnh của quân ta và khả năng Mĩ can thiệp trở lại nước ta bằng quân sự rất hạn chế vì năm 1976 nước Mĩ sẽ bầu cử tổng thống. 
- Vì vậy, Bộ Chính trị hợp cuối năm 1974 – đầu năm 1975 đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 - 1976) nhưng cũng khẳng định, nếu thời cơ chiến lược đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì phải hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975. Phương châm đánh nhanh để tranh thủ thời cơ và giảm thiệt hại. 
- Khi Chiến dịch Tây Nguyên (4 – 24 tháng 3 năm 1975) đang diễn ra, Bộ Chính trị thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi nên quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975 (trước tháng 5 - 1975). Kế hoạch giải phóng được rút từ 2 năm xuống 1 năm rồi xuống 2 tháng (từ 4 – 3 đến 2 – 5 – 1975).
Câu 8: So sánh chiến dịch ĐBP (1954) với chiến dịch HCM (1975) (về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự (cách đánh), kết quả, ý nghĩa lịch sử)
* Giống nhau:
- Đều là 2 trận quyết chiến chiến lược, là hai đỉnh cao của hai cuộc tiến công chiến lược (đông - xuân 1953 - 1954 và Xuân 1975).
- Đều được tập trung lực lượng đến mức cao nhất.
- Đều là những chiến dịch ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Đều giành thắng lợi và đây là những chiến thắng vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Đều là những trận đánh mang tính chất chung kết của cuộc đấu tranh gpdt: Chiến thắng ĐBP cùng HĐGNV kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, chiến dịch HCM kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- Đều được lịch sử ghi nhận là những chiến công chói lọi như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của TK XX.
* Khác nhau
Nội dung
Điện biên phủ
Chiến dịch HCM
Hoàn cảnh lịch sử
+ Chiến dịch ĐBP được mở ra khi chưa có HĐGNV.
Chiến dịch HCM được mở ra sau khi có HĐ Pari.
Địa bàn mở chiến dịch
Rừng núi
Thành phố và đồng bằng.
Phương châm
Đánh chắc tiến chắc”
“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”
Thời gian
lâu dài hơn 
(từ 30/3à7/5/1954)
ngắn hơn ( từ 26/4 đến 30/4/1975)
Thành phần quân chủng và binh chủng
Chỉ có bộ binh và công binh
Có đầy đủ các quân chủng và binh chủng.
Hình thức
tiến công quân sự của lực lượng vũ trang
kết hợp tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng.
Đối tượng tiến công
chủ yếu là quân viễn chinh Pháp
Chủ yếu là quân đội Sài Gòn (quân đội Mĩ đã rút hết về nước).
Nghệ thuật quân sự 
Mang tính chất của một cuộc tiến công chiến lược, đánh vào một tập đoàn cứ điểm. Lực lượng chủ yếu tiến công là bộ đội chủ lực . Đánh ở ĐBP theo phương hướng đánh chắc tiến chắc, tiến công tiêu diệt từng cụm cứ điểm của địch, bao vây chia cắt từng căn cứ của địch, cắt đứt nguồn tiếp tế duy nhất bằng đường không của địch rồi Tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm.
Mang tính chất của cuộc tổng tiến công và nổi dậy, có sự kết hợp giữa tiến công với nổi dậy (tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng). Ta sử dụng 4 quân đoàn chủ lực và 1 lực lượng bộ đội địa phương tạo thành 5 cánh quân để tiến công. Ta đã tổ chức cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, vượt qua phòng tuyến ngoài của địch, tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
Kết quả, ý nghĩa
Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của TDP, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo đk thuận lợi cho cuộc đtr của ta giành thắng lợi.
Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, 30 năm đtr gpdt bảo vệ Tổ quốc từ sau CMT8 năm 1945, chấm dứt ách thống trị của CNTD, đế quốc trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc CMDTDCND trong cả nước, thống nhất đất nước.
Câu 14: So sánh Hội nghị Trung ương lần 6 (11/1939) và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941)
Hội nghị Trung ương lần 6 (11/1939) 
 Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941)
Kẻ thù
Thực dân Pháp
Thực dân Pháp và phát xít Nhật
 Nhiệm vụ cách mạng
Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu
Giương cao hơn nữa ngọn cờ GPDT
Khẩu hiệu
Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Để ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc thực dân và địa chủ phản động, chống tô cao, lãi nặng. khẩu hiệu thành lập chính quyền công nông binh được thay thế bằng khẩu hiệu lập chính phủ dân chủ cộng hòa.
Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia ại ruộng đất công, tiến tới người cày có ruộng. thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Mặt trận
Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
Mặt trận độc lập đồng minh hội ( viết tắt là mặt trận Việt minh)
Hình thức đấu tranh
Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Đi từ khởi nghĩa từng phần lên Tổng Khởi nghĩa
* Nhận xét:
- Hội nghị Trung ương lần 6 (11/1939): Là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và phương pháp cách mạng của Đảng ta.
- Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941): Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng đã đề ra trong Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939). Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân chuẩn bị tiến tới CMT8.
Câu 10: Điểm giống và khác nhau giữa ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ ở VN.
Mở bài: Từ năm 1961 đến năm 1973, đế quốc Mĩ đã tiến hành các chiến lược chiến tranh xâm lược ở VN là: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), chiến lược “VN hoá chiến tranh” (1969 - 1973).
a. Điểm giống nhau:
- Mục tiêu chiến tranh: Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam, đều nhằm chia cắt lâu dài nước VN, biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe XHCN từ ĐNA.
- Đều là những chiến lược chiến tranh thực dân mới nên đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.
- Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.
- Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.
b. Điểm khác nhau:
CL Đặc biệt
CL Cục bộ
CL Việt Nam hóa
Về âm mưu
Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ nhằm đàn áp phong trào cách mạng và nhân dân ta. Thực chất là “dùng người Việt đánh người Việt”
Sử dụng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn để đàn áp phong trào cách mạng và nhân dân ta. Dựa vào ưu thế về quân sự, Mĩ mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng giải phóng của ta.
+ Thực hiện bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần của Mĩ và vẫn do hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy.
+ Q

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_cau_hoi_so_sanh_12.doc