CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CACBOHIDRAT A. GLUCOZO-FRUCTOZO I. TÍNH CHẤT CỦA GLUCOZO Câu 1: Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,20M B. 0,01M C.0,02M D.0,10 M Câu 2: Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. 68,0g; 43,2g. B. 21,6g; 68,0g. C. 43,2g; 68,0g. D. 43,2g; 34,0g. Câu 3. Chia m gam glucozơ làm 2 phần bằng nhau. - Phần 1 đem thực hiện phản ứng tráng gương thu được 27 gam Ag - Phần 2 cho lên men rượu thu được V ml rượu (D = 0,8 g/ml). Giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100% thì V có giá trị là : A. 12,375 ml B. 13,375 mlC. 14,375 ml D. 24,735 ml Câu 4. Lên men rượu từ glucozơ sinh ra 2,24 lít CO2 ở đktc. Lượng Na cần lấy để tác dụng hết với lượng rượu sinh ra là : A. 23 g B. 2,3 g C. 3,2 g D. 4,6 g Câu 5. Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Cũng m g hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là A. 0,05 mol và 0,15 mol. B. 0,10 mol và 0,15 mol. C. 0,2 mol và 0,2 mol. D. 0,05 mol và 0,35 mol. Câu 6. Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành: Nếu trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6h00 – 17h00) diện tích lá xanh là 1m2, lượng glucozơ tổng hợp được bao nhiêu? A. 88,26g. B. 88.32g. C. 90,26g. D. 90,32g. II. TÍNH TOÁN CÓ HIỆU SUẤT 1. Tính lượng glucozo tham gia phản ứng. Câu 1. Khối lượng glucozơ cần để điều chế 0,1 lít rượu etylic (khối lượng riêng 0,8 g/ml) với hiệu suất 80% là : A. 190 g B. 196,5 g C. 195,6 g D. 212 g Câu 2. Tính lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 2,73 gam sobitolvới hiệu suất 80% là: A. 3,375 B. 2,160 C. 33,750 D. 21,600gam Câu 3. Lên men a gam glucozơ, thu được 100 lít rượu vang 10o. Hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của a là A. 16475,97.B. 14869,57.C. 7434,78. D. 8237,98. Câu 4. Cho glucozơ lên men hiệu suất 70% , hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 2 lít dung dịch NaOH 0,5M (D=1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa hai muối với tổng nồng độ là 12,27% . khối lượng glucozơ đã dùng là A. 129,68 gam B. 168,29 gam C. 192,86 gam D. 186,92 gam Câu 5. Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là A. 60. B. 58. C. 30. D. 48. Câu 6. Lên men m g glucozơ với hiệu suất 90%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ vào dd Ca(OH)2 thu được 10 g kết tủa và khối lượng dd giảm 3,4 g. Giá trị của m là A. 30. B. 15. C. 17. D. 34. Câu 7. Lên men m g glucozơ với hiệu suất 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra 9,85 g kết tủa. Giá trị của m là A. 25,00. B. 12,96. C. 6,25. D. 13,00. Câu 8. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 750. B. 650. C. 810. D. 550. 2. Tính lượng sản phẩm Câu 1. Cho 10kg glucozơ chứa 10% tạp chất, lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được bằng bao nhiêu? A. 4,65kg. B. 4,37kg. C. 6,84kg. D. 5,56kg. Câu 2. Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol. Tính thể tích ancol 46˚ thu được. Biết ancol nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến ancol bị hao hụt mất 5%. A. 11,875 lít. B. 2,785 lít. C. 2,185 lít. D. 3,875 lít. Câu 3. Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành rượu etylic. Khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Tính giá trị của m : A. 400 g B. 320 g C. 200 g D. 160 g Câu 4. Cho glucozơ lên men tạo thành ancol, khí CO2 tạo thành được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 50g kết tủa, biết hiệu suất lên men là 80%, khối lượng ancol thu được là A. 23,0g. B. 18,4g. C. 27,6g. D. 28,0g. 3. Tính hiệu suất Câu 1. Lên men 1,08 kg glucozơ chứa 20% tạp chất thu được 0,368 kg rượu. Hiệu suất của phản ứng là A. 83,3 % B. 70 % C. 60 % D. 50 % Câu 2. Cho 360 g glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dd NaOH dư được 318 g muối. Hiệu suất phản ứng lên men là A. 50,0%. B. 62,5%. C. 75,0%. D. 80,0%. B. SACCAROZO I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SACCAROZO Câu 1. Muốn có 2631,5 g glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân là: A. 4486,85 gB. 4468,85 g C. 4486,58 g D. 4648,85 g Câu 2. Thủy phân hoàn toàn 62,5 g dd saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dd X. Cho dd AgNO3/NH3 vào X đun nhẹ được m g Ag. Giá trị của m là A. 6,75. B. 13,5. C. 10,8. D. 7,5. Câu 3. Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải dùng 100g saccarozơ. Khối lượng AgNO3 cần dùng và khối lượng Ag tạo ra lần lượt là (giả thiết rằng, sự chuyển hoá của fructozơ là không đáng kể và hiệu suất các phản ứng đều đạt 90%) A. 88,74g; 50,74g. B. 102,0g; 52,5g. C. 52,5g; 91,8g. D. 91,8g; 64,8g. Sacca có 2 gốc glu => có 2 gốc CHO => 4n saca = nAg = nAgNO3 = Câu 4. Một nhà máy đường mỗi ngày ép 30 tấn mía. Biết 1 tạ mía cho 63 lít nước mía với nồng độ đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103g/ml. Khối lượng đường thu được là : A. 1613,1 kg B. 1163,1 kgC. 1631,1 kg D. 1361,1 kg II. BÀI TOÁN HIỆU SUẤT Câu 1. Từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu Kg saccarozơ ? Cho biết H thu hồi saccarozơ đạt 80%. A. 104 Kg B. 105Kg C. 110Kg D. 124Kg Câu 2. Thủy phân 1 kg saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 76 %. Khối lượng các sản phẩm thu được là : A. 0,4 kg glucozơ và 0,4 kg fructozơ B. 0,5 kg glucozơ và 0,5 kg fructozơ C. 0,6 kg glucozơ và 0,6 kg fructozơ D. Các kết quả khác Câu 3. Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải dùng 100g saccarozơ. Khối lượng AgNO3 cần dùng và khối lượng Ag tạo ra lần lượt là (giả thiết rằng, sự chuyển hoá của fructozơ là không đáng kể và hiệu suất các phản ứng đều đạt 90%) A. 88,74g; 50,74g. B. 102,0g; 52,5g. C. 52,5g; 91,8g. D. 91,8g; 64,8g. Câu 4. Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường, sau đó chưng cất thu được 60 lít cồn 960. Khối lượng glucozơ có trong 1 m3 nước rỉ đường glucozơ trên, biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 200C và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%? A. 111,146 kg. B.112,321 kg.C. 111,322 kg.D. 112,320 kg. C. TINH BỘT-XENLULOZO I. TÍNH LƯỢNG CHẤT KHI PHẢN ỨNG XẢY RA HOÀN TOÀN. Câu 1. Khối lượng glucozơ thu đuợc khi thuỷ phân 1 kg tinh bột là A. 1 kg . B. 1,05 kg. C.1,11 kg. D. 1,23 kg. Câu 2. Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500g tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí (ở đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp? A. 1382716 lít. B. 1382600 lít. C. 1402666,7 lít. D. 1382766 lít. Câu 3. Giả sử trong 1 giờ cây xanh hấp thụ 6 mol CO2 trong sự quang hợp thì số mol O2 sinh ra là : A. 3 mol B. 6 mol C. 9 mol D. 12 mol II. BÀI TOÁN HIỆU SUẤT 1. Tính hiệu suất 2. Tính lượng tinh bột/xenlulozo tham gia phản ứng. Câu 1. Để sản xuất ancol etylic người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào từ gỗ chứa 50% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế một tấn ancol etylic, hiệu suất quá trình là 70% thì khối lượng nguyên liệu xấp xỉ A. 5031kg. B. 5000kg. C. 5100kg. D. 6200kg. Câu 2. Tính khối lượng một loại gạo có tỉ lệ tinh bột là 80% cần dùng để khi lên men (hiệu suất lên men là 50%) thu được 460 ml rượu 50o (khối lượng riêng của etylic 0,80g/ml). A. 430 g B. 520g. C. 760g D. 810g Câu 3. Cho m g tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ lượng CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750,0g kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị m cần dùng là bao nhiêu ? A. 940,0. B. 949,2. C. 950,5. D. 1000,0. Câu 4. Cho m g tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dd Ca(OH)2, thu được 550 g kết tủa và dd X. Ðun kỹ dd X thu thêm được 100 g kết tủa. Giá trị của m là A. 650. B. 550. C. 810. D. 750. Câu 5. Có thể tổng hợp rượu etylic từ CO2 theo sơ đồ sau: CO2 à Tinh bột à glucozơ à Rượu etylic Tính thể tích CO2 sinh ra kèm theo sự tạo thành rượu etylic nếu CO2 lúc đầu dùng là 1120 lít (đktc) và hiêu suất của mỗi quá trình lần lượt là 50%:75%;80%. A. 230lít B. 280,0 lít C. 149,3 lít D. 112,0 lít Câu 6. Cho mg tinh bột lên men để sản xuất rượu etylic, toàn bộ lượng CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750Kg kết tủa. Biết H giai đoạn lên men là 80%. Khối lương m phải dùng là : A. 949,2g B. 945g C. 950,5g D. 1000g 3. Tính lượng sản phẩm thu được Câu 1. Câu 10: Thủy phân 324 g tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là A. 360 g. B. 270 g. C. 250 g. D. 300 g. Câu 2. Khi thuỷ phân 1kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu ? Giả thiết rằng, phản ứng xảy ra hoàn toàn. A. 0,80kg. B. 0,90kg. C. 0,99kg. D. 0,89kg. Câu 3. Cho khối lượng riêng của cồn nguyên chất là D = 0,8 g/ml. Hỏi từ 10 tấn vỏ bào (chứa 80% xenlulozơ) có thể điều chế được bao nhiêu lít cồn thực phẩm 40˚ (biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 64,8%)? A. 294 lít. B. 920 lít. C. 368 lít. D. 147,2 lít. D. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG CỦA XENLULOZO VỚI AXIT NITRIC Câu 1. Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (Có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11,1g hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ điaxetat và 6,6g CH3COOH. Thành phần phần trăm theo khối lượng của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong X lần lượt là A. 77% và 23%. B. 77,84% và 22,16%.C. 76,84% và 23,16%. D. 70% và 30%. Câu 2. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được đều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,70kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit nitric 96% (D=1,52 g/ml) cần dùng là bao nhiêu ? A. 14,39 lít. B. 15,00 lít. C. 15,39 lít. D. 24,39 lít. Câu 3. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dd chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là A. 30. B. 10. C. 21. D. 42. Câu 4. Thể tích dd HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %) A. 70 lít. B. 49 lít. C. 81 lít. D. 55 lít. E. BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ CACBOHIDRAT Câu 1. Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ. Thuỷ phân hết 7,02 gam hỗn hợp này trong môi trường axit thành dung dịch Y. Trung hoà hết axit trong dung dịch Y rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 8,64gam Ag. Tính % về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp đầu? A. 97,14% B. 48,7% C. 24,35% D. 12,17% Câu 2. Cho 8,55 gam cacbohiđrat A tác dụng với dung dịch HCl, rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 tạo thành 10,8 gam Ag kết tủa. A có thể là chất nào trong các chất sau? A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Xenlulozơ Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 0,513 gam một cacbohiđrat (X)thu được 0,4032 lít CO2 (đktc) và 2,97 gam nước. X có phân tử khối <400 đvC và có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là gì? A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Fructozơ D. Mantozơ Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 0,171 gam gluxit A thu được 0,264 gam CO2 và 0,99 gam nước . Biết A có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất và A không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Vậy A là A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Mantozơ D. Fructozơ Câu 5. Một gluxit X không có tính khử, có phân tủ khối là 342 đvc. Để tráng 1 cái gương hết 10,8g Ag, người ta phải cho 8,55g X tác dụng với dung dịch HCl trong NH3, đun nhẹ. Công thức phân tử của Gluxit X là : A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. (C6H10O5)n D. Kết quả khác Câu 6. Khi đốt cháy 1 loại gluxit người ta thu được khối lượng nước và CO2 theo tỉ lệ 32: 88. Công thức phân tử của gluxit là 1 trong các chất nào sau đây : A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. (C6H10O5)n D. Cn(H2O)m Câu 7. Đun nóng 10,26 gam hỗn hợp hai đường trong dung dịch HCl tới phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 10,8 gam chất rắn. Hai đường ban đầu là A. Saccarozơ và glucozơ. B. Saccarozơ và mantozơ. C. Mantozơ và fructozơ. D. Fructozơ và glucozơ. Câu 8. Cho 4 chất hữu cơ X, Y, Z, T. Khi oxi hoá hoàn toàn từng chất đều cho cùng kết quả: Cứ tạo ra 4,4g CO2 thì kèm theo 1,8g H2O và cần một thể tích oxi vừa đúng bằng thể tích CO2 thu được. Tỉ lệ phân tử khối của X, Y, Z, T lần lượt là 6:1:3:2 và số nguyên tử cacbon trong mỗi chất không nhiều hơn 6. Công thức phân tử của X, Y, Z, T lần lượt là A. C6H12O6, C3H6O3, CH2O, C2H4O2. B. C6H12O6, C3H6O3, C2H4O2, CH2O. C. C6H12O6, CH2O, C3H6O3, C2H4O2. D. C6H12O6, CH2O, C2H4O2, C3H6O3. Câu 9. Câu 30: Thủy phân hoàn toàn m gam xenlulozơ có chứa 50% tạp chất trơ, toàn bộ lượng glucozơ thu được làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch Br2 1M trong nước. Giá trị của m là A. 162. B. 81. C. 324. D. 180. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (glucozơ, fructozơ, metanal và etanoic) cần 3,36 lít O2 (điều kiện chuẩn). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 10,0 B. 12,0 C. 15,0 D. 20,5 Câu 11. Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là A. 10% B. 90% C. 80% D. 20%
Tài liệu đính kèm: