1. Bài toán về lực tương tác giữa các điện tích điểm Bài 1: Cho hai quả cầu có điện tích lần lượt là 9.10-8C và -5.10-6C. a. Tính lực tương tác của hai quả cầu nếu đặt nó cách nhau một khoảng 3cm b. Nếu đặt hai quả cầu trên cách nhau một khoảng 5cm trong dầu hỏa với hằng số điện môi là 2,1 thì lực tương tác giữa chúng là bao nhiêu? c. Nếu lực hút giữa hai quả cầu là 2 N thì khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu? Bài 2: Hai quả cầu nhỏ mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau một khoảng 4 cm thì chúng hút nhau một lực là 9.10-3N. Tính điện tích của hai quả cầu. (đs: 4.10-8C , - 4.10-8C ) 2. Bài toán về xác định cường độ điện trường Bài 1: Tính cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm Q = 19.10-6 C, tại điểm cách nó 5cm. Vẽ véctơ cường độ điện trường tại điểm đó (đs: 684.103V/m) Bài 2: Đặt hai điện tích q1= 18.10-8C, q2=-8.10-8C tại hai điểm A và B cách nhau 10cm. Tính cường độ điện trường tổng hợp và vẽ vectơ cường độ điện trường tại C với các trường hợp sau a. AC = 3cm, BC=7cm b. AC = 2cm, BC = 12 cm c. AC = 6 cm, BC = 8 cm Bài 3. Hai điện tích điểm q1=-9.10-5C và q2=4.10-5C nằm cố định tại hai điểm AB cách nhau 20 cm trong chân không. a. Tính cường độ điện trường tại điểm M cách q1 đoạn 5cm và cách q2 đoạn 15cm. b. Tìm vị trí tại đó cường độ điện trường bằng không . (ĐS: Cách q2 40 cm) 3. Bài toán về điện năng và công suất tiêu thụ điện Bài 1: Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 2 A chạy qua vật dẫn trong 2 giờ, biết hiệu điện thế giữa 2 đầu dây là 12V. Bài 2: Một bộ acquy có suất điện động 12V, cung cấp một dòng điện 2A liên tục trong 8 giờ thì phải nạp lại. Tính công mà acquy sản sinh ra trong khoảng thời gian trên. 4. Bài toán về toàn mạch Bài 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. ξ = 12V và r = 1W. R1 = 6W, R2 = R3 = 10W. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở. Tính điện năng tiêu thụ của mạch ngoài trong 10 phút và công suất tỏa nhiệt ở mỗi điện trở. Tính công của nguồn điện sản ra trong 10 phút và hiệu suất của nguồn điện. ξ , r R1 R2 R3 ĐS: a) I = 1A; U1 = 6V; U2 = U3 = 5V; b) A = 6600J; P1 = 6W; P2 = P3 = 2,5W; c)Ang = 7200J; H = 91,67% Có mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện điện E = 24V và có điện trở trong r = 1 W. Trên các bóng đèn có ghi: Đ1( 12V- 6W), Đ2(12V – 12W), điện trở R = 3W. a. Các bóng đèn sáng như thế nào? Tính cường độ dòng điện qua các bóng đèn. b. Tính công suất tiêu thụ của mạch điện và hiệu suất của nguồn điện. ĐS:a) I = 2A; IĐ1 = 1/3A; IĐ2 = 2/3A.b) P = 44W; H = 91,67%. Đ1 Đ2 R ξ , r Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ Nguồn điện có: ξ = 12V, r = 2,7 Các điện trở : R1 = 3, R2 = 8, R3 = 7 Đèn có điện trở: RĐ = 2 a) Tính tổng trở R của mạch ngoài. b) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính. c) Tính hiệu suất của nguồn điện. d) Trên đèn ghi 3V – 4,5W. Hỏi đèn có sáng bình thường không? Giải thích. Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết: r = 1W, I = 1,5A, R2 = 4W, ban đầu biến trở R1 = 4W. Trên đèn có ghi: 6V-3W. a) Xác định điện trở của đèn và suất điện động của nguồn điện? b) Xác định độ sáng của bóng đèn? c) Điều chỉnh biến trở R1 sao cho đèn sáng bình thường, xác định giá trị của R1 khi đó? 5. Bài tập về Định luật Fa-ra-day Bài 1: Một bình điện phân có anốt làm bằng đồng, dung dịch điện phân là CuSO4. Cho A = 64, n =2. Dòng điện qua bình điện phân là 2A. Tính khối lượng đồng thoát ra ở điện cực của bình trong thời gian 16 phút 5 giây. Bài 2: Một bình điện phân dung dịch ZnSO4 có anốt làm bằng kẽm, điện trở của bình điện phân R = 5W, được mắc vào 2 cực của bộ nguồn điện có suất điện động 6V, điện trở trong r = 1W. Tính khối lượng kẽm bám vào catốt trong thời gian 32 phút 10 giây. Bài 3: Người ta điện phân một dung dịch muối bằng dòng điện I = 2,5A trong thời gian 32 phút 10 giây và thu được 5,4g kim loại hóa trị I ở catốt. Hỏi kim loại đó là gì? Bài 4: Một bình điện phân có anốt làm bằng bạc, dung dịch điện phân là bạc nitrat. Cho dòng điện chạy qua bình là 0,1A thì ta thu được khối lượng bạc thoát ra khỏi điện cực là 1,08g. Tính thời gian dòng điện chạy qua bình. Bài 5: Điện phân dung dịch H2SO4 với các điện cực bằng platin, người ta thu được khí hidto và ôxi ở các điện cực. Nếu cho dòng điện có cường độ I = 2A đi qua bình điện phân trong 36 phút thì thể tích khí thoát ra ở catốt trong điều kiện chuẩn là bao nhiêu? ĐỀ ÔN 1 Câu 1: Đường sức điện là gì? Nêu đặc điểm của đường sức điện? Câu 2: Phát biểu định luật Ôm cho mạch kín, ghi biểu thức? Câu 3: Nêu bản chất dòng điện trong kim loại và bản chất dòng điện trong chất điện phân? Câu 4: Điện trường đều là gì? Câu 5: Một tấm kim loại đem mạ niken bằng phương pháp điện phân .Tìm chiều dầy của lớp niken bám trên vật sau khi điện phân 30 phút. Cường độ dòng điện qua bình là 2A, diện tích bề mặt là 40cm2. Niken có A=58, n=2, khối lượng riêng 8,9.103kg/m3. Câu 6: Hai điện tích điểm q1 = 0,5 (nC) và q2 = - 0,5 (nC) đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6 (cm) trong không khí. Tìm cường độ điện trường tại trung điểm của AB . Câu 7: Một nguồn điện được mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 4,5W thì hiệu điện thế ở hai cực của nguồn là 3,5V và r=0,2W. Hãy tính suất điện động của nguồn đó. Câu 8: Cho mạch điện như hình vẽ: a) Tính cường độ dòng điện qua R3 b) Thay R3 bằng bóng đèn (12V-9W). Tính công suất tiêu thụ của đèn. ĐỀ ÔN 2 Câu 1: Tụ điện là gì? Câu 2: Nêu định nghĩa và viết công thức của Suất điện động. Câu 3: Nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân . Câu 4: Tính lực tương tác điện giữa một electron và một prôtôn khi chúng đặt cách nhau 2.10-9cm trong nước nguyên chất có hằng số điện môi = 81. Câu 5: Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. điện trở của bình là 10Ω, hiệu điện thế đặt vào hai cực là 50V. Xác định lượng bạc bám vào cực âm sau 2h. R1 R2 Đ Câu 6: Hai điện tích điểm q1 = - 9μC, q2 = 4 μC đặt lần lượt tại A, B cách nhau 20cm. Tìm vị trí điểm M tại đó cường độ điện trường bằng không. Câu 7: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết các nguồn điện giống nhau có suất điện động 4,4 V và điện trở trong 1 Ω. Đèn có ghi 6 V – 3 W; R1 = 6 Ω, R2 = 6 Ω. Tính: Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và hiệu điện thế mạch ngoài. Tính cường độ dòng điện thực tế chay qua đèn. Từ đó nhận xét độ sáng của đèn. ĐỀ ÔN 3 -------------------------------- Câu 1: Nêu các tính chất của đường sức điện. Câu 2: Nêu định nghĩa và viết công thức của hiệu điện thế. Câu 3: Nêu bản chất dòng điện trong kim loại. Câu 4: Phát biểu định luật Jun-Lenzo.Viết công thức, nêu đơn vị. Câu 6.Cho hai điện tích q1=-10-6C, q2=10-6 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng 40cm trong chân không. Xác định cường độ điện trường lên điểm M, biết MA=20cm, MB=60cm. Câu 7: Một bình điện phân chứa dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1A. Tìm lượng Ag bám vào catôt trong thời gian 16 phút 5 giây. Biết Ag có A = 108, n = 1. Đ R1 R2= E r Câu 8.Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn điện có suất điện động 12V, điện trở trong 4, các điện trở mạch ngoài và một bóng đèn 12V-8W. a.Tính điện trở mạch ngoài. b.Tính công suất của nguồn điện. c. Đèn có sáng bình thường không? Tính công suất tiêu thụ thực tế của đèn. ĐỀ ÔN 4 Câu 1: Nêu định nghĩa tia lửa điện và hồ quang điện. Câu 2: Viết công thức tính công suất của nguồn điện? Câu 3: Thế nào là hiện tượng dương cực tan. Câu 4: Phát biểu định luật bảo toàn điện tích. Câu 5: Điện phân dung dịch AgNO3 với dòng điện có cường độ 2,5A sau bao lâu thì lượng Ag bám vào catốt là 5,4g? R3 R2 R1 Câu 6: Có hai điện tích và đặt cách nhau 18cm trong chân không. Điện tích , . Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách đều hai điện tích đó? Câu 8: Cho mạch điện như hình vẽ. Suất điện động và điện trở trong của mỗi pin là 4 V và r = 0,5. Các điện trở R1 = 2, R2 = R3 = 5, Tính: a. Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính? b. Hiệu suất của nguồn điện (%)? ĐỀ ÔN 5 Câu 1: Nêu định nghĩa điện trường đều Câu 2: Nêu định nghĩa, công thức công suất điện của dòng điện. Câu 3: Trình bày bản chất dòng điện trong kim loại? Câu 4: Trình bày nội dung của thuyết electron? Câu 5: Một bình điện phân đựng dung dịch đồng sunfat với anốt làm bằng đồng. Điện trở của bình điện phân là R = 2. Đặt vào hai cực của bình điện phân một hiệu điện thế U = 12V. Xác định lượng đồng bám vào cực âm sau 965 giây. Cho biết F = 96500, ACu = 64, n = 2. Câu 6: Có hai điện tích q1 = 5.10-9C, q2 = -5.10-9C đặt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau 10cm. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách q1 một khoảng 5cm, cách q2 một khoảng 15cm? A Đ R1 R2 Câu 7: Một đoạn mạch chứa điện trở thuần R = 3. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 12V. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong thời gian 30 phút? (1 điểm) Câu 8: Cho mạch điện như hình vẽ. Các nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động = 1,5V, r = 0,25.Mạch ngoài gồm bóng đèn có ghi (6V–6W), các điện trở R1 = R2 = 3, RA = 0. Bỏ qua điện trở các dây nối. a. Tìm số chỉ của ampe kế? b. Đèn Đ sáng bình thường không? Vì sao?
Tài liệu đính kèm: