Bồi dưỡng kĩ năng tạo chất văn khi viết nghị luận xã hội

doc 22 trang Người đăng haibmt Lượt xem 7873Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng kĩ năng tạo chất văn khi viết nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bồi dưỡng kĩ năng tạo chất văn khi viết nghị luận xã hội
BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG TẠO CHẤT VĂN 
KHI VIẾT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9; Thời lượng: 6 tiết)
	Bùi Thị Hoàng Yến – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
PHẦN MỞ ĐẦU:
1, Lí do chọn đề tài:
Ngày nay, trước những yêu cầu bức thiết của xã hội, mục tiêu của việc dạy học môn Ngữ văn cũng có nhiều thay đổi. Giáo viên dạy học các tác phẩm văn học trong nhà trường không chỉ hướng dẫn học sinh cảm nhận, thưởng thức văn chương mà còn phải khơi dậy ở học sinh tình yêu đối với cái đẹp, lòng nhân ái, khát khao lí tưởng cũng như những hiểu biết về thế giới, về xã hội và nhất là về con người.Vì thế dạng bài nghị luận một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là một dạng bài góp phần gắn chặt mối quan hệ giữa dạy đọc - hiểu văn bản văn học với thực tế cuộc sống, giúp cho học sinh sau khi học tác phẩm văn học còn biết liên hệ đến các vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh, có khả năng tự định hướng và lựa chọn một lối sống tích cực . Đây chính là một trong những mục tiêu lớn của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Văn nghị luận xã hội là kiểu bài phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức, đánh giá và thái độ của người viết về một vấn đề xã hội bằng những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể. Bởi vậy, bài văn nghị luận xã hội muốn có sức thuyết phục cần lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, xúc cảm sâu lắng, nhiệt huyết Muốn thuyết phục người đọc cả về tư tưởng và tình cảm, bài văn nghị luận cần có chất văn. Nếu chất nghị luận là phần xác thì chất văn được coi như phần hồn, nếu chất nghị luận tác động đến lí trí, giúp người đọc hiểu vấn đề, nắm được tư tưởng của người viết thì chất văn lại lay động trái tim người đọc, mang đến những xúc cảm sâu lắng, khiến ta thấm thía, yêu mến, say sưa. Đặc biệt với bài viết của một học sinh giỏi, chất văn góp phần quyết định sự thành công, tạo những ám ảnh nơi người đọc. 
Trong quá trình luyện đề chúng tôi nhận thấy thực trạng viết văn của học sinh như sau:
Nhiều khi, học sinh quá coi trọng lập luận mà quên việc thể hiện cảm xúc trong bài văn.
Mặt khác, do nhịp sống phóng khoáng của giới trẻ ngày nay, các em thiên về sự thể hiện bề nổi hơn là chiêm nghiệm để có chiều sâu cảm xúc.
Tài liệu về những vấn đề xã hội và nghị luận văn học được trang bị quá nhiều, học sinh rơi vào lối tư duy bắt chước mà không tự bộc lộ chính kiến và cảm xúc của chính bản thân mình, bài viết rơi vào tình trag hời hợt, nông cạn, thiếu xúc cảm chân thành.
Như vậy, chúng tôi nhận thấy có một hạn chế phổ biến ở học sinh hiện nay là bài văn nghị luận thiếu chất văn. Bài văn nghị luận có thể đáp ứng yêu cầu về nội dung tư tưởng nhưng lập luận thiếu sự chặt chẽ, mạch lạc, nhạt tình cảm, nghèo ngôn ngữ, thiếu tâm huyết hoặc vụng về trong diễn đạt, nghĩa là chất văn còn hạn chế. Bởi vậy, khơi dậy chất văn trong bài văn nghị luận xã hội là cần thiết, là định hướng đúng đắn cho học sinh. Nếu người viết không có ý thức tạo chất văn thì bài văn dễ sa vào thuyết giáo, trở nên khô khan cứng nhắc, biến thành một bài “giáo dục công dân” khó đi vào lòng người . Vậy hãy mang đến “cái duyên” bằng cách tạo chất văn cho bài viết. Đặc biệt với bài viết của một học sinh giỏi, chất văn góp phần quyết định sự thành công, tạo những ám ảnh nơi người đọc.
2. Mục đích – yều cầu:
- Về kiến thức:
Học sinh nắm được đặc trưng của kiểu bài nghị luận xã hội và nắm được những yêu cầu về chất văn cho bài nghị luận xã hội thể hiện ở các phương diện:
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc (xác định trúng trọng tâm của đề; luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, tinh chắt).
- Lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn; tình cảm chân thành, nhiệt huyết. 
- Hành văn lôi cuốn ( dùng từ, viết câu, liên tưởng so sánh hay, lạ).
2, Về kĩ năng:
Học sinh nắm được các thao tác, cách viết để tạo được chất văn trong bài nghị luận xã hội thể hiện ở những phương diện cơ bản:
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc (xác định trúng trọng tâm của đề; luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, tinh chắt).
- Lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn; tình cảm chân thành, nhiệt huyết. 
- Hành văn lôi cuốn ( dùng từ, viết câu, liên tưởng so sánh hay, lạ).
3, Về thái độ:
Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo chất văn khi viết bài nghị luận xã hội, từ đó có ý thức và khao khát rèn luyện sao cho bài viết tạo được sự thuyết phục, lôi cuốn,hấp dẫn.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I, Giới thuyết chung:
1. Khái niệm
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn luận về các vấn đề xã hội (thực trạng xã hội, các hiện tượng đời sống, vấn đề về lối sống của con người, các mối quan hệ của con người trong xã hội) nhằm thể hiện suy nghĩ, thái độ, tiếng nói chủ quan của người viết về vấn đề đặt ra, góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhân văn và thúc đấy sự tiến bộ chung của xã hội. 
Bài văn nghị luận xã hội thể hiện quan điểm của người viết về một vấn đề chính trị xã hội. Để giúp người đọc hiểu vấn đề, thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của người viết, bài văn nghị luận xã hội cần luận điểm mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, giọng điêu nhiệt huyết...
2. Các dạng đề nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội gồm ba dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học.
 Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường nhân một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của mình. 
 Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm.
 Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học kết hợp kiểm tra được cả về năng lực đọc – hiểu tác phẩm văn học, cả về kiến thức xã hội và khả năng nghị luận với hai hình thức sau: 
Từ một tác phẩm đã học, đề yêu cầu người viết bàn về một ý nghĩa xã hội nào đó.
Cũng có thể từ một tác phẩm chưa được học, thường là câu chuyện nhỏ (truyện mi ni), đề yêu cầu bàn về ý nghĩa xã hội đặt ra trong đó.
3. Khái lược về chất văn trong bài NLXH:
Có nhiều ý kiến về văn và chất văn, có ý kiến cho rằng văn là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc, của thế giới bên trong con người. Từ đó, chất văn trong bài văn nghị luận xã hội được hiểu là những cảm xúc, suy tư chân thành nhất của chủ thể được bộc lộ khi nghị luận về một vấn đề nào đó.
Có ý kiến lại cho rằng chất văn lại nghiêng về yếu tố diễn đạt (dùng từ, đặt câu) của bài viết. 
Ở đây, chúng tôi quan niệm nói đến chất văn là nói đến cái hay, cái đẹp. Cái hay, cái đẹp phải biểu hiện ở cả hai mặt hình thức và nội dung. Chất văn là sự lôi cuốn, hấp dẫn của tổng thể bài viết, nó là kết quả phối hợp thành công của nhiều yếu tố: 
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc (xác định trúng trọng tâm của đề; luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, tinh chắt).
- Lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn; tình cảm chân thành, nhiệt huyết. 
- Hành văn lôi cuốn ( dùng từ, viết câu, liên tưởng so sánh hay, lạ).
Như vậy chất văn được thể hiện ở sự thấu hiểu vấn đề cả bằng lí trí và trái tim, bàn về vấn đề bằng chính những trải nghiệm chân thành, đặt mình là người trong cuộc để hiểu sâu sắc và thấu đáo. Tuy nhiên tình cảm chân thành, chiều sâu suy nghĩ của người viết phải được thể hiện tinh tế qua ngôn ngữ và các phương thức diễn đạt giàu tính thẩm mĩ.
Những năm gần đây, nghị luận xã hội là một trong những yêu cầu bắt buộc trong một bài văn ở các kì thi thuộc các cấp khác nhau. Ai cũng thấy sự cần thiết của văn nghị luận xã hội trong nhà trường cũng như trong đời sống. Nhưng việc dạy và học văn nghị luận xã hội có nhiều cái khó. Bởi vì những vấn đề nghị luận xã hội được đề cập là rất rộng: có thể là một vấn đề tư tưởng đạo lý, một hiện tượng xã hội, một vấn đề đạo đức nhân sinh hay vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn chương. Muốn bàn bạc về những vấn đề ấy, học sinh cần phải có những hiểu biết nhất định, phải có vốn sống phong phú, có sự trải nghiệm và có lập trường, quan điểm đúng đắn, tiến bộ. Khi đứng trước đề văn nghị luận xã hội, nói một vài câu để bàn thì dễ nhưng để có một bài viết giàu chất văn: là vô cùng khó khăn đối với học sinh. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi rất chú trọng trong việc rèn luyện kĩ năng tạo chất văn cho bài viết của học sinh qua việc luyện viết và chấm, chữa bài cho học sinh ở tất cả những phương diện trên.
II, Kĩ năng tạo chất văn cho bài NLXH.
1, Lập luận mạch lạc, chặt chẽ:
Ngôn ngữ là vỏ tư duy. Bởi vậy chúng tôi luôn ý thức được rằng chỉ có thể diễn đạt được mạch lạc, nếu như có tư duy mạch lạc. Vì thế, không thể có lời đẹp mà không có ý hay, hoặc lời đẹp sẽ không thể phát huy hiệu quả nếu bài viết không có sự chặt chẽ, sáng rõ trong lập luận. Nhiều khi đọc một bài viết, có những câu văn rất hay, đậm hình ảnh liên tưởng nhưng lại đặt trong một đoạn văn không có sự liên kết về chủ đề, ý tứ tán lạc; đặt trong một bài văn mà hệ thống luận điểm rời rạc, lộn xộn, thiếu logic thì quả thật rất uổng phí. Đọc những câu văn, bài văn như vậy mà cứ thấy “tiêng tiếc”! Bởi vậy muốn có một bài viết giàu chất văn, yếu tố đầu tiên là phải xây dựng được một hệ thống lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
1.1: Xác định trúng trọng tâm của đề:
Việc tìm hiểu và phân tích đề là khâu đầu tiên và là khâu mở đường, xác định hướng đi của bài văn. Nếu như người viết xác định đúng yêu cầu của đề thì sẽ có hướng viết đúng đáp ứng yêu cầu của đề văn còn nếu như đã xác định đề nhầm ngay từ đầu thì giống như một người đi nhầm đường lạc lối, không thể đến được cái đích cần tới, và toàn bộ giá trị của bài văn coi như bằng không. Vì vậy đây là khâu vô cùng quan trọng đối với việc làm văn nói chung và làm bài nghị luận xã hội. Để đạt được chất văn trong bài văn nghị luận xã hội, trước hết, người viết cần xác định được yêu cầu, nắm bắt tinh thần của đề bài. Phải xác định trúng, chính xác yêu cầu của đề bài thì người viết mới có thể có được định hướng suy nghĩ đúng đắn, khoanh vùng kiến thức, phạm vi dẫn chứng để biện giải vấn đề. 
Ở đây chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đối với học sinh giỏi văn, cần phân biệt hai cấp độ đúng và trúng vấn đề.
VD: 
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về những gì được gợi ra từ vụ thảm sát ở Bình Dương.
Đề 2: “Cái không đáng khóc bây giờ ta sẽ khóc mai sau” – Chế Lan Viên
“Rồi có thể sau 10 năm ra đi, ta sẽ lại khóc cho những điều ngày hôm
nay chưa biết” – Chu Minh Khôi.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về 2 ý kiến trên.
Đề 3: Theo anh, chị vấn đề xã hội mang tính thời sự được gợi mở trong đoạn thơ sau là gì: 
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng quan
bà đi gánh chè xanh Ba trại
Quán Cháo,Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Đề 
Đúng
Trúng
1.
Vụ thảm sát ở Bình Dương
Cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm riêng của người viết về những gì gợi ra từ vụ thảm sát ở Bình Dương ( Có thể là lòng tham/ tình yêu lạc lối/ xuống cấp về đạo đức, nhân tính tùy vào quan điểm của từng học sinh).
2.
Khóc vì những điều mình chưa biết, chưa nhận thức được rõ ràng.
Cần trân trọng những gì nhỏ bé, bình dị nhưng đầy ý nghĩa của cuộc sống hiện tại để không phải nuối tiếc, ân hận mai sau.
3.
Tình cảm, niềm ân hận của người cháu với người bà
Lối sống vô tâm, vô cảm.
Trên thực tế, khi tiếp nhận một đề bài, học sinh thường dễ mắc những sai lầm sau đây dẫn đến bài viết không xác định trúng trọng tâm của đề.
Sai lầm dễ mắc phải
Rút kinh nghiệm
Đọc lướt – quen
Không bám vào từ ngữ, h/a
Không xác định được từ khóa, không đặt trong ngữ cảnh
Đơn giản hoặc phức tạp hóa vấn đề
- Đọc kĩ đề, gạch chân dưới những từ ngữ, hình ảnh quan trọng.
- Giải thích từ ngữ, hình ảnh, đặt trong văn cảnh để hiểu chính xác vấn đề.
- Xác định nội dung phạm vi dẫn chứng của đề. 
Như vậy, để xác định trúng trọng tâm của đề, học sinh phải chú trọng làm tốt khâu phân tích đề, đặc biệt là thao tác giải thích với kiểu đề là những trích dẫn một ý thơ, ý văn hoặc một câu châm ngôn, danh ngôn, một quan điểm, nhận định Thao tác giải thích gồm các bước cơ bản như sau:
+ Xác định và giải thích các từ khóa của đề.
+ Đặt các từ khóa đó trong mối liên kết với toàn bộ ngữ cảnh của đề.
+ Chốt lại một cách ngắn gọn, rõ ràng trọng tâm của đề.
VD- Đề 2: 
+ “Khóc” là trạng thái bộc lộ sự rung động đến cực điểm hay xúc động cao độ. “Khóc” ở trong hai câu thơ của Chế Lan Viên và Chu Minh Khôi là sự tiếc nuối, buồn thương, ân hận.
+ “Bây giờ”/“mai sau”; “ngày hôm nay”/ “10 năm”: mối qua hệ giữa hiện tại và tương lai.
+ Cái không đáng khóc bây giờ/ những điều ngày hôm nay chưa biết – những điều nhỏ bé, giản dị nhưng ý nghĩa mà chúng ta (đặc biệt là tuổi trẻ, chưa được trải nghiệm) dễ dàng bỏ qua, lãng quên trong cuộc sống.
+ Đặt trong toàn bộ câu nói → Hai ý kiến có mối quan hệ bổ sung: khóc là trạng thái luyến tiếc, buồn thương, ân hận vì đã không biết trân trọng những điều nhỏ bé, giản dị nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc sống.
 Như vậy nhận diện đúng vấn đề đã khó, vươn lên để viết trúng, viết hay còn khó hơn. Bởi viết trúng vấn đề thể hiện sự thông minh của học sinh trong xử lí đề; bài viết sẽ có trọng tâm, có điểm nhấn và cái riêng, không bị nhạt nhòa giữa vô số bài viết na ná như nhau. Đây chính là một trong những mục đích cuối cùng, là đòi hỏi tất yếu với học sinh chuyên Văn, học sinh giỏi Văn.
1.2: Bố cục rõ ràng:
a, Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:
MB: 
* Dẫn dắt
* Nêu vấn đề được đưa ra bàn luận
TB:
* Giải thích (nếu cần)
* Trình bày thực trạng
* Phân tích hậu quả
* Phân tích nguyên nhân
* Đề ra giải pháp
KL: Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
b, Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
MB:
* Dẫn dắt
* Nêu vấn đề được đưa ra bàn luận
TB: 
* Giải thích (nếu cần).
* Bàn luận chứng minh: Đưa ra lập luận, lí lẽ, dẫn chứng về các khía cạnh, phương diện để làm rõ quan điểm của mình trước vấn đề đang nghị luận. 
* Mở rộng, nâng cao: 
- Phản đề: phê phán những hiện tượng tiêu cực.
- Bổ sung cho vấn đề được toàn diện
KL: Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
c, Kiểu bài nhị luận về một vấn đề rút ra từ tác phẩm văn học:
MB:
* Dẫn dắt
* Nêu vấn đề được đưa ra bàn luận
TB: 
* Phân tích văn bản để rút ra vấn đề cần nghị luận (lưu ý đích hướng đến không phải là thẩm bình về nội dung, nghệ thuật mà là rút ra được vấn đề xã hội nào được đặt ra qua tác phẩm văn học).
* Xác định xem vấn đề cần nghị luận thuộc hiện tượng xã hội hay tư tưởng, đạo lí để áp dụng bố cục đã trình bày ở trên.
1.3: Hệ thống luận điểm logic, dẫn chứng tiêu biểu, lí lẽ xác đáng.
Một bài văn nghị luận xã hội hay đòi hỏi phải có hệ thống lập luận chặt chẽ mạch lạc trong toàn bài. Đó là sự liên kết logic của các luận điểm kết hợp với dẫn chứng tiêu biểu, lí lẽ xác đáng để làm sáng tỏ yêu cầu của đề:
Luận đề
Luận điểm 1
Luận điểm 2
Luận điểm 3
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Dẫn chứng
Lí lẽ
Dẫn chứng
Lí lẽ
Dẫn chứng
Lí lẽ
Dẫn chứng
Lí lẽ
Dẫn chứng
Lí lẽ
Dẫn chứng
Lí lẽ
Trong thực tế, học sinh thường bỏ qua hoặc xem nhẹ khâu lập dàn ý mà thường nghĩ gì viết đấy. Vì vậy bài viết thiếu sự mạch lạc, chặt chẽ, logic. Giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng hình thành, sắp xếp các luận điểm trong bài, lựa chọn dẫn chứng và lí lẽ để bài viết có một hệ thống lập luận xuyên suốt, tập trung làm sáng tỏ yêu cầu của đề.
Đặc biệt cần chú trọng kĩ năng xử lí dẫn chứng khi đưa vào bài văn nghị luận xã hội sao cho thật sự hiệu quả. Dẫn chứng cần toàn diện, tiêu biểu tinh chắt, kết hợp với sự phân tích thấu đáo, lí lẽ xác đáng: 
Dẫn chứng, lí lẽ còn non nớt
Dẫn chứng tiêu biểu, tinh chắt, lí lẽ sâu sắc
“Hãy dành tình yêu thương, nâng niu, trân trọng trước những món quà giản dị mà cuộc sống ban tặng. Nếu chú chó con mình chăm sóc bây lâu nay đột nhiên mất tích, “đừng để khóc mai sau” mà ngay lúc ấy hãy tìm nó bằng mọi cách. Đừng thấy người bạn của mình buồn dầu vì không được vào đội múa mà xem đó là chuyện tầm thường, vặt vãnh, không đáng để ta quan tâm chúng ta không bao giờ được thờ ơ, hững hờ với những gì ta cho là giản dị, tầm thường. Bởi chính cái giản dị ấy làm nên cuộc sống của ta”
“Thời gian, sự trải nghiệm sẽ khiến bạn thấu nhận sâu sắc rằng những hạnh phúc giản dị đời thường mới là nguồn sức mạnh lớn lao nhất giúp ta vững bước qua những thử thách của cuộc đời. Vòng tay ấm áp của mẹ là thế giới bình yên mênh mông; sự động viên, khích lệ của cha tiếp thêm nghị lực; lời sẻ chia của bạn giúp ta thấy ấm lòng để nụ cười lại nở trên môi Nhiều khi ta mải miết đeo đuổi những đam mê, lao đi như một con thiêu thân trên quãng đường đi tìm danh vọng mà không dừng lại để thấy trên dọc đường mình đi có ai đã cùng sát cánh Hạnh phúc không chỉ là đích đến mà là cả một hành trình. Hãy biết nâng niu những gì “giản dị, nhỏ bé” đế đắp xây lâu đài hạnh phúc vững bền.”
2, Lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn; tình cảm chân thành, nhiệt huyết. 
2.1: Lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn:
Bài văn nghị luận xã hội phải thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan, lí tưởng sống đúng đắn. Người viết phải thể hiện được cái nhìn, đánh giá của riêng mình về cuộc đời, con người, về mục đích, lối sống Những điều đó không có trong sách vở mà cần sự trải nghiệm của chính chủ thể. 
Ví dụ, đề bài: : 
- “Cái không đáng khóc bây giờ ta sẽ khóc mai sau” – Chế Lan Viên
- “Rồi có thể sau 10 năm ra đi, ta sẽ lại khóc cho những điều ngày hôm nay chưa biết” – Chu Minh Khôi.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về 2 ý kiến trên.
Ở đây người viết cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của những gì giản dị nhưng ý nghĩa trong cuộc sống con người, từ đó biết nâng niu, trân trọng, giữ gìn. Đồng thời cũng thấy được chính những điều nhỏ bé giản dị đó sẽ là nền tảng vững chắc để cota đắp xây hững hoài bão, ước mơ, khát vọng nâng cao giá trị của bản thân.
	Như vậy, để bài viết có những tác động tích cực tới nhận thức và tình cảm con người, người viết cần xác định cho mình lập trường và thái độ đúng đắn trên cơ sở những hiểu biết về chuẩn mực đạo đức cũng như các chuẩn đánh giá chung của xã hội. Có vậy sự biện luận mới đúng, sắc và thuyết phục người đọc, tạo cơ sở cho sự thể hiện những cảm xúc sâu sắc, mãnh liệt của người viết đối với vấn đề đang nghị luận.
2.2: Tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ mãnh liệt.
Thực tế, đã là bài văn thì dù theo thể loại nào cũng phải đáp ứng những đặc thù riêng của môn văn so với những bài làm ở những bộ môn khác. Ngôn từ trong bài văn ngoài chức năng biểu ý còn phải có chức năng biểu cảm vì thế không ở đâu cảm xúc được yêu cầu cao như trong văn chương. Bùi Ngọc Quý cho rằng: “Tình ấy gốc văn, tình chật hẹp thì văn kia xơ cứng”, vì vậy vun đắp cái tình trong văn trở thành yêu cầu bên trong của việc làm văn.
Bài văn nghị luận xã hội phải thể hiện được thái độ, tình cảm, nhiệt tình của người viết. Những cảm xúc chân thành chính là rung động của tâm hồn khi chạm vào cuộc sống, khiến bài văn không phải là bài thuyết giáo cho một tư tưởng đạo lí, cũng không phải là một bài giáo huấn khô khan mà bài viết là sự chia sẻ chân thành của người viết về những gì mình trải qua, mình chiêm nghiệm. Khi đó, bài văn nghị luận xã hội dễ tìm được sự đồng cảm, đồng tình ở người đọc, thuyết phục người đọc. 
Khi đã hiểu được yêu cầu của đề, người viết cần xác định rõ lập trường, điểm nhìn để đánh giá vấn đề, cần tạo cho mình tâm thế của người trong cuộc, đặt mình trong hoàn cảnh, tình huống của vấn đề. Khi đó, người viết sẽ có những suy ngẫm, đánh giá bằng chính những trải nghiệm của bản thân, điều này sẽ chi phối thái độ, cảm xúc, suy nghĩ, giọng điệu của người viết. 
VD. “ Nếu muốn mai sau “sẽ khóc”, hãy cứ vội vã bước đi mà bỏ lại dấu chân mình, đừng bận tâm tới ánh mắt ngóng trông của bà, dáng hao gầy của mẹ, nét ưu tư của cha; cũng đừng nâng niu một cánh hoa rơi hay tiếc nhớ một thời hoa mộng. Còn nếu vẫn chưa thể nhận ra giá trị của những điều giản dị trong cuộc sống, hãy cứ đi đi, đi đến khi nào chùn chân, mỏi gối, đến rệu rã con tim, thì hãy quay về, ngồi lại ngay cạnh tại nơi mình xuất phát để mà nhớ, mà thương, mà hoài niệm Không thể mượn lăng kính của đất trời mà phóng to những điều “nhỏ bé” kia. Vậy chỉ còn cách hãy mở

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_HSG_Van_9_Ky_nang_viet_van_nghi_luan_XH.doc