CHƯƠNG I:CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ I. TÓM TẮT KIẾN THỨC 1. Tính chất hóa học của oxit, khái quát về sự phân loại oxit -Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác. -Tên của oxit kim loại: TÊN CỦA NGUYÊN TỐ KIM LOẠI (kèm theo hóa trị) + OXIT. Ví dụ: Fe2O3 tên sắt (III) oxit. -Tên của oxit phi kim: TÊN CỦA NGUYÊN TỐ PHI KIM (kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử) + OXIT. Ví dụ: P2O5 điphotpho pentaoxit. -Các tiền tố: mono là một, đi là hai, tri là ba, tetra là bốn, penta là năm 1.1 Tính chất hóa học của oxit a) Oxit bazơ -Tác dụng với nước: một số oxit bazơ (Na2O, CaO, K2O, BaO..) tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm). Na2O + H2O 2NaOH -Tác dụng với axit: oxit bazơ tác dụng với axit tạo muối và nước. Na2O + H2 SO4 Na2SO4 + H2O -Tác dụng với oxit axit: một số oxit bazơ (Na2O, CaO, K2O, BaO..) tác dụng với oxit axit tạo thành muối. Na2O + CO2 Na2CO3 b) Oxit axit Chú ý: oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn cách gọi là: ANHIDRIC của axit tương ứng. Ví dụ: SO2 anhidric sunfurơ (axit tương ứng là H2SO3 axit sunfurơ) -Tác dụng với nước: nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit. SO3 + H2O H2SO4 -Tác dụng với bazơ: oxit axit tác dụng với bazơ tạo muối và nước. CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O -Tác dụng với oxit bazơ: một số oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối. CaO + CO2 CaCO3 1.2 Phân loại oxit -Oxit bazơ: là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Ví dụ: Na2O, CaO, FeO -Oxit axit: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. Ví dụ: CO2, SO2, SO3 -Oxit lưỡng tính: là những oxit có thể tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Ví dụ: Al2O3, ZnO -Oxit trung tính: oxit không tạo muối, là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước. Ví dụ: CO, NO 2. Một số oxit quan trọng 2.1 Canxi oxit Công thức hóa học: CaO.Phân tử khối: 56Tên gọi thông thường: vôi sống a) Tính chất vật lý Chất rắn, màu trắng, nhiệt độ nóng chảy khoảng 2585oC. b) Tính chất hóa học Canxi oxit là một oxit bazơ. - Tác dụng với nước tạo thành canxi hidroxit Ca(OH)2, phản ứng vôi tôi CaO + H2OCa(OH)2 Tác dụng với axit CaO + H2 SO4CaSO4 + H2O - Tác dụng với oxit axit CaO + CO2 CaCO3 c) Ứng dụngDùng trong công nghiệp luyện kim.Nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.Khử chua đất trồng trọt.Xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm. d) Sản xuất : CaCO3 CaO + CO2 2.2 Lưu huỳnh đioxit Công thức hóa học: SO2Phân tử khối: 64Tên gọi thông thường: khí sunfurơ a) Tính chất vật lý Chất khí không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí. b) Tính chất hóa học : Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit. + Tác dụng với nước tạo thành axit sunfurơ H2SO3 SO2 + H2O H2SO3 + Tác dụng với bazơ. Ca(OH)2 + SO2 CaSO3 + H2O + Tác dụng với oxit bazơt tạo thành muối sunfit (SO3) CaO + SO2 CaSO3 c) Ứng dụng Sản xuất axit sunfuric: SO2 SO3 H2SO4 Tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Diệt nấm, mốc và dùng làm chất bảo quản thực phẩm. d) Điều chế – Sản xuất Điều chế trong phòng thí nghiệm Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + SO2 hoặc Na2SO3 + 2HCl2NaCl + H2O + SO2 -Sản xuất Đốt lưu huỳnh trong không khí: S + O2 SO2 hoặc đốt quặng pirit sắt (FeS2): 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 3. Tính chất hóa học của axit -Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một gốc axit liên kết với một hay nhiều nguyên tử hidro. -Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro -Axit không có oxi: tên axit = axit + tên phi kim + HIDRIC. Ví dụ: HCl tên là axit clohidric -Axit có oxi và phi kim ứng với hóa trị cao nhất: tên axit = axit + tên phi kim + ic. Ví dụ: HNO3 tên là axit nitric -Axit có oxi và phi kim ứng với hóa trị thấp: tên axit = axit + tên phi kim + ơ. Ví dụ: HNO2 tên là axit nitrơ Tính chất hóa học -Dung dịch axit làm đổi màu qùi tím thành đỏ. -Tác dụng với kim loại: trừ dung dịch axit HNO3, H2SO4 đậm đặc, các dung dịch axit tác dụng với kim loại đứng trước hidro tạo thành muối và giải phóng H2. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 -Tác dụng với bazơ: axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước. Phản ứng này gọi là phản ứng trung hòa. Ca(OH)2 + 2HCl CaCl2 + 2H2O -Tác dụng với oxit bazơ: axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước. CaO + 2HCl CaCl2 + H2O 4. Một số axit quang trọng 4.1 Axit clohidric Công thức hóa học: HClPhân tử khối: 36,5Tên gọi: axit clohidric -Dung dịch axit clohidric đậm đặc là dung dịch bão hòa hidro clorua, có nồng độ khoảng 37%. -Tính chất hóa học: axit clohidric là một axit mạnh. +Dung dịch axit clohidric làm đổi mà qùi tím thành đỏ. + Tác dụng với kim loại đứng trước hidro tạo thành muối clorua và giải phóng H2. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 + Tác dụng với bazơ tạo thành muối clorua và nước. Ca(OH)2 + 2HCl CaCl2 + 2H2O + Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối clorua và nước. CaO + 2HCl CaCl2 + H2O 4.2 Axit sunfuric Công thức hóa học: H2SO4Phân tử khối: 98Tên gọi: axit sunfuric a) Tính chất vật lý Chất lỏng không màu, sánh như dầu thực vật, không bay hơi, dễ tan trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt. Nguyên tắc pha loãng axit sunfuric là rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước. b) Tính chất hóa học Axit sunfuric loãng + Dung dịch axit sunfuric loãng làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. + Tác dụng với kim loại đứng trước hidro tạo thành muối sunfat và giải phóng H2. Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 + Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat và nước. Ca(OH)2 + H2SO4 CaSO4 + 2H2O + Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối sunfat và nước. CaO + H2SO4 CaSO4 + 2H2O Axit sunfuric đặc, nóng + Dung dịch axit sunfuric đậm đặc, nóng làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. + Tác dụng với kim loại hầu hết các kim loại tạo thành muối sunfat và không giải phóng H2. Cu + 2H2SO4 đặc, nóng CuSO4 + SO2 + 2H2O + Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat và nước. Ca(OH)2 + H2SO4 CaSO4 + 2H2O + Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối sunfat và nước. CaO + H2SO4 CaSO4 + 2H2O + Axit sunfuric đặc rất háo nước. c) Sản xuất t0 4500C V2O5 SO3 + H2O H2SO4 -Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat: Dùng BaCl2 hoặc Ba(NO3)2 tạo kết tủa BaSO4. Để phân biệt axit và muối sunfat, có thể dùng Mg, Zn... axit tạo ra khí còn muối thì không tạo khí. 5. Tính chất hóa học của bazơ -Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH). -Hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit Tên bazơ = tên kim loại(thêm hóa trị, nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit Ví dụ: NaOH: natri hidroxit Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit Tính chất hóa học -Dung dịch bazơ làm đổi màu qùi tím thành xanh -Dung dịch bazơ làm dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ. -Tác dụng với axit: bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Phản ứng này gọi là phản ứng trung hòa. Ca(OH)2 + H2SO4 CaSO4 + 2H2O -Tác dụng với oxit axit: bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. Ca(OH)2 + SO2 CaSO3 + 2H2O -Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy: tạo thành oxit và nước. Cu(OH)2 CuO + H2O 6. Một số bazơ quan trọng 6.1 Natri hidroxit Công thức hóa học: NaOHPhân tử khối: 40 Tên gọi: natri hidroxit a) Tính chất vật lý Chất rắn, không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt. b) Tính chất hóa học : natri hidroxit là một bazơ tan trong nước. -Dung dịch natri hidroxit làm đổi màu quì tím thành xanh -Dung dịch NaOH làm dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước. 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O -Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. 2NaOH + SO2 Na2SO3 + 2H2O c) Ứng dụng Sản xuất xà phòng, giấy, . . . Chế biến dầu mỏ.Sản xuất tơ nhân tạo d) Sản xuất Điện phân dung dịch muối ăn đậm đặc (có màng ngăn) điện phân có màng ngăn 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 Chú ý: nhận biết natri hidroxit bằng qùi tím hoặc dung dịch phenolphtalein. 6.2 Canxi hidroxit Công thức hóa học: Ca(OH)2Phân tử khối: 74 Tên gọi: canxi hidroxi Tên thông thường: vôi tôi a) Tính chất hóa học : can xi hidroxit là một bazơ tan trong nước. -Dung dịch canxi hidroxit làm đổi màu qùi tím thành xanh -Dung dịch Ca(OH)2 làm dung dịchphenolphtalein không màu thành màu đỏ. - Tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Ca(OH)2 + H2SO4 CaSO4 + 2H2O -Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước Ca(OH)2 + SO2 CaSO3 + 2H2O b) Ứùng dụng :Làm vật liệu xây dựng, khử chua, khử trùng...Bảo vệ môi trường: khử chất thải. Chú ý: nhận biết canxi hidroxit bằng qùi tím hoặc dung dịch phenolphtalein. - pH > 7: bazơ. 7. Thang pH pH = 7: trung tính.pH < 7: axit. 8. Tính chất hóa học của muối -Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit. Ví dụ: NaCl. KCl, NaNO3. -Trong hợp chất muối: tổng số hóa trị kim loại = tổng số hóa trị gốc axit (vẫn dựa vào quy tắc hóa trị). Ví dụ: Fe2(SO4)3: tổng số hóa trị kim loại là 2.III = 6, tổng số hóa trị của gốc axit: 3 . II = 6 -Tên muối = tên kim loại (thêm hóa trị, nếu kim loại có nhiều hóa trị) + gốc axit Ví dụ: gốc axit là: -NO3 tên nitrat, NaNO3: muối natrinitrat -Phân loại muối: muối trung hòa (trong gốc axit không có hidro), Muối axit (trong gốc axit có hidro) Ví dụ: NaNO3, NaCl. KCl... muối trung hoà NaHSO4, NaHCO3... mối a xít Tính chất hóa học -Tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu -Tác dụng với axit tạo thành axit mới và muối mới, điều kiện phản ứng: muối mới không tan trong axit mới hoặc axit tạo thành yếu hơn và dễ bay hơi hơn. Na2CO3 + 2HCl NaCl + H2O + CO2 -Tác dụng với bazơ tạo thành bazơ mới và muối mới, điều kiện phản ứng: muối mới và bazơ mới không tan. Na2CO3 + Ca(OH)2NaOH + CaCO3 -Tác dụng với dung dịch muối tạo thành 2 muối mới, điều kiện phải tạo ra muối kết tủa. AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3 -Một số muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao. CaCO3 CaO + CO2 9. Một số muối quan trọng 9.1 Natri clorua Công thức hóa học: NaClPhân tử khối: 58,5Tên gọi: natri cloruaTên thông thường: muối ăn a) Trạng thái tự nhiên Hòa tan trong nước biển hoặc kết tinh trong các mỏ muối. b) Cách khai thác + Cho bay hơi nước biển sẽ thu được muối kết tinh. + Mỏ muối: khai thác mỏ và tinh chế. c) Ứng dụng Trong công nghiệp hóa chấtTrong công nghiệp thực phẩm... Chú ý: nhận biết natri clorua bằng dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng AgCl. 9.2 Kali nitrat Công thức hóa học: KNO3Phân tử khối: 101Tên gọi: kali nitratTên thông thường: diêm tiêu a) Tính chất Bị phân hủy thành kali nitrit và giải phóng khí oxi. 2KNO3 2KNO2 + O2 KNO3 có tính oxi hóa mạnh. b) Ứng dụngChế tạo thuốc nổ đenLàm phân bónLàm chất bảo quản trong thực phẩm. 10. Phân bón hóa học -Phân bón hóa học là những hợp chất chứa các nguyên tố hóa học cần thiết cho thực vật phát triển. -Những loại phân cơ bản: + Phân đạm: các muối có chứa nguyên tố nitơ (N): urê CO(NH2)2; NH4NO3.. + Phân lân: các muối có chứa nguyên tố photpho (P): Ca3(PO4)2; Ca(H2PO4)2... + Phân kali: các muối kali: KNO3; KCl... + Phân vi lượng: là phân bón có chứa một lượng nhỏ các nguyên tố cần thiết cho sự phát của thực vật như bo, mangan.. CHƯƠNG IV :HIDROCACBON VÀ NHIÊN LIỆU I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ 1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ -Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon, trừ CO, CO2, muối cacbua, muối cacbonat... -Hợp chất hữu cơ được chia thành hai: + Hidrocacbon: hợp chất hữu cơ chỉ chứa hidro và cacbon + Dẫn xuất của hidrocacbon: trong phân tử, ngoài hai nguyên tố C và H còn có những nguyên tố khác như O, N, S, Cl... -Các chất hữu cơ là vật liệu cơ bản tạo nên cơ thể động vật và thực vật, có trong thức ăn hàng ngày của con người. 2. Khái niệm về hóa học hữu cơ Hóa học hữu cơ là ngành nghiên cứu các hợp chất hữu cơ. II. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ 1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử -Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử phải được sắp đặt theo một trật tự xác định, phù hợp với hóa trị của các nguyên tố. -Trong chất hữu cơ, cacbon có hóa trị IV. -Các nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau tạo thành: mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng. 2. Công thức phân tử và công thức cấu tạo -Công thức phân tử cho biết: + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử. + Phân tử khối. -Tính chất của các chất hữu cơ không chỉ phụ thuộc vào thành phần nguyên tố cấu tạo, số nguyên tử của các nguyên tố, mà còn tùy thuộc vào cấu tạo của chất ấy. -Công thức cấu tạo cho biết: + Thành phần của phân tử và phân tử khối. + Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. III. Metan Công thức phân tử của metan: CH4 Công thức cấu tạo: Phân tử khối: 16 1. Tính chất vật lýMetan là chất khí không màu, rất ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. 2. Tính chất hóa học Phản ứng với oxi: CH4 +2O2 CO2 + 2H2O Phản ứng thế với clo CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl 3. Ứng dụngNhiên liệu quan trọng trong công nghiệp và trong đời sống.Metan là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất. IV. Etilen Công thức phân tử của etilen: C2H4 Công thức cấu tạo: Phân tử khối: 28 1. Tính chất vật lýEtilen là chất khí không màu, rất ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. 2. Tính chất hóa học a) Phản ứng với oxi C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O b) Phản ứng cộng với brom C2H4 + Br2 (dibrom metan) Dung dịch Br2 màu da cam. Dung dịch dibrom metan không màu. c) Phản ứng trùng hợp: Ni, t0 etilen poli etilen nCH2 = CH2 (–CH2 = CH2 –)2 3. Điều chế và ứng dụng -Điều chế C2H4: Ứng dụng Nguyên liệu sản xuất rượu etilic, axit axetic, chất dẻo PE.. Dùng kích thích quá trình chín của quả. V. AxetilenCông thức phân tử của axetilen: C2H2 Công thức cấu tạo: Phân tử khối: 26 1. Tính chất vật lýAxetilen là chất khí không màu, rất ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. 2. Tính chất hóa học a) Phản ứng với oxi 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O b) Phản ứng cộng với brom C2H2 + Br Br – CH =CH –Br Br – CH=CH –Br + Br2 Br2CH- CHBr2 3. Điều chế và ứng dụng Điều chế Ứng dụng Nhiên liệu cho đèn xì. Nguyên liệu cho ngành công nghiệp tổng hợp hữu cơ. VI. Benzen Công thức phân tử của benzen: C6H6 Phân tử khối: 78 1. Tính chất vật lýChất lỏng không màu, linh động.Nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như rượu, ete... Benzen là dung môi của nhiều chất như chất béo, caosu..Bezen độc. 2. Tính chất hóa học a) Phản ứng với oxi 2C6H6 + 15O2 12CO2 + 6H2O b) Phản ứng thế với brom C6H6 + Br2 C6H5 -Br + HBr brom benzen c) Phản ứng cộng với hidro C6H6 + 3H2 C6H12 (xiclohexan) 3. Ứng dụngBenzen là dung môi.Benzen là nguyên liệu trong nền công nghiệp nhuộm, chất dẻo.. CHƯƠNG II :KIM LOẠI A. TÓM TẮT KIẾN THỨC -Đơn chất là chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên. -Đơn chất có 2 loại là: kim loại và phi kim. I. Tính chất vật lý của kim loại -Ở dạng tự do và điều kiện thường là chất rắn (trừ thuỷ ngân là chất lỏng). -Tính dẻo: kim loại có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng -Tính dẫn điện -Tính dẫn nhiệt: kim loại có tính dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt. -Tính ánh kim: ứng dụng làm đồ trang sức. II. Tính chất hóa học của kim loại 1. Tác dụng với phi kim -Phần lớn kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit, với phi kim tạo thành muối. a) Tác dụng với oxi K, Na, Ba, Ca, Mg, Al Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Hg Ag, Pt, Au - Phản ứng không đều kiện. - Đốt: cháy sáng. - Phản ứng khi nung. - Đốt: không cháy, trừ sắt. Không phản ứng Ví dụ: 4Na + O2 2Na2O (natri oxit) b) Kim loại khi đun nóng với lưu hùynh tạo thành sunfua kim loại. Ví dụ: Fe + S FeS (sắt (II) sunfua) c) Tất cả các kim loại đều phản ứng với clo 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (sắt (III) clorua) 2. Dãy hoạt động của kim loại -Người ta sắp xếp dãy hoạt động kim loại như sau: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Ag, Hg, Pt, Au. -Tính kim giảm dần từ trái sang phải. -Các kim loại mạnh như: K, Na, Ca tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành kiềm và khí H2. Ví dụ: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 3. Kim loại tác dụng với axit -Những kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học tác dụng với dung dịch axit tạo muối và khí hidro (trừ axit HNO3 và H2SO4 đậm đặc). Ví dụ: Fe + HCl FeCl2 + H2 Chú ý: các kim loại nhiều hóa trị sẽ tạo muối hóa hóa trị thấp. Ví dụ: sắt có hóa trị II và III nhưng: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 4. Kim loại tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới. -Từ Mg về sau trong dãy hoạt động hóa học, kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. Ví dụ: Fe + CuS FeS + Cu Chú ý: ở điều kiện thường các kim loại Li, K, Ba, Ca, Na phản ứng với nước tạo bazơ và giải phóng khí hidro. III. Những kim loại quan trọng 1. NhômKí hiệu hóa học: Al Nguyên tử khối: 27 Tên gọi: nhôm a) Tính chất vật lý -Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, khối lượng riêng d = 2,7g/cm3, nóng chảy ở 660oC, dễ dát mỏng, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt chỉ kém hơn đồng và bạc. b) Tính chất hóa học Nhôm là kim loại đứng trước hidro. -Tác dụng với phi kim. Ví dụ: 2Al + 3Cl2 2AlCl3 (nhôm clorua) -Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng giải phóng khí hidro Ví dụ: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 -Tác dụng với axit HNO3 loãng tạo khí N2O Ví dụ: 8Al + 30HNO3 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O -Al không tác dụng với axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội. -Tác dụng với muối. Ví dụ: 2Al + 3ZnCl2 2AlCl3 + 3Zn -Tính chất đặc biệt của nhôm là tác dụng với dung dịch bazơ giải phóng khí hidro. 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 c) Sản xuất -Điện phân nóng chảy quặng boxit có thành phần chủ yếu là Al2O3 đpnc 2Al2O3 4Al + 3 O2 d) Ứng dụng Dùng làm dây dẫn điện..Đồ dùng gia đình.. 2. Sắt Kí hiệu hóa học: Fe Nguyên tử khối: 56Tên gọi: sắt a) Tính chất vật lý Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, khối lượng riêng d = 7,9g/cm3, nóng chảy ở 1539oC, có tính nhiễm từ. b) Tính chất hóa học: sắt là kim loại đứng trước hidro. -Tác dụng với phi kim. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (sắt (III) clorua) Fe + S FeS 3Fe + 2O2 Fe3O4 (oxit sắt từ) -Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro Ví dụ: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 -Tác dụng với axit HNO3 loãng tạo khí NO Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H
Tài liệu đính kèm: