Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia Sinh học (Có đáp án)

doc 24 trang Người đăng dothuong Lượt xem 590Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia Sinh học (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia Sinh học (Có đáp án)
TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT ÔN THI ĐẠI HỌC (2)
Câu 1: Dấu hiệu chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là
A. làm thay đổi tần số alen của quần thể. B. làm phát sinh những kiểu gen mới trong quần thể.
C. làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. D. làm phát sinh những biến dị mới trong quần thể.
Câu 2 Trong quần thể người có một số thể đột biến sau: 
1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2 và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến nào là đột biến nhiễm sắc thể? A. 1,2,4,5.	B. 4, 5, 6, 8.	C. 1, 3, 7, 9.	D. 1, 4, 7 và 8.
Câu 3 Một loài ruồi quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 13,50C khi sống ở môi trường có nhiệt độ trung bình ngày là 260C thì thời gian phát triển là 20 ngày, nếu sống ở nơi có nhiệt độ trung bình ngày là 27,50C thì thời gian phát triển dự đoán là A. 15 ngày	B. 16 ngày C. 18 ngày	D. 21 ngày	
SgkNC: T=(x-k)n= hằng số SgkCB: S=(T-C)D= hằng số
T = (26 – 13,5)20 = (27,5 – 13,5)D => D ≈ 18 ngày
Câu 4: Điểm có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen là
A. biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào. B. phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định.
C. di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính. D. luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến.
Câu 5: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là
	A. thường chỉ tìm thấy ở thực vật.	 B. đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
	C. hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào.
	D. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n.
Câu 6: Câu có nội dung đúng sau đây là
	A. các đoạn mang gen trong 2 nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không tương đồng với nhau.
	B. trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen qui định tính đực hoặc tính cái, còn có các gen qui định các tính trạng thường. C. ở động vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. D. ở các loài thực vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY còn giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX.
Câu 7: Cơ sở giải thích cho tỉ lệ phân hoá đực : cái xấp xỉ nhau ở mỗi loài là do
	A. tỉ lệ sống sót của hợp tử giới đực và hợp tử giới cái ngang nhau.
	B. số lượng cặp giới tính XX và cặp giới tính XY trong tế bào bằng nhau.
	C. một giới tạo một loại giao tử, giới còn lại tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.
	D. khả năng thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái ngang nhau.
Câu 8: Điểm có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân là
	A. được chứa trong nhiễm sắc thể.	B. có số lượng lớn trong tế bào.
	C. hoạt động độc lập với nhiễm sắc thể.	D. không bị đột biến.
Câu 9: Có thể phát hiện gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính và gen trong tế bào chất bằng phép lai nào sau đây? 	
A. Lai thuận nghịch. B. Lai phân tích. C. Tự thụ phấn ở thực vật. D. Giao phối cận huyết ở động vật.
Xét lai thuận - nghịch: 
 +Gen/NST thường: LT và LN cho k/quả giống nhau
 +Gen/NSTGT: LT và LN cho k/quả khác nhau. Trong mỗi phép lai, k/quả khác nhau ở 2 giới ♂♀
 +Gen trong TBC: LT và LN cho k/quả khác nhau. Trong mỗi phép lai, con đều giống mẹ 
Câu 10: Loại biến dị chỉ di truyền qua sinh sản sinh dưỡng và không di truyền qua sinh sản hữu tính là
	A. thường biến và biến dị tổ hợp.	B. đột biến xôma và thường biến.
	C. đột biến xôma và biến dị tổ hợp.	D. thường biến và đột biến gen
Câu 11: Giống nhau giữa các qui luật di truyền của Menđen là
	A. đều được phát hiện dựa trên cơ sở các gen phân li độc lập.
	B. kiểu tác động giữa các alen thuộc cùng một gen.
	C. nếu bố mẹ thuần chủng về n cặp gen tương phản thì con lai F1 đều có tỉ lệ kiểu hình là triển khai 
của biểu thức (3 + 1)n. D. khi F1 là thể dị hợp lai với nhau thì F2 có tỉ lệ phân li về kiểu gen bằng 1 : 2 : 1.
Câu 12: Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là
	A. biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm.
	B. biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người.	C. biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người.
	D. biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm.
 A= Thể 3 B= 3NST 21 C= XXY D= ĐBCTNST(Lặp đoạn 16A/NSTX)
Câu 13: Có thể tạo được cành tứ bội trên cây lưỡng bội bằng cách tác động cônsixin là hoá chất gây đột biến đa bội 	A. vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. B. lên đỉnh sinh trưởng của một cành cây.	
C. lên tế bào sinh hạt phấn trong quá trình giảm phân của nó. D. lên bầu nhuỵ trước khi cho giao phấn.
Câu 14: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN ”mẹ”?
A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3’→ 5’.
B. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung. C. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau. 
D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’→ 3’ do một loại enzim nối thực hiện.
Câu 15: Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của
A. gây đột biến nhân tạo. B. dùng kỹ thuật vi tiêm.
C. dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ vectơ là plasmit. D. lai tế bào sinh dưỡng.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về plasmit sử dụng trong kỹ thuật di truyền?
Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật.
Là phân tử ADN mạch thẳng. 	C. Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng.
 D. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn.
Câu 17: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này hình thành do
ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
Câu 18: Dương xỉ phát triển mạnh nhất vào đại nào, kỉ nào sau đây?
A. Kỉ tam điệp, đại trung sinh. B. Kỉ than đá, đại cổ sinh.
C. Kỉ silua, đại cổ sinh. D. Kỉ pecmi, đại cổ sinh. 
Câu 19: Ưu thế lai đạt mức cao nhất ở con lai F1 và giảm dần ở các thế hệ sau là vì
 A. tần số kiểu gen có lợi ngày một giảm. B. tần số kiểu gen dị hợp tử ngày một giảm.
C. tần số alen trội ngày một giảm.	 D. các gen lặn có hại ngày một tăng ở các thế hệ sau.
Câu 20: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thể đột biến dị đa bội?0
Có bộ nhiễm sắc thể là bộ đơn bội của hai loài bố mẹ.
Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài và lớn hơn 2n. 
Thường xảy ra ở động vật, ít gặp ở thực vật. D. Được tạo ra bằng cách lai xa kết hợp đa bội hoá.
Câu 21: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?
	A. Tay người và cánh dơi. B. Tuyến nước bọt và tuyến nọc độc của rắn.
	C. Cánh sâu bọ và cánh dơi. D. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà lan.
Câu 22: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là 
	A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. mọi cấp độ.
Câu 23: Quy luật phân ly có ý nghĩa thực tiễn là:
	A. Thấy được phân ly của tính trạng ở các thế hệ lai. 	B. Xác định được dòng thuần.
	C. Tìm được phương thức di truyền của tính trạng.	
	D. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.
Câu 24: Điều nào sau đây là đúng khi nói về thể lệch bội?
	A. Tế bào sinh dưỡng thiếu một nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể.
	B. Tế bào sinh dưỡng mang ba nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể.
	C. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể 4n.	D. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể 2n.
Câu 25: Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là: 
	A. Tế bào mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.
	B. Bộ nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp tương đồng.	C. Không có khả năng sinh sản hữu tính ( bị bất thụ).
	D. Hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào tăng lên so với dạng lưỡng bội.
Câu 26: Sự hình thành loài mới theo Đacuyn:
 A. Do sự tích luỹ các biến đổi nhỏ trong một thời gian dài, dưới tác động của ngoại cảnh. 
 B. Do các cơ chế cách ly sinh sản, cách ly di truyền.
 C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, nên sinh vật thay đổi và thích nghi với điều kiện sinh thái mới, lâu dần tạo nên loài mới.
 D. Loài mới được hình thành từ từ, qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân ly tính trạng.
Câu 27: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người :
1. Bệnh máu khó đông. 2. Bệnh ung thư máu. 3. Bệnh phêninkêtôniệu 4. Hội chứng Đao. 
5. Hội chứng claiphentơ. 6. Tật dính ngón tay số 2 và 3. 	7. Hội chứng tơcnơ.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là
 A. 1, 2, 3, 4, 6. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4, 7. D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu 28: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản được F1 , cho F1 lai với nhau, điều kiện để F2 có tỷ lệ kiểu hình 3: 1 là:
Số lượng cá thể đem phân tích phải lớn.
Tính trạng đem lai phải trội, lặn hoàn toàn.
Mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Phương án đúng là: A. 1, 2. B. 1,2,3. C. 1, 3. D. 2, 3.
Câu 29: Bệnh nào dưới đây được chi phối bởi hiện tượng di truyền thẳng?
A. Bệnh máu khó đông. B. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người.
C. Bệnh ung thư máu. D. Hội chứng tơcnơ.
Câu 30: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là
A. ngày càng trở nên đa dạng phong phú hơn. B. Thích nghi ngày càng hợp lý với môi trường.
C. Số cá thể và số loài ngày càng tăng.	 D. Tổ chức và cấu trúc cơ thể ngày càng nâng cao, phức tạp. 
Câu 31: Trong thực tiễn hoán vị gen có ý nghĩa là:
Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. B. Làm hạn chế xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp.
C. Tổ hợp các gen có lợi về cùng nhiễm sắc thể. D. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể.
Câu 32: Ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật:
	1. Cấy truyền phôi. 2. Dung hợp tế bào trần. 3. Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân. 4. nuôi cấy hạt phấn. 5. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị.	 6. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo.
	A. 1,2,3,4. B. 2,4,5,6. C. 2,3,5,6. D. 1,2,5,6.
Câu 33: Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất: dd ; tế bào thứ hai: Dd. Khi cả 2 tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế
A. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.
B. số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại.
C. số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ nhất sinh ra.
D. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.
 Cá thể cái thì mỗi TB sinh trứng chỉ sinh ra 1 trứng
Câu 34: " Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai" được hiểu là dạng
A. diễn thế phân hủy.	B. diễn thế thứ sinh.	C. diễn thế nguyên sinh.	D. diễn thế dị dưỡng.
Câu 35: Các cá thể trong quần thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ
A. hỗ trợ hoặc đối kháng. B. hỗ trợ hoặc hội sinh. C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh.	D. hỗ trợ hoặc hợp tác.
Câu 36: Giao phối ngẫu nhiên (GPNN) không phải là một nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng đối với tiến hóa. Ý nào sau đây không đề cập đến vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa
A. GPNN làm cho quần thể ổn định qua các thế hệ. B. GPNN làm cho đột biến phát tán trong quần thể.
C. GPNN làm trung hòa tính có hại của đột biến. D. GPNN góp phần tạo ra các tổ hợp gen thích nghi.
Câu 37: Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực địa lí. Giải thích nào sau đây hợp lí nhất?
A. Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể xảy ra trên đất liền và các quần đảo.
B. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường trải qua các dạng trung gian, từ mỗi dạng trung gian có thể hình thành nên các loài mới. C. Trong tự nhiên sự cách li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư. D. Cách li địa lí làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể. Trong khi đó dòng gen dễ xảy ra đối với các quần thể trong cùng một khu vực địa lí.
Câu 38: Trước mùa SS, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau. Nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của các loài trên là: 
 	A. tỉ lệ tử vong.	B. nhiệt độ.	C. dinh dưỡng.	D. ánh sáng.
Câu 39: Biển khơi thường chia thành hai tầng: tầng trên có năng suất sơ cấp còn tầng dưới thì không có năng suất này. Nhân tố sinh thái chi phối nên sự sai khác đó là: 
	A. ánh sáng.	B. độ mặn. 	C. nhiệt độ.	D. hàm lượng ôxi trong nước.
Câu 40: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể không thông qua hình thức: 
	A. hợp tác.	B. vật ăn thịt .	C. di cư .	D. cạnh tranh.
Câu 41: Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là
A. được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ. B. trong mỗi một phân tử đều có mối liên kết hiđrô và liên kết cộng hóa trị. C. đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân có cấu tạo giống nhau (trừ Timin của ADN thay bằng Uraxin của ARN). D. tồn tại trong suốt thế hệ tế bào.
Câu 42: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, nhận định nào sau đây đúng?
A. Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan t.đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được CLTN tác động theo cùng một hướng. B. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài. C. Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy.
D. Khi so sánh cấu tạo h.thái giữa các loài SV ta thấy chúng có những đặc điểm t.tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng.
Câu 43: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử ?
(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.
(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh. (3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. (5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.
Đáp án là : 	A. (2), (4), (5).	B. (1), (3), (6).	C. (2), (3), (5).	D. (2), (3), (6).
Câu 44: Xét hai loài SV: loài thứ nhất có KG AaBb, loài thứ hai có KG. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của hai loài?
A. Khi phát sinh giao tử đều tạo ra tối đa 4 loại giao tử, thành phần gen như nhau với tỉ lệ bằng nhau.
B. Có tính phổ biến trong tự nhiên, có khả năng tạo ra nhiều loại biến dị tổ hợp qua con đường sinh sản hữu tính.
C. Là cơ thể lưỡng bội, tính di truyền không ổn định. D. Chứa hai cặp gen dị hợp, thành phần gen như nhau.
Câu 45: Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã?
A. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh. B. Trong quan hệ hỗ trợ, các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.
C. Trong quan hệ hỗ trợ dẫn đến sinh vật phải đấu tranh để tìm nguồn sống.
D. Trong quan hệ hỗ trợ ít nhất có một loài được hưởng lợi.
Câu 46: Nguồn chất hữu cơ chủ yếu cung cấp cho quần xã sinh vật ở vùng đáy biển sâu có nguồn gốc từ
A. quá trình quang hợp của rong và tảo biển. B. nguồn dinh dưỡng rơi từ tầng nước mặt xuống.
C. quá trình hóa tổng hợp của sinh vật nhân sơ thuộc nhóm sinh vật hóa tự dưỡng. D. quá trình quang hợp của thực vật biển.
Câu 47: Ở sinh vật nhân thực, khi nói đến gen trong nhân và gen trong tế bào chất nhận xét nào sau đây đúng?
A. Mỗi gen đều có 2 chuỗi pôlinuclêôtit. 
B. Gen trong tế bào chất tồn tại ở trạng thái đơn gen nên mỗi gen có một alen.
C. Hoạt động di truyền của gen trong tế bào chất diễn ra song song với gen trong nhân tế bào.
D. Trong một tế bào có nhiều nhiễm sắc thể nên một gen trong nhân có nhiều alen.
Câu 48: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN ?
A. Enzim nối ligaza có mặt trên cả hai mạch mới đang được tổng hợp.
B. Enzim ADN pôlimeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một mạch khuôn.
C. Enzim ADN pôlimeraza luôn di chuyển sau enzim tháo xoắn.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.
Câu 49: Đột biến gen
A. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
B. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
D. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô của cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
Câu 50: Cho các hệ sinh thái: (1) Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc.	 (2) Một cánh rừng ngập mặn.
(3) Một bể cá cảnh.	 (4) Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình. (5) Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên.	(6) Đồng ruộng. (7) Thành phố. Những hệ sinh thái nhân tạo gồm: 
	A. (1), (3), (6), (7).	 B. (2), (5), (6), (7).	C. (3), (5), (6), (7).	D. (4), (5), (6), (7).
Câu 51: Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 3'AGXXGAXAAAXXGXGATA 5'. Do tác động của hóa chất 5BU vào mạch gốc của gen tại vị trí nuclêôtit 10 (theo chiều 3' - 5') tạo nên gen đột biến. Nhận xét nào sau đây chính xác khi nói về gen đột biến trên?
A. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp có thể thay đổi so với gen bình thường.
B. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp thay đổi so với gen bình thường.
C. Số liên kết hiđrô của gen đột biến giảm so với gen bình thường.
D. 5BU tác động lên mạch gốc của gen, qua hai lần nhân đôi sẽ tạo ra gen đột biến.
Câu 52: Khi nói về sự hình thành loài theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa thường gặp ở động, thực vật.
B. Hình thành loài bằng cách li tập tính chỉ xảy ra khi trong QT xuất hiện các ĐB liên quan đến tập tính giao phối và khả năng khai thác nguồn sống.
C. Hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn chỉ thực hiện thông qua cơ chế nguyên phân.
D. Hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh hơn nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền.
Câu 53: Phương pháp chủ yếu để tạo ra giống cây trồng mới là: 
A. nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh.	 B. lai hữu tính kết hợp với ĐB thực nghiệm. 
C. tạo giống bằng chọn dòng TB xôma có biến dị.	 D. lai giữa các loài cây trồng với cây hoang dại.
Câu 54: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống qua các đại địa chất?
A. Lưỡng cư, côn trùng phát sinh ở kỉ Đêvôn thuộc đại Cổ sinh. 
B. Kỉ Triat ở đại Trung sinh là thời điểm phát sinh chim, thú.
C. Thực vật có hạt xuất hiện vào kỉ Krêta thuộc đại Trung sinh. 
D. Thực vật có mạch chuyển lên cạn ở kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.
Câu 55: Ở một loài thực vật, alen A quy định cây cao, alen a quy định cây thấp; alen B quy định quy định quả tròn, alen b quy định quả dài. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1 gồm 213 cây thân cao, quả dài; 210 cây thân thấp, quả tròn; 599 cây thân cao, quả tròn; 65 cây thân thấp, quả dài. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, quả dài ở F1 cho tự thụ phấn thì xác suất đời sau thu được một cây con có kiểu hình giống mẹ là: 
	A. 1/6.	B. 5/6.	C. 2/3.	D. 1/3.
Câu 56: Phương pháp nào sau đây chứng minh động vật bậc cao vẫn có khả năng sinh sản vô tính? 
 A. Dung hợp tế bào trần.	B. Nhân bản vô tính ở động vật. C. Lai hữu tính.	D. Công nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • docBo_trac_nghiem_LTDH_co_DA_va_HD.doc