A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Chuyển động cơ học Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. 2. Tính tương đối của chuyển động - Một vật có thể được xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại được xem là đứng yên đối với vật khác. Ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. - Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm mốc. 3. Các dạng chuyển động thường gặp Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. 4. Vận tốc: Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. 5. Công thức tính vận tốc Công thức tính vận tốc : . Trong đó : s là độ dài quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó. Chú ý : Từ công thức ta có thể tính hay . 6. Đơn vị vận tốc Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h. 7. Chuyển động đều Chuyển động đều là chuyển động mà độ lớn của vận tốc không đổi theo thời gian. 8. Chuyển động không đều Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian. 9. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường, được tính bằng độ dài quãng đường đó chia cho thời gian để đi hết quãng đường. Công thức , trong đó : s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó. Vận tốc trung bình trên hai quãng đường: 10. Lực và sự thay đổi vận tốc Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật. 11. Biểu diễn lực Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có : Gốc là điểm đặt của lực. Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước. 12. Lực cân bằng Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ghiều ngược nhau. 13. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đng chuyển động Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính. 14. Quán tính Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. Vật có khối lượng càng lớn thì có quán tính lớn. 15. Khi nào có lực ma sát a) Lực ma sát trượt : Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác. b) Lực ma sát lăn : Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. c) Lực ma sát nghỉ : Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác. Lực ma sát có thể có ích hoặc có hại. 16. Đo lực ma sát Để đo lực ma sát người ta có thể dùng lực kế. 17. Áp lực là gì ? Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. 18. Áp suất Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Công thức tính áp suất : Trong đó : p là áp suất, đơn vị là paxcan (Pa), . F là áp lực, đơn vị là N. S là diện tích bị ép, đơn vị là . 19. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. 20. Công thức tính áp suất chất lỏng Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Công thức tính áp suất chất lỏng : Trong đó : p là áp suất ở đáy cột chất lỏng, đơn vị là paxcan (Pa), . d là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị đo là . h là chiều cao của cột chất lỏng (tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng của chất lỏng), đơn vị đo của h là m . 21. Bình thông nhau Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh của bình đều ở cùng một độ cao. 22. Sự tồn tại của áp suất khí quyển Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Áp suất này được gọi là áp suất khí quyển. 23. Độ lớn của áp suất khí quyển Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li. Do đó người ta thường dùng cmHg hoặc mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. Liên quan giữa độ cao và áp suát khí quyển Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm, cứ lên cao 12m áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Sau đây là bảng liên hệ giữa độ cao và áp suất khí quyển. 24. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét. 25. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét : . Trong đó : d là trọng lượng riêng của chất lỏng. V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 26. Khi nào vật chìm, khi nào vật nổi? Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì: Vật chìm xuống khi . Vật nổi lên khi . Vật lơ lửng trong chất lỏng khi . (Với là lực đẩy Ác-si-mét, P là trọng lượng của vật). 27. Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như sau: Trong đó: V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng. (không phải là thể tích của vật). d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Với ( là trọng lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích vật) ( là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng). Vật nổi (cân bằng) thì B. MỘT SỐ ĐỀ ÔN HỌC KỲ I ĐỀ SỐ 01 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Môn: Vật lí – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I: Trắc nghiệm: ( 6,0 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Chuyển động nào là chuyển động cơ học? A. Môtô đang chạy B. Quả banh lăn C. Quả bưởi rơi D. Con đò đang chạy so với người trên bờ Câu 2: Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật nào sau đây là vật mốc? A. Trái Đất B. Mặt trời. C. Mặt Trăng. D. Cả mặt trời và trái đất. Câu 3. Khi búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại là do : A. Ma sát nghỉ. B. ma sát trượt. C. ma sát lăn. D. do trọng lực. Câu 4: Trong các chuyển động dưới đây, đâu là chuyển động thẳng ? A. Cánh quạt quay B. Chiếc lá khô rơi từ cây xuống C. Ném 1 mẩu phấn ra xa D. Thả 1 vật nặng rơi từ cao xuống . Câu 5. Càng lên cao áp suất khí quyển : A. Càng tăng B. Càng giảm C. Không thay đổi D. Có thể tăng cũng có thể giảm Câu 6: Thả một vật rắn vào chất lỏng. Vật sẽ nổi lên khi nào? A. Khi trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Ácsimet. B. Khi trọng lượng của vật lớn hơn lực đẩy Ácsimet. C. Khi trọng lượng của vật bằng lực đẩy Ácsimet. D. Khi trọng lượng của vật bằng hoặc lớn hơn lực đẩy Ácsimet. Câu 7. Khi ngâm mình trong nước, ta cảm thấy “nhẹ hơn” trong không khí vì : A. Do cảm giác tâm lý B. Do lực đẩy Ac si met C. Do lực hút của trái đất tác dụng lên người giảm D. Do áp suất khí quyển Câu 8. Hai lực nào sau đây là hai lực cân bằng : A. Hai lực làm vật chuyển động nhanh dần B. Hai lực làm vật chuyển động chậm dần C. Hai lực làm vật đổi hướng chuyển động D. Hai lực làm vật không thay đổi vận tốc Câu 9: An kéo một vật nặng 200N trên quảng đường dài 5 mét. Công mà An đã thực hiện là: A. 1000 N B. 1000 Pa C. 1000J D. 100 J Câu 10: Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái? A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc. B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc. C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái. D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải. Câu 11: Câu nào sau đây nói về tính chất của máy cơ đơn giản là đúng? A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi. B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công. D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Câu 12: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học? A. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. B. Người công nhân đang đẩy xe làm xe chuyển động. C. Người học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không đẩy nổi. D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo một vật lên cao. Phần II: Tự luận (4,0 điểm) Câu 1: ( 2,0 đ) Bạn Thanh đi học với vận tốc trung bình 1,5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà Thanh đến trường là bao nhiêu mét, biết thời gian bạn Thanh đi từ nhà tới trường là 30 phút. Câu 2: ( 2,0 đ) Một thùng nước cao 1,2m chứa đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên một điểm cách đáy thùng 0,4m (Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3) Đáp án: Phần I: Trắc nghiệm: (6,0 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D A C D B A B D C D D C Phần II: Tự luận (4,0 điểm) Câu Đáp án Thang điểm 1 - ( tóm tắt) - Đổi 30 phút = 1800 s - Quảng đường từ nhà Thanh đến trường là: - Áp dụng công thức s = v.t = 1,5 . 1800 = 2700 (m) Đáp số : 2700 m 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25đ 2 - Áp suất nước tác dụng lên điểm cách đáy thùng 0,4 mét là: - Áp dụng công thức : p = d. h = 10000 . ( 1,2 - 0,4) = 8000 N/m2 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ ĐỀ SỐ 02 KIỂM TRA HKI MÔN: VẬT LÍ 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. (2 điểm) Một vật chuyển động khi nào và đứng yên khi nào? Câu 2. (2 điểm) Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời khỏi nhà ga. Lấy nhà ga làm mốc thì hành khách chuyển động hay đứng yên và lấy toa tàu làm mốc thì hành khách đang đứng yên hay chuyển động? Câu 3. (2 điểm) a/ Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ? b/ Hãy biểu diễn véc tơ trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 1cm ứng với 10N). Câu 4. (2 điểm) Em hãy cho hai ví dụ về lực ma sát trượt và hai ví dụ về lực ma sát lăn. Câu 5. (2 điểm) Một ô tô đi từ Huế vào Đà Nẵng mất 120 phút. Cho biết quãng đường Huế - Đà Nãng là 110 km. Tính vận tốc trung bình của ô tô theo đơn vị km/h. ---------------------Hết--------------------- (Giáo viên không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM (Đáp án này gồm 01 trang) Câu Nội dung Điểm 1 - Khi ví trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. - Khi ví trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc. 1 điểm 1 điểm 2 - Hành khách đang chuyển động so với nhà ga. - Hành khách đang đứng yên so với toa tàu. 1 điểm 1 điểm 3 a/ Lực là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương, vừa có chiều, nên lực là một đại lượng véc tơ. 1 điểm b/ Vẽ đúng cách biểu diễn lực được 1 điểm 4 Cho 4 ví dụ đúng 2 điểm 5 Ta có 120 phút = 2 giờ Áp dụng công thức v = S/t = 110/2 = 55 km/h Vậy vận tốc của ô tô là 55 km/h 0, 5 điểm 1 điểm 0, 5 điểm ======================== ĐỀ SỐ 03 KIỂM TRA HKI MÔN: VẬT LÍ 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) A/ TRẮC NGHIỆM (5đ) .I . Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoăc mệnh đề mà em chọn (4đ) Câu 1 : Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước . Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng? A- Người lái đò đứng yên so với dòng nước B- Người lái đò đứng yên so với bờ sông C- Người lái đò chuyển động so với dòng nước D- Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 2.Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết gì? A. Ô tô chuyển động được 36km. B. Ô tô chuyển động trong một giờ C. Trong mỗi giơ,ø ô tô đi được 36km. D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ. Câu 3. Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn. B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm. C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn. D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động. Câu 4 .Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? A. Căn cứ vào quãng đường chuyển động. B. Căn cứ vào thời gian chuyển động. C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chuyển động D. Căn cứ vào quãng đường mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định. Câu 5 :Trong các cách sau đây , cách nào làm giảm được lực ma sát A- Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc B- Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc C- Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc D- Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc Câu 6 : Trong các câu nói về lực ma sát sau đây , câu nào là đúng? A- lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật B- Khi vật chuyển động nhanh dần lên , chứng tỏ lực ma sát biến mất C- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên vật kia D- Khi vật chuyển động chậm dần , chứng tỏ lực ma sát tăng dần Câu 7 : Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng? Hãy chọn câu trả lời đúng. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần B- Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, hoặc vật chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi C- Vật đang chuyển động sẽ dừng lại D- Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa Câu 8: 72km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng. A. 15m/s B. 20m/s C. 25m/s D. 30m/s Câu 9 .Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ? A. Ôtô chuyên động so với mặt đường B. Ôtô đứng yên so với người lái xe C. Ôâtô chuyển động so với người lái xe D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường Câu 10 Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe: A. đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc. C. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột rẽ sang phải. Câu11. Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng? A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật. B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. D. Lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật. Câu 12:Lực là đại lượng vectơ vì : Lực làm vật biến dạng . B. Lực có độ lớn , phương và chiều . C. Lực làm vật thay đổi tốc độ . D. Lực làm cho vật chuyển động . Câu 13:Trong các phép đổi đơn vị vận tốc sau nay, phép đổi nào là sai? A. 12m/s = 43,2km/h B. 48km/h = 23,33m/s C. 150cm/s = 5,4km/h D. 62km/h = 17.2m/s Câu 14 : Vận tốc của một ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18000m/h và của tàu hoả là 14m/s. Trong 3 chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất? Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng? A. Ô tô – Tàu hoả – Xe máy. B. Tàu hoả – Ô tô – Xe máy C. Xe máy – Ô tô – Tàu hoả. D. Ô tô – Xe máy – Tàu hoả. Câu 15 :Chuyển động của phân tử hiđrô ở 0°C có vận tốc khoảng 1700m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? Chọn câu trả lời đúng. A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn. B. Chuyển động của phân tử hiđrô nhanh hơn. C. Không có chuyển động nào nhanh hơn( hai chuyển động như nhau) D. Không có cơ sở để so sánh. Câu 16: Khi chỉ có 1 lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ? Hãy chon câu trả lời đúng nhất . A.Vận tốc không thay đổi . B.Vận tốc tăng dần C.Vận tốc giảm dần . D.Có thể tăng dần cũng có thể giảm dần . II . Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa ( 1 điểm ) Câu 1 : Ôtô đột ngột rẽ vòng sang . . . . . , thì hành khách bị ngã sang trái do người đó có. . . . . . . . . . . . Câu 2 : Đoàn vận động viên diễu hành qua lễ đài chuyển động thẳng đều . Các quan khách ngồi trên lễ đài là chuyển động so với . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . và đứng yên so với . . . . . . . . . . . . . .. . . . Câu 3: Khi thả vật rơi , do sức .vận tốc của vật . Câu 4: Khi quả bóng lăn vào bãi cát , docủa cát nên vận tốc của bóng bị . B/ TỰ LUẬN (5đ) Câu 1 : Thế nào là hai lực cân bằng ? Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào ? Câu 2 : Biểu diễn vectơ trọng lực của một vật , biết cường độ của trọng lực là 1500N , tỉ xích tùy chọn . Câu 3: (3đ) Một người đi xe máy chạy trên quãng đường Tam Quan – Bồng Sơn dài 15km mất 0,25 giờvà trên quãng đường Bồng Sơn - Phù Mỹ dài 30km mất 0,75 giờ . Tính vận tốc trung bình của người đi xe máy trên cả đoạn đường từ Tam Quan- Phù Mỹ . Câu 4 :(1đ) Một xe máy đi từ Bồng Sơn đến Quy Nhơn với vận tốc trung bình 50 km/h . Biết nữa quãng đường đầu đi với vận tốc 65km/h . Tính vận tốc của xe ở nữa quãng đường còn lại . III/ ĐÁP ÁN A/ TRẮC NGHIỆM (5đ) I . Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoăc mệnh đề mà em chọn (4đ) ( Mỗi câu đúng được 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A C B D C C B B C D D B B B A D II . Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa (1đ) (Mỗi câu đúng được 0,25đ) Câu 1 :.Phải quán tính Câu 2 : ..Đoàn vận động viên ..Lễ đài . Câu 3 :.....hút của trọng lực.tăng dần Câu 4 :..Lực cản .giảm dần B/ TỰ LUẬN (5đ) Câu 1 : Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.(1đ) Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.(0,75đ) Câu 2 :(1,75đ) 500N P Câu3 ( 0,75đ) Vận tốc trung bình của người đi xe máy trên cả đoạn đường từ Chợ Gồm đến Quy nhơn . Câu 4: (0,75đ) Vận tốc của xe ở nữa quãng đường còn lại : ======================================= ĐỀ SỐ 04 ĐỀ KIỂM TRA HK I NĂM 2015-2016 MÔN: VẬT LÝ 8 Thời gian làm bài 45 phút Phần A. Trắc nghiệm:(4,0đ) HS kẻ bảng trả lời vào giấy thi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng? A. Người lái đò chuyển động so với dòng nước B. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền C. Người lái đò đứng yên so với dòng nước D. Người lái đò đứng yên so với bờ sông 2. Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A. Người đang đi xe đạp thì ngừng lại, nhưng xe vẫn chuyển động tới phía trước. B. Một ô tô đang chạy trên đường và ô tô vẫn chuyển động tới phía trước. C. Chuyển động của chiếc thuyền trên sông. D. Chuyển động của một vật thả từ trên cao xuống. 3.Trường hợp nào sau đây, lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn B. Lực xuất hiện làm mài mòn đế giày C. Lực xuất hiện giữa dây cuaro với bánh xe truyền chuyển động D. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường 4. Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực? A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép B. Áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật C. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật D. Áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ 5. Càng lên cao áp suất khí quyển như thế nào? A. Càng lên cao áp suất khí quyển không đổi. B. Càng lên cao áp suất khí quyển tăng. C. Càng lên cao áp suất khí quyển thay đổi nhưng không đáng kể. D. Càng lên cao áp suất khí quyển giảm. 6. Điều nào sau đây là đúng khi nói về bình thông nhau? A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh luôn ở cùng độ cao C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất chất lỏng D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau 7. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị thường dùng của vận tốc ? A. m.s B. Km/h. C. m/phút D. Km.h 8. Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên tiếp tục đứng yên? A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương B. Hai lực cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều C. Hai lực cùng phương, ngược chiều D. Hai lực cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường th
Tài liệu đính kèm: