Bộ đề kiểm tra mộ tiết học kì I môn Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)

docx 12 trang Người đăng dothuong Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra mộ tiết học kì I môn Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra mộ tiết học kì I môn Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)
 BỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN GDCD LỚP 12.
 ĐỀ SỐ 1. 
Câu 1: ( 2 điểm)	
Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe danh dự và nhân phẩm?
Câu 2: ( 3 điểm )
Quyền bình đẳng về kinh tế của các dân tộc ở Việt Nam được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?
Câu 3: ( 5 điểm)
- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
- Vận dụng kiến thức đã học em hãy giải quyết Bài tập tình huống sau:
 	Anh Nguyễn Văn T yêu chị Trần Thị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố của chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo.
Câu hỏi: 
1. Cho biết ý kiến của em về việc này?
2. Nếu em là em của chị H, thì em sẽ làm gì để giúp chị của mình?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
1
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe danh dự và nhân phẩm là: 
+ Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; 
- không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
2
2
Quyền bình đẳng về kinh tế của các dân tộc ở Việt Nam được thể hiện:
- Thể hiện trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước không có sự phân biệt giữa các dân tộc.
- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số
- Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế đối với các vùng đồng bào dân tộc miền núi: 135,134, hỗ trợ cây con, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, 
1
1
1
3
Bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện là:
- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, công dân các tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; không phân biệt bởi lí do tôn giáo, công dân có tôn giáo hay không tôn giáo đều phải tôn trọng nhau.
- Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ: các tôn giáo được đối xử bình đẳng và tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật ; nghiêm cấm các hành vi xâm phạm các cơ sở tôn giáo hợp pháp.
* Ý kiến của em về việc này; Anh T và chị H có quyền kết hôn, việc phản đối của ông bố chi H là trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp lệnh tôn giáo
* Nếu em là em của chị H thì em sẽ giải thích cho bố hiểu, thuyết phục bố đồng ý và khuyên chị H cùng thuyết phục bố
1.5
1.5
1
1
ĐỀ SỐ 2
Câu 1(2đ):
Là học sinh phổ thông em cần phải làm gì để bảo vệ “quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự “ của mình, đồng thời tôn trọng quyền này của người khác?
Câu 2(5đ): 
Trình bày nội dung bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng? Thực hiện bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay? 
Câu 3(3đ): 
Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 
Ý
Nội dung
Điểm
1
2,0
1.1
Học tập, tìm hiểu về pháp luật để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình qua đó phân biệt được đâu là hành vi đúng pháp luật, đâu là hành vi phạm pháp luật qua đó nâng cao ý thức tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác
1,0
1.2
Thường xuyên rèn luyện và thể hiện ý thức tôn trọng quyền này của người khác: Không đánh người khác, không nói xấu người khác, không xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác
1,0
2
5,0
2
2.1
Nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng
3,5
+ Trong quan hệ nhân thân:
Quyền nghĩa vụ ngang nhau trong lựa chọn nơi cư trú
Tôn trọng, giữ gìn nhân phẩm, danh dự, uy tín của nhau
Tôn trọng quyềng tự do, tìn ngưỡng tôn giáo của nhau
Giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển
Bình đẳng trong việc quyết định lựa chọn biện pháp kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc giáo dục con cái.
 + Trong quan hệ tài sản:
Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sở hửu tài sản chung, thể hiện qua các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
2,5đ( mỗi ý 0,5đ)
1đ
2.2
- Giải thích
1,5
+ Góp phần giải phóng cho người phụ nữ. Giảm bớt gánh nặng đè lên vai người phụ nữ , khi được người chồng cùng chia sẽ mọi việc trong gia đình: chăm sóc con, công việc nhà
+ Người phụ nữ có cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội, thể hiện năng lực xã hội của mình.
3
3
3.1
Nội dung
1.5
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc màu da đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng và bảo vệ, taọ điều kiện phát triển
3.2
Giải thích
1.5
Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp nên làm cho việc thực hiện quyền bình đẳng giữa dân tộc thiểu số với dân tộc khác có một khoảng cách nhất định.
Để rút ngắn khoảng cách tạo điều kiện cho dân tộc thiểu số vươn lên tiến kịp trình độ phát triển chung cả nước phải nên cần đặc biệt quan tâm đến dân tộc thiểu số.
 ĐỀ SỐ 3
 Câu 1 : (4,0 điểm)
 Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa vợ và chồng? Theo em cần phải có những giải pháp gì để nguyên tắc này được thực hiện tốt hơn trong cuộc sống? 
Câu 2 : (4,0 điểm )
 Trình bày nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Nêu ví dụ chứng tỏ Nhà nước ta quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc?
Câu 3: (2,0 điểm)
 Thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý ? Lấy ví dụ minh hoạ?
 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN GDCD – LỚP 12
Câu 
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1.
1.1
* Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Trong quan hệ nhân thân:
 Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm,uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
- Trong quan hệ tài sản: 
 Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
1.0đ
1.0đ
1.2
* Các giải pháp cần thực hiện để nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng được thực hiện tốt hơn trong cuộc sống :
 + Tăng cường tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình với nhiều hình thức .
 + Thành lập các trung tâm tư vấn về hạnh phúc gia đình .
 + Hình thành đưòng dây nóng để công dân liên lạc khi có những hành vi vi phạm về luật Hôn nhân và gia đình xảy ra .
 + Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm về nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
2.1
- Khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc .
 Các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt đa số hay thiểu số ,trình độ văn hoá cao hay thấp ,không phân biệt chủng tộc màu da ..đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng ,bảo vệ và tạo điều kiện phát triển
2đ
2.2
- Nêu ví dụ chứng tỏ nhà nước ta quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về các lĩnh vực chính trị ,kinh tế ,văn hóa và giáo dục .
 + Ví dụ về chính trị 
 + Ví dụ về kinh tế
 + Ví dụ về văn hóa 
 + Ví dụ về giáo dục 
2đ
( mỗi ví dụ đúng được 0,5đ)
3
* Nội dung khái niệm công dân bình đẳng về trách nhiệm pháplý . 
 Công dân dù ở địa vị nào ,làm nghề nghiệp gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật ( trách nhiệm hành chính ,dân sự ,hình sự ,kỉ luật ),không bị phân biệt đối xử
* HS lấy ví dụ đúng
1,0 đ
1,0đ
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (4 điểm) 
Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Theo em, quy tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình hiện nay có gì khác so với các gia đình truyền thống trước đây?
Câu 2: ( 4 điểm) 
Em hãy nêu nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Trong mỗi lĩnh vực lấy một ví dụ thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc để minh họa.
Câu 3: (2 điểm)
Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể? Theo em, với vai trò là một công dân học sinh em có quyền bắt người trong những trường hợp nào?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (4 điểm) 
 * Nêu được khái niệm bình đẳng trong hôn nhân và gia đình: 2đ
 Bình đẳng trong Hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
 * Chỉ ra được sự khác nhau giữa quy tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình hiện nay so với các gia đình truyền thống trước đây: 2đ
 - Quy tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình hiện nay phải dực trên nguyên tắc: dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử.
 - Quy tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình trước đây: Không có khái niệm “dân chủ, công bằng” cho tất cả mọi người. Trong gia đình, chỉ có người chồng, người cha là có quyền làm chủ gia đình- “Đàn ông là nhà, dàn bà là bếp”. Mọi việc trong gia đình đều do người đàn ông quyết định. Trong gia đình, con cái phải phùng tùng cha mẹ - “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” , Con trai được đề cao, coi trọng hơn con gái- “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”.
Câu 2: ( 4 điểm) 
 * Nêu được nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc: 2đ
 Mỗi lĩnh vực 0,5 đ
 - Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị: Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy Nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước. Quyền này được thực hiện theo 2 hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
 - Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế: Trong chính sách phát triển kinh tế, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số hay thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Để rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, Nhà nước luôn có những chính sách kinh tế hỗ trợ cho những.
 - Các dân tộc Việt nam đều bình đẳng về văn hóa: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.
 - Các dân tộc Việt nam đều bình đẳng về giáo dục: Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ một nền giáo dục nước nhà. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có cơ hội hưởng thụ nền giáo dục của nước nhà.
 * Lấy được ví dụ: 2đ
 Mỗi ví dụ 0,5 đ
Câu 3: (2 điểm)
 * Khái niệm: 1đ
 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể được hiểu là không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa Án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang.
 *Nội dung: 1đ
 Dựa vào nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, để góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội công dân học sinh có quyền bắt người ở 2 trường hợp sau:
 + Người phạm tội quả tang
 + Người đang bị truy nã
 ĐỀ SỐ 5--
Câu 1: (4 điểm) 
Trình bày nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh. Vì sao giao kết hợp đồng lao động có vai trò quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động?
Câu 2: (3 điểm) 
Nêu khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Câu 3: (3 điểm) 
Bài tập tình huống.
 Chi và Huệ ngồi cạnh nhau. Trong giờ kiểm tra môn Hóa, Chi không làm được hết bài. Chi cứ loay hoay muốn nhìn bài của Huệ nhưng bị Huệ từ chối, che lại. Kết quả bài kiểm tra của Huệ được điểm 10, còn bài của Chi thì được điểm 5. Vì ghen ghét, Chi đã tung tin là Huệ đã giở sách để làm bài hôm đó nên mới được 10 điểm. Huệ bị một số bạn trong lớp xa lánh, nhìn Huệ với con mắt thiếu thiện cảm. Huệ buồn lắm.
 Hỏi: 
 a. Hành vi của Chi đã xâm phạm đến quyền gì của Huệ. Giải thích vì sao?
 b. Huệ có thể và cần làm gì trong trường hợp này?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh:
2
 + Mọi công dân, không phân biệt, nếu có đủ điều kiện đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo điều kiện và khả năng của mình.
 + Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành nghề mà PL không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của PL.
 + Mọi loại doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài.
 + Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
 + Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh. 
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5
- Giao kết hợp đồng lao động có vai trò quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động, bởi hợp đồng lao động:
2
 + Thể hiện ý thức thực hiện pháp luật.
 + Quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình lao động, được pháp luật bảo vệ, các bên phải có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
 + Là căn cứ để giải quyết những mâu thuẫn, những tranh chấp trong quá trình lao động theo đúng pháp luật về lao động.
0.5
0.75
0.75
2
 - Khái niệm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ.
1
- Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
1
 + Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
 + Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo vệ.
0.5
0.5
- Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: là cơ sở, tiện đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh.
1
3
Bài tập tình huống.
a. Hành vi của Chi đã xâm phạm đến quyền được PL bảo vệ về danh dự và nhân phẩm của Huệ.
 Vì theo quy định của pháp luật là không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác, mà ở đây Chi đã có hành vi tung tin xấu về Huệ làm hạ uy tín, danh dự của Huệ, là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm.
0.5
1.5
b. Trong trường hợp này, Huệ có thể gặp Chi để nói rõ và yêu cầu Chi phải đính chính lại những gì đã nói không đúng sự thật, phải xin lỗi Chi trước mọi người để các bạn biết sự thật, tránh hiểu lầm. Hoặc Huệ có thể nhờ GVCN giúp đỡ làm rõ sự việc....
1
ĐỀ SỐ 6
Câu 1: ( 4 điểm)
Em hãy nêu và phân tích nội dung và ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.Trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
Câu 2 :( 3điểm)
 Hợp đồng lao động là gì ? Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động ? Tại sao phải kí kết hợp đồng lao động ? 
Câu 3: ( 3 điểm)
Em hãy nêu tên các đặc trưng của pháp luật? Theo em nội quy nhà trường; điều lệ Đoàn TNCS HCM có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Vì sao? 
 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I
CÂU
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
1
2
3
* Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
* Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị. 
 - Mọi dân tộc được tham gia vào quản lí Nhà nước và xã hội
 - Mọi dân tộc được tham gia bầu-ứng cử
* Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế. 
- Mọi dân tộc đều được tham gia các hoạt động kinh tế
- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho tất cả các vùng
- Nhà nước ban hành các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt ở các xã có điều kiện kinh tế khó khăn
* Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hoá. 
 - Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp.
 - Văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy.
 * Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về giáo dục
 - Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện các dân tộc đều có cơ hội học tập.
*. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
 - Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc.
 - Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
 - Góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
*Nêu trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
 0,5 đ
1đ
1 đ
2
1
2
 - Hợp đồng lao động: là sự thoả thuận giũa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
+ Tự do tự nguyện bình đẳng
+ Không trái pháp luật, thoả ước tập thể
+ Giao kết trực tiếp
- Phải kí kết hợp đồng lao động vì: là cơ sở pháp lý để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ lao động
1đ
1đ
1đ
3
1
2
*. Các đặc trưng.
 - PL có tính quy phạm phổ biến
 - PL có tính quyền lực bắt buộc chung
 - PL có tính xác định chặt chẽ về hình thức
*. Nội quy nhà trường, Điều lệ ĐTNCS HCM...
 - Nội quy nhà trường, Điều lệ ĐTNCS HCM không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì: Căn cứ vào các đặc trưng của pháp luật.
 - Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó có các quy tắc xử sự chung, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực.
 - Nội quy nhà trường do BGH ban hành có giá trị bắt buộc thực hiện đối với học sinh, giáo viên thuộc phạm vi nhà trường nhưng không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
 - Điều lệ Đoàn TNCS HCM là sự thoả thuận cam kết thi hành của những người tự nguyện gia nhập tổ chức Đoàn, không phải văn bản quy phạm pháp luật mang tính quyền lực nhà nước.
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
ĐỀ SỐ 7
Câu 1. ( 4 điểm)
Nội dung bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản được pháp luật quy định như thế nào? Việc pháp luật thừa nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng có khuyến khích vợ chồng bỏ nhau không? Vì sao?
Câu 2. (3 điểm)
Nêu nội dung quyền bình đẳng tôn giáo. Phân biệt tôn giáo với tín ngưỡng.
Câu 3. ( 3 điểm) 
Vì sao trong tình hình chính trị- xã hội trong nước và thế giới như hiện nay, đoàn kết dân tộc, tôn giáo đặc biệt quan trọng?
 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
CÂU
Ý CHÍNH
NỘI DUNG
BIỂU ĐIỂM
1
1. Nội dung bình đẳng vợ chồng trong quan hệ tài sản 
- Bình đẳng đối với sở hữu tài sản chung
- Được quyền thừa kế tài sản của nhau.
- Được quyền có tài sản riêng
2,0
2. Việc pháp luật thừa nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng có khuyến khích vợ chồng bỏ nhau không? Vì sao?
Không khuyến khích vì:
- Tài sản có trước khi kết hôn, thuộc quyền sở hữu của 1 người.
- Tài sản có trong thời kì hôn nhân nhưng được thừa kế, cho, tặngriêng
2,0
2
1. Nêu nội dung quyền bình đẳng tôn giáo. 
- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
+ Điều 70 Hiến pháp 1992 (sửa đổi): công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo tôn giáo nào và đều bình đẳng trước pháp luật.
+ Sống “tốt đời, đẹp đạo”
+ Giáo dục lòng yêu nước, phát huy giá trị đạo đức văn hoá.
+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, ý thức trước pháp luật.
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước đảm bảo, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
+ Nhà nước đối xử bình đẳng với các tôn giáo
+ Các tôn giáo tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
+ Quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo được Nhà nước đảm bảo
+ Các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
2,0
2. Phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan.
+ Giống: Đều là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
+ Khác: Tín ngưỡng là niềm tin tuyệt đối nhưng không chứng minh vào sự tồn tại thực tế. Còn tôn giáo là niềm tin tuyệt đối vào thần thánh, thượng đế nhưng phải có giáo lí, giáo lễ, giáo đường, giáo luật
1,0
3
Vì sao trong tình hình CT-XH trong nước và thế giới như hiện nay, đoàn kết dân tộc, tôn giáo đặc biệt quan trọng?
- Trên thế giới: 
+ Nhiều nước bị nội chiến, lật đổ, tình hình chính trị không ổn định xuất phát từ mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo (LiBi, I Ran, Thái Lan...)
+ Lợi dụng sự mất đoàn kết trong nước, nhiều nước bị các nước lớn nhảy vào thao t

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_Kiem_tra_1_tiet.docx