Bộ đề kiểm tra Hóa 8 (cấp độ: vận dụng cao)

docx 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1756Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra Hóa 8 (cấp độ: vận dụng cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra Hóa 8 (cấp độ: vận dụng cao)
BỘ ĐỀ KIỂM TRA HÓA 8
Cấp độ: Vận dụng cao
PHẦN TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Kim loại M tạo ra hiđroxit M(OH)3. Phân tử khối của oxit là 78. Nguyên tử khối của M là:
A. 24 B. 27 C. 56 D. 64 
Câu 2: Cho phản ứng hóa học : A + B → C + D
Nếu khối lượng của các chất A,C,D lần lượt là 20g, 35g và 15g thì khối lượng chất B đã tham gia phản ứng bằng bao nhiêu gam ? 
	A. 15g	B. 20g	C. 30g	D.35g
Câu 3. Cho 13,5g kim loại nhôm tác dụng với 8,96l khí oxi ở đktc. Khối lượng của nhôm oxit sau khi phản ứng kết thúc là :
 A. 49,25 g ; 	 B. 79,0 g ; 	 C. 25,5 g ; 	D. 39.5 g
Câu 4: Cho 13g Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl
Thể tích khí H2(đktc) thu được là:
 A. 1,12lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít 
Câu 5. Một nguyên tố R có tổng số hạt (proton, electron, nơtron) là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn sơ hạt không mang điện là 14. Số hạt proton là:
14 B. 15 C. 16. D.17
Câu 6. Cho hợp chất ôxit sắt FexOy . Hóa trị của sắt trong hợp chất ôxit này là:
y B. yx C. 2yx D. 2xy
 Câu 7: Một cốc đựng dung dịch axit clohidric và 1 viên kẽm được đặt ở đĩa cân A. Trên đĩa cân B đặt các quả cân sao cho kim cân ở vị trí cân bằng. Bỏ viên kẽm vào cốc axit. Biết rằng có phản ứng: 
	Kẽm + axit clohidric " Kẽm clorua + khí hidro. Vị trí của kim cân là 
	A. kim cân lệch về phía đĩa cân B.	B. kim cân lệch về phía đĩa cân A.
	C. kim cân ở vị trí thăng bằng.	D. kim cân không xác định.
Câu 8: Trong phản ứng hóa học, phân tử này biến đổi thành phân tử khác là do 
	A. các nguyên tử tác dụng với nhau. 
 B. các nguyên tố tác dụng với nhau.
 C. liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.	
 D. liên kết giữa các nguyên tử không bị thay đổi.
Câu 9. Thể tích của 6,02. 1023 phân tử khí O2 ở điều kiện tiêu chuẩn là :	
 A. 2,24 lít B. 0,224 lít C. 22,4 lít D. 22,4 . 1023
Câu 10: Biết tỉ khối hơi của X đối với khí SO2 là 2,5. Khối lượng mol của khí X là:
160 B. 120 C. 100 D. 95
 Câu 11. Cho 13,5g kim loại nhôm tác dụng với 8,96l khí oxi ở đktc. Khối lượng của nhôm oxit sau khi phản ứng kết thúc là :
A. 49,25 g ; 	B. 79,0 g ; 	 C. 25,5 g ; 	D. 39.5 g
Câu 12: Trong một giờ người lớn hít vào trung bình 0,8 m3 không khí, cơ thể giữ lại phần khí ôxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần thể tích khí ôxi là:
A. 19.2 m3 B. 19,7 m3 C. 3,84 m3 D. 38,4 m3
Câu 13: Có 3 lọ bị mất nhãn đựng 3 hóa chất khác nhau: Fe2O3, K2O, P2O5 . Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các hóa chất trên.
 A. Chỉ dùng kiềm B. Chỉ dùng muối
 C. Chỉ dùng axit D. Dùng nước và quỳ tím
Câu 14: Cho 22,4 gam sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng có chứa 24,5 gam axit sunfuric (H2SO4). Thể tích H2 thu được ở đktc là:
 A. 5,6 lit B. 6,5 lít C. 89,6 lít D. 8,96 lít
Câu 15: Hỗn hợp khí (ở đktc ) gồm 0,1 mol CO2 và 0,5 mol O2 có khối lượng là:
	A. 20,4 gam	B. 28 gam	C. 18,4 gam	D. 16 gam
Câu 16: Hòa tan 12 gam muối ăn vào 108 gam nước. Dung dịch muối ăn có nồng độ % là:
	A. 15%	B. 12%	C. 10%	16%
PHẦN TỰ LUẬN.
Câu 1: Một nguyên tố R có nguyên tử khối gấp 3,25 lần nguyên tử khối của cacbon. Xác định tên của nguyên tố R.
Câu 2: Hãy cân bằng phương trình phản ứng hóa học sau:
 Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O
Câu 3: Khi phân tích một oxit sắt thấy: Cứ 7 phần khối lượng sắt kết hợp với 3 phần khối lượng oxi. Tìm công thức oxit sắt đó.
Câu 4: Trong các oxit sau, oxit nào tác dụng với nước. Nếu có hãy viết phương trình phản ứng : K2O, Al2O3, P2O5
Câu 5: Biết ôxit của kim loại (X) có công thức tổng quát là X2Oa và phân tử khối của chúng là 94 đvC. Tìm hóa trị của (X) trong ôxít trên.
Câu 6: Nêu để một thanh nhôm ngoài trời thì sau một thời gian khối lượng thanh nhôm sẽ nhỏ hơn, lớn hơn hay bằng khối lượng ban đầu? Hãy giải thích.
Câu 7: Một chất (A) có khối lượng là 8 gam,khi hóa hơi (A) thì có tỉ khối hơi của A đối với Hiđro là 32. Xác định thể tích khí A ở đktc.
Câu 8:
Đốt cháy hoàn toàn 126g sắt trong bình chứa khí O2.
a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên.
c. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí O2 (ở đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên.
Câu 9: Cho 3,5 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl dư.
a. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
b. Tính thể tích khí (đktc) thu được sau phản ứng và khối lượng muối tạo thành.
c. Cho lượng H2 thu được ở trên đi qua 8 gam bột CuO nung nóng. Tính khối lượng đồng sinh ra.
Câu 10: 
 Bằng phương pháp hóa học nào nhận biết 3 chất rắn sau: Na2O, P2O5, Fe2O3

Tài liệu đính kèm:

  • docxBỘ ĐỀ KIỂM TRA HÓA (vd - Cao).docx