SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG KIỂM TRA 45 PHÚT ( Đề có 3 trang ) KIỂM TRA 1 TIẾT – NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN TOÁN HỌC – 11 Thời gian làm bài : 45 Phút Mã đề 084 Họ tên :............................................................... Số báo danh : ................... Câu 1: : .Cho hình chóp S.ABC có ABC là tam giác. Gọi M, N lần lượt là hai điểm thuộc vào các cạnh AC, BC, sao cho MN không song song AB. Gọi đường thẳng b là giao tuyến các (SAN) và (SBM). Tìm b ? A. b SO Với O là giao điểm của hai đường thẳng AM với BN. B. b MI Với I là giao điểm của hai đường thẳng MN với AB. C. b SJ Với J là giao điểm của hai đường thẳng AN với BM. D. b SQ Với Q là giao điểm của hai đường thẳng BH với AM, với H là điểm thuộc SA. Câu 2: .Đường thẳng a // (a) nếu A. a//b và b// (a) . B. a Ç(a) = a C. aÇ(a) = Æ . D. a//b và bÌ(a) Câu 3: .Hãy chọn câu đúng: A. Hai đường thẳng song song nhau nếu chúng không có điểm chung ; B. Hai đường thẳng cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau ; C. Không có mặt phẳng nào chứa cả hai đường thẳng a và b thì ta nói a và b chéo nhau. D. Hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau ; Câu 4: : .Hãy chọn câu sai : A. Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) và (Q) song song với nhau ; B. Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) song song nhau thì mặt phẳng (R) đã cắt (P) đều phải cắt (Q) và các giao tuyến của chúng song song nhau ; C. Nếu hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trên mặt phẳng này đều song song với mặt phẳng kia ; D. Nếu một đường thẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song thì sẽ cắt mặt phẳng còn lại. Câu 5: : .Cho 2 đường thẳng a, b cắt nhau và không đi qua điểm A. Xác định được nhiều nhất bao nhiêu mặt phẳng bởi a, b và A ? A. 2 B. 1. C. 4. D. 3. Câu 6: : .Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, K lần lượt là trung điểm của CD, CB, SA. Thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (MNK) là một đa giác (H). Hãy chọn khẳng định đúng: A. (H) là một hình thang. B. (H) là một tam giác C. (H) là một ngũ giác D. (H) là một hình bình hành. Câu 7: : .Cho hình chóp S.ABC có ABC là tam giác, như hình vẽ bên dưới. Với M, N, H lần lượt là các điểm thuộc vào các cạnh AC, BC, SA, sao cho MN không song song AB. Gọi O là giao điểm của hai đường thẳng AN với BM. Gọi T là giao điểm đường NH và (SBO). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng? A. T là giao điểm của hai đường thẳng SO với HM. B. T là giao điểm của hai đường thẳng NH với SB C. T là giao điểm của hai đường thẳng NH với BM D. T là giao điểm của hai đường thẳng NH với SO. Câu 8: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau: A. Nếu ba điểm phân biệt M, N, P cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt thì chúng thẳng hàng. B. Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất ; C. Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất ; D. Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng còn có vô số điểm chung khác nữa ; Câu 9: : .Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA và SD. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai ? A. OM // SC. B. (OMN) // (SBC) . C. MN // (SBC) D. ON và CB cắt nhau Câu 10: : .Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB và CD. Giao tuyến của hai mp(SAB và (SCD) là đường thẳng song song với: A. AD. B. BJ . C. BI . D. IJ Câu 11: TỰ LUẬN Cho hình chóp S.ABCD có đáy hình thang đáy lớn AB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm SA, SB. a) Chứng minh rằng MN // CD b) Tìm giao điểm P của SC và (AND) c) AN cắt DP tại I. Chứng minh rằng SI // AB // CD. Tứ giác SABI là hình gì? Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Tài liệu đính kèm: