Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Sinh học 12

doc 81 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1194Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Sinh học 12
PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
1. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
A. mã di truyền	 B. bộ ba mã hóa (cođon)	C. gen	D. bộ ba đối mã (anticôđon)
2. Trình tự các vùng theo mạch mã gốc của một gen điển hình là 
A. 5’mã hóa ° điều hòa ° kết thúc phiên mã 3’ B. 5’điều hòa ° mã hóa ° kết thúc phiên mã 3’ 
C. 3’mã hóa ° điều hòa ° kết thúc phiên mã 5’ D. 3’điều hòa ° mã hóa ° kết thúc phiên mã 5’
3. Bản chất của mã di truyền là 
A. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
B. một bộ ba mã hoá cho một axitamin. 	 	
C. các axitamin đựơc mã hoá trong gen. 
D. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
4. Phát biểu ĐÚNG về đặc điểm của mã di truyền, TRỪ:
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
B. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ).
C. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).
D. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin).
5. Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?
A. Vì mã bộ một và bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
B. Vì số nu ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số aa của chuỗi pôlipeptit.
C. Vì số nu ở mỗi mạch của gen dài gấp 6 lần số aa của chuỗi pôlipeptit.
D. Vì 3 nu mã hoá cho 1 aa thì số tổ hợp sẽ là 43= 64 bộ ba dư thừa để mã hoá cho 20 loại aa.
6. Thời điểm xảy ra quá trình nhân đôi ADN trong chu kỳ tế bào
A. kỳ trung gian 	B. kỳ đầu	C. kỳ giữa	D. kỳ sau
7. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở 
A. tế bào chất	 	B. ribôxôm	C. ti thể 	D. nhân tế bào
8. Hầu hết các loài đều sử dụng chung mã di truyền. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ:	 A. nguồn gốc thống nhất của sinh giới 	B. mã di truyền có tính thoái hóa
 C. mã di truyền có tính đặc hiệu	D. thông tin di truyền ở tất cả các loài đều giống nhau 
9. Đặc tính nào sau đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?
A. Tính liên tục	B. Tính phổ biến	C. Tính đặc hiệu	D. Tính thoái hoá
10. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền 
B. nhiều bộ ba cùng xác định một aamin 
C. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin 
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ
11. Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho thế hệ sau là nhờ cơ chế 
A. tự nhân đôi của ADN. 	B. phiên mã của ADN. 
C. dịch mã trên phân tử mARN. 	D. phiên mã và dịch mã.
12. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: 
A. nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn . 
B. nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn. 
C. nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc gián đoạn. 
D. nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn. 
13. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là 
A. A liên kết với X, G liên kết với T.
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.	
C. A liên kết với U, G liên kết với X. 	 
D. A liên kết với T, G liên kết với X.
14. Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là: 
A. Trong 2 phân tử ADN con có một phân tử là từ ADN mẹ và một phân tử mới tổng hợp.
B. Trong mỗi phân tử ADN con có sự xen kẻ giữa các đoạn của ADN mẹ với các đoạn mới tổng hợp.
C. Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.
D. Trong mỗi phân tử ADN con có một nửa phân tử ADN mẹ nối với một nửa phân tử ADN mới tổng hợp.
15. Hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y nhờ 
A. các enzim tháo xoắn. B. enzim ADN pôlimeraza. C. enzim ligaza. D. ARN pôlimeraza.
16. Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là
A. tháo xoắn phân tử ADN	
B. bẻ gãy các liên kết hidrô giữa 2 mạch ADN 
C. lắp ráp các nucleôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN	
D. nối các đoạn Okazaki với nhau
17. Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nào?	A. helicaza	B. ADN giraza	 C. ADN ligaza	D. ADN polimeraza
18. Trong quá trình tổng hợp các mạch ADN mới, ADN pôlimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 
A. chiều 3’° 5’. 	B. chiều 5’° 3’. 
C. cả 2 chiều. 	D. chiều 5’° 3’ hoặc 3’° 5’ tùy theo từng mạch khuôn.
19. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mạch khuôn có chiều 3'ª5', mạch mới được tổng hợp
A. theo từng đoạn Okazaki theo chiều 3'ª5'	B. theo từng đoạn Okazaki theo chiều 5'ª3'
C. liên tục theo chiều 3'ª5'	D. liên tục theo chiều 5'ª3'
20. Mạch mới được tổng hợp theo từng đoạn Okazaki trên 
A. mạch khuôn có chiều 3’° 5’. 	B. mạch khuôn có chiều 5’° 3’. 
C. cả 2 mạch. 	D. Mạch khuôn có chiều 5’° 3’ hoặc 3’° 5’
21. Đoạn okazaki là
A. đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo chiều tháo xoắn ADN trong q.tr nhân đôi.
B. đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo chiều tháo xoắn ADN trong q.tr nhân đôi.
C. đoạn ADN được tổng hợp liên tục trên mạch ADN trong q.tr nhân đôi.
D. đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn ngược chiều tháo xoắn ADN trong q.tr nhân đôi.
22. Phát biều ĐÚNG về sự hình thành 2 phân tử ADN con trong quá trình nhân đôi ADN: 
A. Các mạch mới tổng hợp tới đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó ° tạo thành phân tử ADN con.
B. Các mạch đơn chỉ xoắn lại thành phân tử ADN con khi các mạch mới đã tổng hợp xong hoàn toàn.
C. 2 mạch đơn mới được tổng hợp xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con và 2 mạch của ADN mẹ xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con.
D. Sau khi tổng hợp xong 2 mạch mới thì các mạch cùng chiều sẽ liên kết với nhau để tạo thành phân tử ADN con.
23. Một gen dài 4080A0, có A = 800. Tính số lượng nu mỗi loại môi trường cung cấp khi gen nhân đôi 2 lần
A. A=T= 2400, G=X=1200	B. A=T= 800, G=X= 400
C. A=T= 3200, G=X=1600	D. A=T= 1600, G=X= 3200
24. Phân tử ADN dài 1,02 mm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là	
A. 1,02 105.	B. 6 105.	C. 6 106.	D. 3 106.
25. Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu? 
A. A = T = 180, G = X = 11	B. A = T = 150, G = X = 140.	 
C. A = T = 90, G = X = 200.	D. A = T = 200, G = X = 90.
26. Trên một mạch của gen có 10% timin và 30% ađênin. Hãy cho biết tỉ lệ từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi là bao nhiêu? 
A. A = T = 40%; G = X = 60% 	B. A = T = 30%; G = X = 20% 
C. A = T = 10%; G = X = 40% 	D. A = T = 20%; G = X = 30% 
27. Trên một mạch của gen có 250 ađênin và 350 timin và gen có 30% xitôzin. Khối lượng của gen bằng: 
A. 900000 đơn vị cacbon 	B. 720000 đơn vị cacbon 
C. 540000 đơn vị cacbon 	D. 360000 đơn vị cacbon 
28. Một gen nhân đôi 1 lần và đã sử dụng của môi trường 2400 nuclêôtit, trong đó có 20% ađênin. Số liên kết hiđrô có trong mỗi gen con được tạo ra là: 
A. 2310 liên kết 	B. 1230 liên kết 	 C. 2130 liên kết 	D. 3120 liên kết 
29. Một phân tử ADN khi nhân đôi 5 lần đã tạo ra số mạch đơn mới là 
A. 16	 	B. 32	 	C. 62	D. 64
30. Một gen dài 5100 A0 và có 3900 liên kết hydrô nhân đôi 3 lần liên tiếp, số nu tự do mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là 
A. A=T= 5600; G=X= 1600.	B. A=T= 4200; G=X= 6300
C.A=T= 2100; G=X= 600.	D. A=T= 4200; G=X= 1200.
Bài 2: PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ 
1. Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử 
 A. ADN	B. ARN	C. prôtêin	D. ADN và ARN 
2. Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử 
 A. protêin	B. mARN	C. ADN	D. mARN và protêin 
3. Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A. rARN. 	B. tARN. 	C. mARN. 	D. Cả 3 loại
4. Phiên mã là quá trình
A. tổng hợp chuỗi pôlipeptit.	 	 B. nhân đôi ADN
C. duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ.	 
D. truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân.
5. Phiên mã xảy ra ở kì nào trong quá trình phân bào?
A. kì đầu 	B. kỳ giữa 	C. kỳ trung gian 	D. kỳ cuối 
6. Phiên mã diễn ra trên 
 A. mạch mã gốc có chiều 3’° 5’của gen. B. trên cả 2 mạch của gen. 
C. mạch bổ sung có chiều 5’° 3’của gen. D. mã gốc hay trên mạch bổ sung là tùy theo loại gen
7. Trình tự phù hợp với trình tự các nu được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung 5’AGXTTAGXA 3’ là 
A. 3’AGXUUAGXA5’. 	B. 3’UXGAAUXGU5’. 
C. 5’AGXUUAGXA3’. 	D. 5’UXGAAUXGU3’
8. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza gắn vào 
A. vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại đó.
B. vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
C. vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tạị vùng điều hòa.
D. vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại bộ ba mở đầu.
9. Xác định vị trí xảy ra các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của tế bào nhân thực, kết luận nào sau đây là SAI?
A. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào. 
B. Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào.
C. Quá trình tạo mARN trưởng thành diễn ra ở tế bào chất. 
D. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
10. Nội dung nào sau đây KHÔNG đúng về phiên mã? 
A. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN, rARN.
B. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
C. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân.
D. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
11. Hoạt động nào KHÔNG đúng đối với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã?
A. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – U, T – A, G – X, X – G) theo chiều 3’ đến 5’.
B. Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn.
C. ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng.
D. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch
12. Trong quá trình phiên mã của một gen 
A. nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình dịch mã.
B. chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào.
C. nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình dịch mã.
D. có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu prôtêin của tế bào.
13. Phiên mã kết thúc khi enzim ARN pôlimeraza di chuyển đến cuối gen, gặp 
A. bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5’. B. bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 3’. 
C. tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5’. D. tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 3’
14. Câu nào dưới đây là KHÔNG đúng?
A. Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp, foocmin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit.
B. Sau khi hoàn tất quá trình phiên mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.
C. Trong dịch mã của tế bào nhân thực, tARN mang aa mở đầu là Met đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
D. Tất cả các prôtêin sau dịch mã đều được cắt bỏ aa mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
15. Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là 
A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.	 
B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
C. đều có sự xúc tác của ADN pôlimeraza.
D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
16. Một gen cấu trúc được bắt đầu bằng trình tự các cặp nuclêôtit như sau: 
 3’  TAX – GAT – XAT – ATA  5’
 5’  ATG – XTA – GTA – TAT  3’ 
 Trình tự các ribônuclêôtit trong mARN do gen trên tổng hợp sẽ là 
 A. 3’  AUG – XUA – GUA – UAU  5’	 B. 3’  UAX – GAU – XAU – AUA  5’ 
 C. 5’  UAX – GAU – XAU – AUA  3’ D. 5’  AUG – XUA – GUA – UAU  3’
17. Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào? 
A. Phiên mã và tổng hợp chuỗi polipeptit. 
B. Phiên mã và hoạt hóa axit amin. 
C. Tổng hợp chuỗi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu. 
D. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit. 
18. Giai đoạn hoạt hóa aa của quá trình dịch mã diễn ra ở 
 A. tế bào chất 	B. nhân	C. mạng nhân	 	D. nhân con
19. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit xảy ra ở bộ phận nào trong tế bào?
A. Nhân.	B. Tế bào chất.	C. Màng tế bào.	D. Thể Gôngi.
20. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng nhờ cơ chế 
A. tự nhân đôi của ADN.	B. phiên mã của ADN. 
C. dịch mã trên phân tử mARN. 	D. phiên mã và dịch mã.
21. Ở vi khuẩn, aa đầu tiên trong chuỗi pôlipeptit là 
A. mêtiônin.	B. foocmin mêtionin.	C. valin.	D. alanin.
22. Ở SV nhân thực, aa mở đầu trong chuỗi pôlipeptit là 
A. alanin.	B. mêtionin. 	C. foocmin mêtiônin.	D. valin.
23. Axit amin Mêtiônin được mã hóa bởi mã bộ ba : 
A. AUU.	 	B. AUG. 	C. AUX.	D. AUA.
24. Có bao nhiêu bộ ba mã hoá cho 20 loại aa 
A. 61	B. 62	C. 63	D. 64
25. Các côđon nào sau đây không mã hoá aa (côđon vô nghĩa)?
A. AUG,UAA,UXG. B. AAU,GAU,UXA.	C. UAA,UAG,UGA. D. XUG,AXG,GUA
26. Trong quá trình dịch mã, đầu tiên tiểu phần nhỏ của ribôxôm liên kết mARN ở vị trí 
A. đặc hiệu gần côđon mở đầu. 	B. côđon mở đầu AUG. 
C. sau côđon mở đầu. 	D. côđon kết thúc. 
27. Ribôxôm dịch chuyển trên mARN 
A. liên tục qua các nuclêôtit trên mARN.	
B. từng bước tương ứng từng bộ 3 nuclêôtit trên mARN. 
C. liên tục hoặc theo từng bộ ba nuclêôtit tùy loại mARN.
D. theo từng bước, mỗi bước tương ứng 2 bộ 3 nuclêôtit liên tiếp trên mARN.
28. Quá trình dịch mã sẽ dừng lại khi ribôxôm 
A. tiếp xúc với côđon mở đầu. 	B. tiếp xúc với côđon kết thúc. 
C. tiếp xúc với vùng kết thúc nằm sau cođon kết thúc. 	D. trượt qua hết phân tử mARN.
29. Polipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp ở sinh vật nhân thực đều 
A. bắt đầu bằng aa metionin	 	 B. bắt đầu bằng aa foocmin metionin 
C. kết thúc bằng metionin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ	 D. kết thúc bằng aa metionin
30. Một đoạn mạch bổ sung của một gen có trình tự các nuclêôtit như sau 5’ ATT GXG XGA GXX 3’. Quá trình dịch mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên phiên mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia như sau 
A. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3. B. 5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’.
C. 3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5’. D. 3’UAA 5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’ 
31. Trong quá trình dịch mã, các axit amin liên kết với nhau nhờ 
 A. liên kết hóa trị	 B. liên kết ion	C. liên kết hidrô	 D. liên kết peptit 
32. Trong quá trình dịch mã, nhiều ribôxôm cùng lúc dịch mã trên mARN được gọi là
 A. polipeptit	 B. citôcrôm	C. nucleoxôm	D. polixôm	
33. Trong quá trình dịch mã, pôlyribôxôm có ý nghĩa gì? 
A. Giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin cùng loại B. Giúp quá trình dịch mã diễn ra liên tục. 
C. Giúp mARN không bị phân hủy. 	D.Giúp dịch mã được chính xác 
34. Nội dung nào dưới đây là KHÔNG đúng?
A. Trong dịch mã ở tế bào nhân sơ, tARN mang aa mở đầu là foocmin mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã. 
B. Khi dịch mã ngừng lại, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để tiếp tục dịch mã.
C. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang aa mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
D. Khi dịch mã ngừng lại, một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi polipeptit.
35. Bản chất của mối quan hệ ADN – ARN – Prôtêin là
A. Trình tự các ribônuclêôtit ° trình tự các nuclêôtit ° trình tự các axit amin.
B. Trình tự các nuclêôtit mạch bổ sung ° trình tự các ribônuclêôtit ° trình tự các axit amin.
C. Trình tự các cặp nuclêôtit ° trình tự các ribônuclêôtit ° trình tự các axit amin.
D. Trình tự các bộ ba mã gốc ° trình tự các bộ ba mã sao ° trình tự các axit amin.
36. Loại liên kết hóa học luôn luôn có giữa các đơn phân trong phân tử ARN là:
A. liên kết hidro và liên kết peptit	B. liên kết peptit 
C. liên kết hóa trị	D. liên kết hóa trị và liên kết hidro
37. Phân tử mARN có 1230 ribonucleotit. Chiều dài của mARN là:
A. 4182A0	B. 4080A0	C. 3978A0	D. 3876A0
38. Ở sinh vật nhân sơ, phân tử mARN có chiều dài 0,255μm và có chứa 10% Uraxin, 20%Ađenin. Số lượng từng loại nu của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử mARN nói trên 
A. A = T = 450; G = X = 1050	B. A = T = 1050; G = X = 450
C. A = T = 225; G = X = 525	D. A = T = 525; G = X = 225
39. Theo dữ kiện câu 39, khối lượng của phân tử mARN là
A. 300000 đvC	B. 275000đvC	C. 250000đvC	D. 225000đvC
40. Ở sinh vật nhân sơ, một gen dài 0,408μm và có tỉ lệ từng loại nucleotit bằng nhau. Phân tử mARN do gen tổng hợp có chứa 15% Uraxin và 20%Guanin. Số lượng từng loại ribonucleotit của phân tử mARN là
A. rU = 420, rA = 180, rG = 360, rX = 240	B. rU = 180, rA = 420, rG = 240, rX = 360
C. rU = 840, rA = 360, rG = 720, rX = 480	D. rU = 360, rA = 840, rG = 480, rX = 720
41. Theo dữ kiện câu 41, số liên kết hidro của gen nói trên là
A. 3900 liên kết 	B. 3600 liên kết 	C. 3000 liên kết 	D. 2400 liên kết 
42. Ở sinh vật nhân sơ, phân tử mARN có 10% Ađenin, 20% Uraxin. Tỉ lệ từng loại nucleotit của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên là
A. A = T = 30%, G = X = 20%	B. A = T = 20%, G = X = 30%
C. A = T = 35%, G = X = 15%	D. A = T = 15%, G = X = 35%
43. Ở sinh vật nhân sơ, một gen phiên mã đã sử dụng của môi trường 40% ribonucleotit loại guanin, 20% ribonucleotit loại Xitozin. Phân tử mARN tạo ra có chiều dài 0,204μm. Số lượng từng loại nucleotit của gen nói trên là bao nhiêu?
A. A = T = 600, G = X = 900	B. A = T = 450, G = X = 600
C. A = T = 300, G = X = 450	D. A = T = 240, G = X = 360
44. Một gen có 90 chu kì xoắn tiến hành phiên mã 5 lần thì số lượng ribonucleotit tự do mà môi trường sẽ phải cung cấp là
A. 4000	B. 4500	C. 5000	D. 5500
45. Trên 1 mạch của gen có 15% Ađenin và 30% Guanin. Phân tử mARN tạo ra có chứa 25% ribonucleotit loại Uraxin. Tỉ lệ % từng loại đơn phân của phân tử mARN là
A. rU = 15%, rA = 20%, rG = 30%, rX = 35%
B. rU = 25%, rA = 20%, rG = 30%, rX = 25%
C. rU = 25%, rA = 15%, rG = 30%, rX = 30%
D. rU = 15%, rA = 30%, rG = 30%, rX = 25%
46. Gen có 35% Guanin, phiên mã 3 lần, môi trường đã cung cấp 600 Ađênin, và 300 Uraxin. Số lượng từng loại nu của gen là
A. A = T = 700, G = X = 300	B. A = T = 300, G = X = 700
C. A = T = 300, G = X = 600	D. A = T = 600, G = X = 300
47. Một gen có 450 Ađênin và 1050 Guanin. Mạch gốc của gen có 300 Timin và 600 Xitozin. Số lượng từng loại đơn phân của phân tử mARN là
A. rA = 150, rU = 300, rG = 450, rX = 600	B. rA = 300, rU = 150, rG = 600, rX = 450
C. rA = 200, rU = 250, rG = 500, rX = 550	D. rA = 250, rU = 200, rG = 550, rX = 500
48. Loại liên kết hóa học luôn luôn có giữa các đơn phân trong phân tử protein là:
A. liên kết hidro và liên kết peptit	B. liên kết peptit 
C. liên kết hóa trị	D. liên kết hóa trị và liên kết hidro
49. Chuỗi polipeptit được điều khiển tổng hợp từ gen có khối lượng 594000 đvC chứa bao nhiêu axit amin?
A. 328 axit amin	B. 329 axit amin	C. 330 axit amin	D. 331 axit amin
50. Phân tử mARN có chiều dài 4488A0 để cho 6 riboxom trượt không lặp lại. Tổng số axit amin đã được các phân tử tARN mang vào để dịch mã là
A. 4362 axit amin	B. 3426 axit amin	 C. 2634 axit amin	D. 2346 axit amin
51. Số phân tử nước giải phóng ra môi trường khi phân tử mARN dài 0,408 μm tổng hợp 1 chuỗi polipeptit là
A. 404 phân tử	B. 402 phân tử	C. 400 phân tử	D. 398 phân tử
Sử dụng dữ kiện sau đây để trả lời các câu hỏi số 52 đến số 54
Một phân tử mARN có rA = 150, rU = 300, rG = 450, rX = 600. Phân tử mARN này chỉ cho 1 riboxom trượt không lặp lại. Biết mã kết thúc trên mARN là UAG.
52. Số lượng từng loại nu trên gen đã điều khiển quá trình trên là
A. A = T = 600, G = X = 900	B. A = T = 900, G = X = 600
C. A = T = 1050, G = X = 450	D. A = T = 450, G = X = 1050
53. Tổng số bộ ba đối mã đã thực hiện quá trình khớp mã nói trên là
A. 497	B. 498	C. 499	D. 500
54. Số lượng từng loại ribonucleotit trong tất cả bộ ba đối mã đã được sử dụng là
A. rA = 300, rU = 150, rG = 600, rX = 450	B. rA = 299, rU = 149, rG = 600, rX = 449
C. rA = 150, rU = 299, rG = 599, rX = 450	D. rA = 149, rU = 300, rG = 600, rX = 450
Bài 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
1. Khái niệm nào sau đây SAI? 
A. Sự tru

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac_nghiem_on_thi_nguyen_bo_chuong_trinh_12.doc