Bộ 34 đề thi học kỳ 1 (hóa lớp 8)

docx 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 8466Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 34 đề thi học kỳ 1 (hóa lớp 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ 34 đề thi học kỳ 1 (hóa lớp 8)
BỘ 34 ĐỀ THI HỌC KỲ 1 (HÓA LỚP 8) 
CÁC TRƯỜNG THCS TPHCM (NĂM 2014 – 2015)
ĐỀ SỐ 1: CẦU KIỆU, QUẬN PHÚ NHUẬN, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (0,5 điểm) Thế nào là hiện tượng hóa học? Cho 2 ví dụ.
Câu 2: (2 điểm) Tìm công thức hóa học sai, nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
BaO	2) KO	3) CaCl	4) AlSO4
Câu 3: (2 điểm)
Tính khối lượng của:
8,96 (l) khí CO2 (đktc)	b) 0,15 (mol) CaSO4
Tính thể tích của: 3,2 (g) SO2 (đktc).
Câu 4: (2 điểm) Phân hủy canxi cacbonat sau phản ứng thu được 28 (g) canxi oxit và 22 (g) khí cacbonic.
Viết phương trình hóa học.
Tính khối lượng canxi canxi cacbonat cho phản ứng trên.
Câu 5: (1,5 điểm) Cân bằng phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử:
Fe	+	HCl	FeCl2	+	H2
Fe3O4	+	CO	Fe	+	CO2
C6H6	+	O2	CO2	+	H2O
Câu 6: (2 điểm) Thành phần phần trăm về khối lượng của các chất có trong hợp chất: HNO3.
ĐỀ SỐ 2: QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong mỗi phản ứng:
Fe	+	O2	Fe3O4
KClO3	KCl	+	O2
Al	+	HCl	AlCl3	+	H2
BaCl2	+	Na2SO4	BaSO4	+	NaCl
Câu 2: (2 điểm) 
Tìm hóa trị của C trong:
CO	b) CO2
Lập công thức hóa học của các hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học sau:
P (V) và O	b) N (III) và H
Câu 3: (1,5 điểm) Nung nóng một lượng chất canxi cacbonat (CaCO3) thu được 560 (g) canxi oxit (CaO) và 440 (g) khí cacbonic (CO2).
Lập phương trình hóa học của phản ứng trên.
Tính khối lượng của canxi cacbonat đem nung.
Câu 4: (1,5 điểm)
Cho biết ý nghĩa công thức hóa học sau: kali clorat (KClO3).
Dùng chữ số và kí hiệu để diễn đạt những ý sau:
Hai phân tử oxi	b) Một nguyên tử sắt
Câu 5: (3 điểm)
Tính khối lượng của:
0,5 (mol) H2SO4	b) 1 (mol) C2H6O
Tính thể tích (đktc) của:
0,25 (mol) CO2	b) 2 (mol) H2
Tính số mol của:
54 (g) Al	b) 5,6 (g) CaO
ĐỀ SỐ 3: QUẬN TÂN BÌNH, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong mỗi phản ứng:
P	+	O2	P2O5
Al	+	HCl	AlCl3	+	H2
C2H4	+	O2	CO2	+	H2O
CuCl2	+	AgNO3	Cu(NO3)2	+	AgCl
Câu 2: (2 điểm) Hãy lập công thức hóa học và tính phân tử khối của những hợp chất tạo bởi:
Al và O	2) Mg và Cl	3) Na và CO3	4) Ba và OH
Câu 3: (1 điểm) Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 1,4375 và tỉ khối của khí B đối với khí metan là 2. Hãy tính khối lượng mol của khí A.
Câu 4: (2 điểm)
Tính khối lượng của:
0,1 (mol) Cl	b) 0,1 (mol) Cl2
Tính thể tích (đktc) của:
0,3 (mol) N2	b) Hỗn hợp gồm 1 (mol) H2 và 2 (mol) CO2
Câu 5: (3 điểm) Phân hủy hoàn toàn 24,5 (g) kali clorat (KClO3) thu được kali clorua (KCl) và 6,72 (l) khí oxi (đktc).
Lập phương trình hóa học của phản ứng trên.
Tính khối lượng của oxi thoát ra.
Viết công thức về khối lượng và tính khối lượng kali clorua thu được sau phản ứng.
ĐỀ SỐ 4: QUẬN GÒ VẤP, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong mỗi phản ứng:
Al	+	O2	Al2O3
Fe2(SO4)3	+	KOH	Fe(OH)3	+	K2SO4
Câu 2: (2 điểm) Cho các chất có công thức hóa học như sau: khí ozon O3, axit sunfuric H2SO4, natri silicat Na2SiO3, khí nitơ đioxit NO2.
Chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất.
Hãy tính khối lượng mol của các chất trên.
Câu 3: (2 điểm) Hãy lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất có thành phần như sau:
Cr (VI) và O
Mg và nhóm NO3
Câu 4: (1,5 điểm) Hãy cho biết 0,4 (mol) khí cacbonic CO2 có:
Bao nhiêu (phân tử) khí CO2?
Bao nhiêu (gam) khí CO2?
Bao nhiêu (l) khí CO2 (đktc)?
Câu 5: (1 điểm) Hãy tính tỉ khối của khí hiđro so với không khí. Từ đó, hãy cho biết để thu được khí hiđro vào bình bằng cách đẩy không khí, ta phải đặt đứng bình hay đặt ngược bình? Vì sao?
Câu 6: (1,5 điểm) Hãy tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) các nguyên tố hóa học có trong hợp chất Ca3(PO4)2.
ĐỀ SỐ 5: NGÔ TẤT TỐ, QUẬN PHÚ NHUẬN, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (2 điểm) Cân bằng phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử:
Ca(OH)2	+	H3PO4	Ca3(PO4)2	+	H2O
KMnO4	K2MnO4	+	MnO2	+	O2
SO2	+	O2	SO3
Mg	+	HCl	MgCl2	+	H2
Câu 2: (2 điểm) Cho kim loại nhôm phản ứng hoàn toàn với 29,4 (g) axit sunfuric loãng (H2SO4) thu được 34,2 (g) nhôm sunfat (Al2(SO4)3) và 6,72 (l) khí hiđro (đktc).
Tính số mol và khối lượng khí hiđro thoát ra.
Viết phương trình chữ của phản ứng.
Viết công thức về khối lượng cho phản ứng trên rồi tính khối lượng nhôm cần dùng.
Cho biết dấu hiệu và điều kiện của phản ứng.
Câu 3: (2 điểm)
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: P2O5.
Lập công thức hóa học của hợp chất A biết MA = 17 (g) và thành phần phần trăm của A gồm 82,5 % N và 17,65 % H.
Câu 4: (1,5 điểm) Hỗn hợp khí A chứa 15,68 (l) khí propan C3H8 và 3,2 (g) khí lưu huỳnh đioxit SO2.
Tính số mol và khối lượng khí propan.
Tính số mol và thể tích khí lưu huỳnh đioxit (đktc).
Khối lượng hỗn hợp khí A.
Thể tích hỗn hợp khí A.
Câu 5: (1,5 điểm) Đốt 5,4 (g) nhôm (Al) trong bình chứa khí oxi (O2) thì thu được nhôm oxit (Al2O3).
Tính số mol nhôm đã tham gia phản ứng.
Lập phương trình hóa học.
Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc).
Tính khối lượng nhôm oxit thu được.
Câu 6: (1 điểm) Hãy nêu hiện tượng và giải thích:
Khi thả bong bóng (biết khí được bom vào bong bóng phần lớn là khí hiđro).
Khi rót rượu champagne (sâm banh) vào tháp ly có chứa nước đá khô trong buổi tiệc cưới (biết khí sinh ra phần lớn là khí cacbon đioxit CO2).
ĐỀ SỐ 6: QUẬN BÌNH TÂN, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (2 điểm) Lập công thức hóa học của:
Cu (II) và Cl	2) Ba và nhóm PO4	3) Al và O	4) Na và nhóm SO4
Câu 2: (2,5 điểm) Cân bằng phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử:
Zn	+	O2	ZnO
Al	+	AgNO3	Al(NO3)3	+	Ag
Mg	+	N2	Mg3N2
FeS2	+	O2	Fe2O3	+	SO2
FeClx	+	Al	Fe	+	AlCl3 (cân bằng theo giá trị x)
Câu 3: (1 điểm) Một chất khí A có tỉ khối so với khí O2 là 1,375.
Tính khối lượng mol khí A.
Nếu bơm khí A này vào một cái bong bóng thì sẽ có hiện tượng gì khi ta thả bóng ra ngoài không khí? Giải thích?
Câu 4: (1 điểm) Cho các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học? (khôn giải thích).
Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ.
Cồn để ngoài không khí dễ bay hơi.
Than cháy tạo thành khí cacbonic.
Ủ nho trong lọ một thời gian thu được rược nho.
Câu 5: (1 điểm) Cho 8,96 (l) khí NO2 (đktc).
Tính số mol khí NO2.
Tính khối lượng khí NO2.
Câu 6: (1 điểm) Cho 5,75 (g) natri (Na) tác dụng với khí oxi (O2) tạo thành natri oxit (Na2O).
Viết phương trình hóa học.
Tính khối lượng Na2O.
Tính thể tích khí O2 (đktc).
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:

Tài liệu đính kèm:

  • docxBO_34_DE_THI_HOA_LOP_8_HK1_20142015.docx