Biên soạn đề kiểm tra học kỳ I - Trường THPT Chí Linh

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Biên soạn đề kiểm tra học kỳ I - Trường THPT Chí Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn đề kiểm tra học kỳ I - Trường THPT Chí Linh
 Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương
Trường THPT Chí Linh
 BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 KHỐI : 12
 Bước 1: Xác định mục tiêu của đề kiểm tra:
Về kiến thức:
 - Các tác giả, tác phẩm của chương trình kì 1.
2. Về kĩ năng:
 - Viết bài văn nghị luận.
3. Đối tượng:
 - Học sinh toàn khối.
 Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra:
Tự luận
 Bước 3: Xây dựng ma trận đề kiểm tra:
 Cấp độ
Tên 
chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Tác gia
Nắm được những kiến thức cơ bản về tác gia được học.
Số câu : 01
Số điểm: 2 Tỉ lệ % :20
Số câu: 01
Số điểm: 2
Số câu: 1
2điểm=20% 
Chủ đề 2
NLVH: về một bài thơ, đoạn thơ
Biết cách viết một bài NLVH
Số câu : 01
Số điểm:8 
 Tỉ lệ %: 80
Số câu
Số điểm
Số câu:1. 8điểm= 80% 
Tổng số câu : 2
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ % : 100
Số câu: 01
Số điểm: 2 
20 %
Số câu : 01
Số điểm: 8
 80%
Số câu : 2
Số điểm: 10
 Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
 Câu 1: ( 2 điểm)
 Trình bày ngắn gọn phong cách thơ Tố Hữu.
 Câu 2: ( 8 điểm)
 Hãy phân tích đoạn thơ sau:
 Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
 Đất Nước có trong những cái " ngày xửa ngày xưa..."
 mẹ thường hay kể.
 Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
 Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
 Tóc mẹ thì bới sau đầu
 Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
 Cái kèo, cái cột thành tên
 Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
 Đất Nước có từ ngày đó...
 ( Đất nước - trích " Mặt đường khát vọng" - Nguyễn Khoa Điềm) 
 Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Câu 1: ( 2 điểm)
 Nêu 2 phương diện nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu( mỗi phương diện 1 điểm):
 - Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình - chính trị rất sâu sắc:
 + Trong việc biểu hiện tâm hồn: Thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
 + Trong việc biểu hiện đời sống: Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.
 + Giọng thơ: mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành.
 - Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà:
 + Thể thơ: ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc.
 + Ngôn ngữ: thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc; thơ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt. 
Câu 2: ( 8 điểm)
 a. Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc- hiểu để phân tích một đoạn thơ.
 - Kết cấu bài chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ.
 b. Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần làm rõ được sự cảm nhận độc đáo, mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đất nước qua đoạn thơ, cần nêu được các ý chính sau:
 - Đất nước được hình thành, nuôi dưỡng từ những gì gần gũi, bình dị nhất trong cuộc sống của mỗi con người Việt Nam: đó là câu chuyện của mẹ, miếng trầu của bà, là truyền thống đánh giặc của dân tộc, là những thuần phong mĩ tục, là truyền thống thủy chung, tình nghĩa, là truyền thống cần cù trong lao động...
 à Đất nước được hiện lên qua chiều sâu văn hóa, bề dày của lịch sử dân tộc.
 - Nghệ thuật của đoạn trích: giọng điệu trữ tình- chính luận sâu sắc; vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các chất liệu của văn hóa dân gian; cách nói dân dã, gần gũi.
 c. Cách cho điểm:
 - Điểm 8: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, không mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
 - Điểm 7,6: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ...
 - Điểm 5,4: Đáp ứng một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi nhỏ.
 - Điểm 1-3: Nội dung sơ sài, diễn đạt còn yếu.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề
 Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docChi Linh.doc