Bài viết số 2

doc 8 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3309Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài viết số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài viết số 2
 Tuần:10	 
Ngày soạn: 24/10/2015
Ngày dạy:./10/2015- Lớp .
 Tiết:20-21
Ngày dạy:./10/2015- Lớp .
BÀI VIẾT SỐ 2
(Kiểm tra tập trung) Thời gian: 90 phút
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
- Củng cố những kiến thức và kĩ năng về tiếng việt, làm văn, đặc biệt là về văn nghị luận xã hội và văn tự sự.
- Vận dụng được những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về một sự vật, sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế hoặc kể lại một câu chuyện mà mình yêu thích. Thấy rõ trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để làm bài văn sau đạt hiệu quả.
- Thu thâp thông tin đánh giá mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình ngữ văn 10 từ tuần 01 đến tuần 06
 - Nội dung: Kiểm tra một số nội dung , kiến thức, kĩ năng trọng tâm chương trình ngữ văn trong 06 tuần đầu của năm học theo ba phân môn: Đọc văn, tiếng Việt, Làm văn
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Tái hiện kiến thức đã học ở 3 phân môn : Tiếng việt, làm văn và đọc văn
- Viết bài văn ngắn nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Viết một bài văn tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và kĩ năng lựa chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn tự sự.
3.Thái độ: Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.
 C. HÌNH THỨC KIỂM TRA
 - Tự luận . - Cách thức kiểm tra: tập trung theo khối lớp.
 D.THIẾT LẬP MA TRẬN : KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
Nhận biết
thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Tiếng Việt
- văn bản 
- Nội dung chính của đoạn trích
các nghệ thuật trong đoạn trích
1 câu = 1điểm 
1 câu= 1điểm 
2 câu;2.0đ = 20 %
2. Nghị luận xã hội
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội
1 câu
 2 đ 
1 câu
2.0đ=20 %
3.Làm văn
Vấn đề về văn bản và tạo lập VB
- Vai trò của các sự việc chi tiết tiêu biểu
Nhập vào vai An Dương Vương kể lại câu chuyện
- Vận dụng kiến thức đã học để làm một bài văn tự sự theo cốt truyện đã có
1 câu
6 điểm
60%= 6 điểm.
1 câu = 6 điểm
1
20%=2.0
1
10%= 1.0
1
10%=1.0
01
60%= 6.0
10đ
E. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Làm bài tự luận; Thực hành viết bài văn nghị luận
F. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
 3. Bài mới: Ở trong bài kiểm tra số 1 các em được làm quen với văn nghị luận xã hội, trong bài kiểm tra lần này các em sẽ được làm quen với cấu trúc của đề thi tốt nghiệp. Thông qua bài kiểm tra này các em có thể bộc lộ cảm xúc, cách nhìn nhận của mình về một vấn đề xã hội, mặt khác phát huy được tính sáng tạo của các em. Qua đó các em rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu để bài viết sau tốt hơn.
	- GV phát đề cho học sinh. HS làm bài
G.ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 2
 ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU ( 4 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời :
 “Vua An Dương Vương nước Âu Lạc, họ Thục tên Phánxây thành ở đất Việt Thường, hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Vua bèn lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Ngày mồng bảy tháng ba bỗng thấy một cụ già từ phương đông tới trước cửa thành mà than rằng: “xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được !”. Vua mừng rỡ đón vào trong điện, thi lễ hỏi rằng : “Ta đắp thành này đã nhiều lần băng lở, tốn nhiều công sức mà không thành,thế là cớ làm sao ?”. Cụ già đáp: “Sẽ có sứ Thánh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”. Nói rồi từ biệt ra về.
Hôm sau, Vua ra cửa đông chờ đợi, chợt thấy một con Rùa vàng từ phương đông lại, nổi trên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xựng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua rừng rỡ nòi : “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn dùng xe bằng vàng rước vào trong thành.
Thành xây nửa tháng thì xong. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành, còn gọi là Quỷ Long Thành, người thời Đường gọi là Côn Lôn Thành, lấy lẽ rằng nó cao lắm.”
 (Trích Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy)
Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?(1 điểm)
Hãy nêu các nghệ thuật trong đoạn trích ? ( 1điểm)
Từ văn bản trên em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội về tinh thần yêu nước của tuổi trẻ hiện nay? (2 điểm)
II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ( 6 điểm)
Đề bài: Hãy nhập vào vai An Dương Vương kể lại câu chuyện “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”.
 ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU ( 4 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời :
“Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người cay nghiệt. Hằng ngày tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo ; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.
Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn : « Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho cái yếm đỏ. »
Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì. »
 ( Trích Tấm cám )
 1. Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?(1 điểm)
 2.Hãy nêu các nghệ thuật trong đoạn trích ? ( 1điểm)
 3.Từ văn bản trên em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội về đức tình cần cù chăm chỉ của học sinh ngày nay ?(2 điểm)
II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ( 6 điểm)
Đề bài: Hãy nhập vào vai Tấm kể lại câu chuyện “Tấm cám”.
ĐỀ 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 4 điểm)
Một đêm trăng sao vằng vặc, Mỵ Châu cùng Trọng Thuỷ ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dãy tường thành cao nhất. Trong câu chuyện tỷ tê, Trọng Thuỷ hỏi vợ rằng: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Mỵ Châu đáp: Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được? Trọng Thuỷ làm bộ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói đến nỏ thần lần đầu. Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Mỵ Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thuỷ cách bắn. Trọng Thuỷ chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho vợ cất đi.
 Hôm sau, Trọng Thủy xin phép An Dương Vương về thăm cha. Hắn thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thuỷ giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc.
An Dương Vương vốn chiều con gái, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thuỷ uống cầm chừng, còn An Dương Vương và Mỵ Châu say tuý luý. Thừa lúc bố vợ say, Trọng Thuỷ lẻn ngay vào phòng tháo lấy cái lẫy bằng móng chân thần Kim Quy và thay cái lẫy giả bằng móng rùa thường vào.
 1. Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?(1 điểm)
 2.Hãy nêu các nghệ thuật trong đoạn trích ? ( 1điểm)
 3.Từ văn bản trên em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội về sự lừa dối của con người trong cuộc sống ngày nay ? (2 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 6 điểm)
Đề bài: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
.....................................................HẾT..................................................
 ĐỀ 4
I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 4 điểm)
“ Nàng ơi ! nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ . Ai đã xê dịch chiếc giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người giỏi nhất cũng không làm  được việc này . Nếu thần linh muốn xê dich  đi thì dễ thôi , nhưng người trần dù đang sức thanh niên  cũng  khó  lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kỳ lạ, kiến trúc có điểm đặc biệt do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai . Nguyên trong sân nhà có một cây ô liu lá dài ; nó mọc lên khỏe , xanh tốt và to như cái cột. Tôi kẻ vạch gian phòng của vợ chồng mình quanh cây ô liu ấy, rồi xây lên với đá tảng thật khít nhau. Tôi lợp kỷ gian phòng, rồi lắp những cánh cửa bằng gỗ liền, đóng rất chắc . Sau đó tôi chặt hết cành lá của cây ô-liu lá dài, cố đẽo thân cây từ  gốc cho thật vuông vắn  rồi  nảy đường mực làm thành một cái chân giường và lấy khoan khoan lỗ khắp chung quanh . Tôi bào tất cả các bộ phận đặt lên chân giường đó, lấy vàng bạc và ngà nạm vào trang trí, và cuối cùng tôi căng lên giường một tấm da màu đỏ rất đẹp.  Đó là điểm đặc biệt mà tôi vừa nói với nàng . Nhưng nàng ơi , tôi muốn biết hiện cái giường ấy còn ở nguyên chỗ cũ, hay đã có người chặt gốc cây ô liu mà dời nó đi nơi khác ”.
 1. Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?(1 điểm)
 2.Hãy nêu các nghệ thuật trong đoạn trích ? ( 1điểm)
 3.Từ văn bản trên em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội về tinh thần dũng cảm của con người trong cuộc sống ngày nay ? (2 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 6 điểm)
Đề bài: Em hãy tưởng tượng mình là Mị Châu , kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy.
 GỢI Ý ĐỀ 1
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
 - Đọc đoạn văn trả lời câu hỏi.
4.0
1.
2.
3.
-Nội dung :quá trình xây thành của An Dương Vương và được thần linh giúp đỡ xâu Loa Thành để giữ nước.
-Nghệ thuật :sử dụng yếu tố kì ảo hoang đường, so sánh, nhân hóa.
-Tinh thần yêu nước :kế thừa từ truyền thống cha ông, phấn đấu học tập, tu dưỡng đạo đức, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
+ cần có đức tính cần cù, chăm chỉ, nhạy bén với cái mới,đưa dất nước hội nhập với các nước trên thế giới.
-Bác bỏ: con người còn ích kỉ, cá nhân, không cống hiến cho đất nước.
1.0
1.0
 2.0
II
 Hãy nhập vào vai An Dương Vương ,kể lại câu chuyện “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”.
6.0
MB
Giới thiệu câu truyện, nhân vật
0.5
TB
*An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước.
+ Được sự giúp đỡ của thần linh
+ Ông vua yêu nước
* Bi kịch nước mất nhà tan 
- Vỉ chủ quan, mất cảnh giác hai cha con An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà --> cho nên
+ Nước Âu Lạc rơi vào tay giặc.
+ Cùng với nước mất là nhà tan. Trước lời kết tội của Rùa Vàng “ kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó” giúp An Dương Vương tỉnh ngộ, nhận ra bi kịch, An Dương Vương đã “ rút gươm chém Mị Châu”.
+ Hành động “rút gươm chém Mị Châu” thể hiện sự dứt khoát, quyết liệt và sự tỉnh ngộ muộn màng của nhà vua.
1.5
1.5
KB
Khẳng định giá trị tác phẩm
0.5
GỢI Ý ĐỀ 2
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
- Đọc đoạn văn trả lời câu hỏi.
4.0
1.
2.
3.
- Nội dung : Tấm phải làm lụng vất vả,nhưng cần cù, chăm chỉ , chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh còn cám con dì ghẻ lười nhác, được mẹ nuông chiều.
- Nghệ thuật :liệt kê, từ láy, đối lập
- Cần cù chăm chỉ sẽ đem lai kết quả tốt đẹp, thành công trong cuộc sống
- Bên cạnh đó còn có một số học sinh lười biếng, ỷ lại.
1.0
1.0
2.0
II
Hãy nhập vào vai Tấm kể lại câu chuyện “Tấm cám”.
6.0
MB
Giới thiệu câu truyện, nhân vật
0.5
TB
*Thân phận của Tấm.
-Mồ côi cả cha lẫn mẹ,sống với dì ghẻ cay nghiệt và em cùng cha khác mẹ.
-Chịu thương,chịu khó,làm lụng chăm chỉ vất vả:Chăn trâu, ghánh nước thái khoa, vớt béo.cả ngày không hết việc.
* Các xung đột, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám.
* Giai đọan 1: Khi ở nhà dì ghẻ - đây là mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng- thể hiện qua các chi tiết : cái yếm đỏ, con cá bống, việc mụdì ghẻ bắt Tấm nhặt gạo trộn với thóc không cho đi hội.
* Giai đọan 2: Tấm đã ra ngoài xã hội – đây là mâu thuẫn xã hội giữa người áp bức và kẻ bị áp bức
* Ý nghĩa việc trả thù của Tấm.
 Hành động trả thù của cô Tấm là hành động của cái thiện trừng trị cái ác. Nó phù hợp với quan niệm “ Ở hiền gặp lành”, “ ác giả ác báo” của nhân dân
1.0
1.0
1.0
KB
Khẳng định giá trị tác phẩm
0.5
ĐỀ 3
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
- Đọc đoạn văn trả lời câu hỏi.
4.0
1.
2.
3.
- Nội dung: Cảnh giác với kẻ thù. Xử lý đúng mối quan hệ giữa chung và riêng, nhà và nước, cá nhân và cộng đồng 
-Nghệ thuật : Kết cấu chặt chẽ.   Xây dựng nhân vật vừa phản ánh được mâu thuẫn cá nhân, vừa phản ánh mâu thuẫn giữa dân tộc với kẻ thù xâm lược. Xây dựng tình tiết nghệ thuật đẹp, cô đọng, hàm súc.
Nghị luận xã hội: sự lừa dối
- Dối trá là hành động tội lỗi. Nói dối là thói xấu không thế tha thứ được. “Nó bộc lộ trong một tâm hồn yếu đuối, một trí tuệ kém cỏi, một cái tính tội lỗi”. 
- Nói dối là để “che giấu tội lỗi ác độc hoặc muốn bào chữa sự vô ý, dại dột của mình, hoặc là do có tính kiêu ngạo, ganh ghét”.
Nói dối- cái thiệt hại đầu tiên là làm mất lòng tin: người ta không tin nó kể cả khi nó nói thật và mọi sự thật đều bị chuyển dần thành dối trá. 
- Không có gì vinh dự hơn khi được thừa nhận là người chân thật. Một số người đã không ngần ngại thổi phồng sự việc, biến giai thoại trở thành chuyện có thật. 
- Phải nói thật, người ta phải thành thực với chính mình và nhân danh một người đạo đức, theo đuổi mục đích là sẽ không bao giờ lừa dối một ai hết.
- Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, vì lòng nhân đạo, vì sự tế nhị, vì muốn bảo vệ bí mật quốc gia, nếu cứ nói thật sẽ đem đến hậu quả bất lợi, người ta vẫn có thể linh động nói dối.
1.0
1.0
 2.0
II
 Đề bài: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
6.0
MB
Giới thiệu câu truyện, nhân vật
- Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thủy ngày đêm buồn rầu, khổ não. Một hôm đang tắm, TT nhìn thấy MC ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.
- Giới thiệu chung về cốt truyện và dẫn dắt vào sự kiện: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu
0.5
TB
- Kể lại chuyện Trọng Thủy gặp Mị Châu dưới thủy cung: Chú ý lời thoại giữa hai nhân vật, hành động, cử chỉ, điệu bộ, thái độ...
- Nêu ý kiến đánh giá của cá nhân đối với vấn đề cần nghị luận., 
- TT lạc xuống thủy cung:Vì trong lòng luôn nhớ MC nên ngay sau khi chết, linh hồn TT tự tìm đến thủy cung. iêu tả cảnh duới thủy cung( cung điện nguy nga lộng lẫy, nhười hầu đi lại rất đông)
- TT gặp lại MC: Đang ngơ ngác thì TT bị quân lính bắt vào Đại điện. TT được đưa đến quỳ trước 1 người mà những người lính kia gọi nàng là công chúa. Sau một hồi lục vấn, TT kể rõ lại mọi sự tình. Lúc ấy MC rưng rưng nước mắt.
- MC kể lại chuyện mình và trách TT: MC chết được vua Thủy Tề nhận làm con nưôi. . MC cứng rắn , nặng lời phê phán, oán trách TT: Trách TT là kẻ phản bội. Trách TT gieo bao đau đớn cho hai cha con và đất nước. MC nhất quyết cự tuyệt TT , rồi cả thủy cung tự nhiên biến mất
- TT còn lại một mình: buồn rầu khổ nóo, TT mong nước biển ngàn năm sẽ xúa sạch lỗi lầm của mình  (TT nột mặt đau khổ, đầu tóc bơ phờ, dáng hỡnh mờ dần vào dũng nước xanh.
1.5
1.0
1.0
1.5
KB
Khẳng định giá trị tác phẩm
0.5
ĐỀ 4
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
- Đọc đoạn văn trả lời câu hỏi.
4.0
1.
2.
3.
- Nội dung: Chàng đã tả  chi tiết tỉ mỉ chiếc giường  tự  tay mình kiến trúc nó, đặt vào đó một sự bí mật:  một trong bốn chân giường là một gốc cây. Chàng nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng son sắt  thủy chung 
-Nghệ thuật: Lối so sánh ẩn dụ của Hô-me-rơ  giàu cảm xúc và hình ảnh. Nghệ thuật  kể chuyện  chậm rãi, cách miêu tả tâm lý nhân vật, cách  chọn lựa chi tiết đặc sắc.
Nghị luận xã hội: Những biểu hiện đẹp của lòng dũng cảm 
-   Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc.
-   Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực...
-    Những con người dũng cảm luôn vượt lên trên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, họ được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh.
-    Trong xã hội ngày nay, lòng dũng cảm không ngừng đứng trước những thử thách hiểm nguy, những sự mặc cảm cả của các thế lực đen tối, con người phải cân nhắc nhiều hơn khi hành động, tuy vậy vẫn có vô số tấm gương về lòng dũng cảm đáng ngợi ca.
1.0
1.0
 2.0
II
 Em hãy tưởng tượng mình là Mị Châu , kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy.
6.0
MB
Giới thiệu câu truyện, nhân vật
0.5
TB
- ADV xây thành , chế nỏ , tháng Triệu Đà:
+ Xây thành khó khăn, kiên trì và được thần linh giúp đỡ.
+ Có nỏ thần để bảo vệ đất nước và thắng Triệu Đà.
=> Công lao của An Dương Vương.
- BI kịch nước mất nhà tan
+ Nguyên nhân mất nước (Nhận lời cầu hòa của TĐ, gà MC cho TT, Cho TT ở rẻ và đi lại tự do trong cung,không giáo dục con cái, tự mãn với thành công tạm thời, chủ quan khinh địch, không nhạy bén khi xử lí tình huống...)
+ Cách xử lí mối quan hệ riêng-chung, nhà –nước.
+ Kết thúc câu chuyện=> Thái độ của nhân dân với những nhân vật chính.
1.0
1.0
1.0
1.0
KB
Khẳng định giá trị tác phẩm. Cảm nhận chung về tác phẩm và rút ra bài học cho bản thân
0.5
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, bài làm phải có cảm xúc 
E. Dặn dò: về nhà viết lại đề vào vở và làm bài chu đáo chuẩn bị cho tiết trả bài lần sau
- Chuẩn bị bài mới: Tấm Cám
+ Đọc văn bản: tìm hiểu khái niệm cổ tích; đặc trưng của truyện cổ tích, tóm tắt câu chuyện
+ Khai thác các mâu thuẫn xung đột, và rút ra nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa văn bản.
G. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_KIEM_TRA_SO_2_KHOI_10.doc