Bài thơ Ông đồ củaVũ Đình Liên Ngữ văn lớp 8

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thơ Ông đồ củaVũ Đình Liên Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thơ Ông đồ củaVũ Đình Liên Ngữ văn lớp 8
Nhà thơ“ Vũ Đình Liên”lòng tiếc thương và tình hoài cổ bài thơ“ ông đồ” 
Vũ Đình Liên ( 1913-1996) tại Hà Nội , sinh ra trong dòng họ Vũ giàu truyền thống văn hiến ở đất Hải Dương. Là một học trò giỏi có tiếng ở đất Hà Thành, đỗ tú tài trường Bưởi năm 1932, là người xây đắp nền móng cho phong trào thơ mới của Việt Nam. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ . Ngoài sáng tác thơ , ông còn nghiên cứu , dịch thuật , giảng dạy văn học . Trong phong trào Thơ mới 1932-1945, Vũ Đình Liên là một hồn thơ độc đáo. Hoài Thanh viết trong Thi nhân Việt Nam: “Trong làng thơ mới, Vũ Đình Liên là một người cũ. Từ khi phong trào thơ mới ra đời, ta thấy có thơ Vũ Đình Liên trên các báo.  hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ Có lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy. 
Nhà thơ Vũ Đình Liên năm (1979)
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho tới khi về cõi vĩnh hằng, thầy Liên dồn hết tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục. Những lúc thư nhàn, thầy làm thơ, chủ yếu để tặng bạn bè, tặng học trò, vàcho mình. Thầy dịch rất nhiều thơ của Baudelaire. Các bạn văn sĩ Pháp tôn vinh thầy là “Baudelaire của Việt Nam” và gọi vui thầy là Bô-Đờ-Liên Năm 1962, cùng với quyết định thành lập Khoa Tiếng Pháp, thầy Vũ Đình Liên được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Khoa (1962-1969). Vì những công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, nhất là việc truyền bá tiếng Pháp từ sau 1945, thầy đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đợt đầu tiên, năm 1991. Cùng với danh hiệu cao quí ấy, Nhà nước tặng thầy 10 triệu đồng (lúc ấy là một số tiền không nhỏ). Với tấm lòng nhân ái, thầy đã trao tặng ngay toàn bộ số tiền ấy cho Quĩ giúp đỡ học sinh nghèo. Nghĩa cử ấy thật cảm động. Càng xúc động hơn khi biết lúc ấy thầy vẫn là ông đồ nghèo. Tài sản không có gì. Những người hàng xóm của thầy ở phố Bà Triệu còn kể : hàng năm cứ sáng Mồng 1 Tết thầy ra phố, vào công viên, xách theo cái túi. Trong đựng bánh chưng, mứt, kẹovà nhiều đồng tiền mới.Thầy mừng tuổi cho những trẻ mồ côi, lang thang không nhà cửa. Tình nhân ái của thầy là tấm gương, có lẽ không chỉ cho các thế hệ học trò, mà cho mọi người, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Những năm cuối đời, dịp 20/11 nào thầy cũng về Trường, về Khoa. Mái đầu bạc trắng, bước đi không còn nhanh nhẹn, nhưng giọng nói vẫn sang sảng, đôi mắt trìu mến nhìn các thế hệ học trò. Thầy dặn dò chúng tôi: “Làm thầy phải luôn yêu đời, luôn lạc quan. Phải gương mẫu. Giáo dục hiện nay nhiều chuyện buồn. Các em không được “đóng góp” vào nỗi đau buồn ấy nhé. Phải làm cho ít nhất là Khoa ta, Khoa Pháp của chúng ta là nơi hấp dẫn nhất, đẹp nhất.” Thầy Vũ Đình Liên, thầy Trưởng Khoa đầu tiên của chúng ta cách đây nửa thế kỷ như thế đấy. Thế rồi, đầu năm 1996, thời điểm Tết Bính Tí đang đến gần, phố phường Hà Nội tràn ngập những hoa và hoacỏ cây đang đâm chồi nẩy lộc, người người đang hối hả sắm Tết Trên căn gác xép trong ngôi nhà cũ kĩ ở góc phố Bà Triệu, thầy Vũ Đình Liên trút hơi thở cuối cùng.Để lại biết bao niềm thương, nỗi nhớ, sự ngưỡng mộ, niềm tin yêu Viết những dòng này, nghĩ lại những năm tháng đã qua, nhớ lại nhiều gương mặt của lớp các thầy giáo đầu tiên của Khoa và nhiều gương mặt sinh viên những tháng ngày ấy... Nổi bật, giản dị, đôn hậu là ánh mắt, nụ cười của thầy Liên, thầy Vũ Đình Liên, thầy của rất nhiều thầy. Suy nghĩ về bài thơ ông đồ Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoành Khung, có nhận xét về bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên như sau: “Ông Đồ có thể coi là một áng thơ toàn bích, là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới'. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Thật vậy, trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1932-1945 có rất nhiều gương mặt tên tuổi như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Vũ Đình Liên,.... Nhưng mỗi khi nhắc đến thi sĩ Vũ Đình Liên, người yêu thơ và say thơ lại nhớ ngay bài Ông Đồ. Chính vì thế, đọc bài thơ này, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét: "Ông đồ có thể coi là một áng thơ toàn bích, là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới". Đây là một ý kiến hay. Như chúng ta đã biết, ông đồ là nhân vật thường được nhắc đến trong xã hội Việt Nam thời trước. Những nhà Nho xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học gọi là ông đồ, thầy đồ. Ông đồ thường có tài viết chữ Nho với những nét đẹp tuyệt vời. Cứ mỗi dịp xuân về trên đất nước, những ông đồ chọn hè phố làm địa điểm để viết những chữ, câu đối phục vụ thị hiếu của mọi người. Nhưng sau khi chế độ khoa cử phong kiến không còn nữa, chữ Nho yếu thế, ông đồ trở thành người lỡ vận, chỉ còn là "cái di tích tiều tụy. đáng thương của một thời tàn". Bài thơ Ông đồ thể hiện niềm cảm thương sâu sắc, thái độ yêu thương, rất mực trân trọng của thi sĩ Vũ Đình Liên đối với một lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời. Mặt khác, bài thơ chứa đựng chất hoài cổ đậm đà, da diết. Khố’ thơ đầu hiện lên hình ảnh một ông đồ già quen thuộc: "Mỗi năm hoà đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua". Khổ thơ này như một bức tranh thơ kép. Bức tranh thứ nhất là hình ảnh một người nghệ sĩ say mê cái đẹp đang ngồi giữa những bông hoa đào rơi rơi, bên cạnh là nghiên mực tàu bốc mùi thơm cùng phong giấy đỏ. Xung quanh vị trí ông đồ ngồi là khung cảnh đường phố ồn ào, náo nhiệt, vui vẻ,.... Bức tranh'thứ hai ẩn chứa sau bức tranh thứ nhất là bức tranh của dáng hình quê hương tươi đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc vì ông đồ đại diện cho truyền thống "chơi chữ” cao khiết, quý báu của dân tộc ta..
Khổ thứ hai là hình ảnh ông đồ lúc được mùa: "Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng hay". Rõ ràng tài năng hiếm có của ông đồ đã chinh phục được nhiều người dam mê "chơi chữ". Ông đồ đón nhận biết bao lời ngợi khen, ca tụng. Đồng thời đó cũng là niềm vinh dự, tự hào tạo nên sức mạnh tinh thần lớn lao. ông đồ đã thả hồn theo nét chữ như rồng bay phượng múa, tươi tắn. Ồng đồ say sưa mang nét đẹp của nghệ thuật phụng sự cho cuộc đời. Ông đồ là hiện thân của cái đẹp. Nếu như hai khổ thơ đầu hiện lên thời dắc ý, hoàng kim của ông đồ thì hai khổ thơ ba và bốn, ông đồ xuất hiện trong khung cảnh lỡ vận, tàn tạ: "Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu"... Câu thơ "Người thuê viết nay đâu?" là một câu hỏi tu từ biểu thị cảm giác trống vắng, buồn bã, nuối tiếc đồng thời cũng là một tiếng khóc nức nở, khóc cho cảnh đời mau thay đổi, héo hắt. Nỗi buồn giấy mực thật não nề:. "Giấy đỏ buồn khắng thắm; Mực đọng trong nghiên sấu"... Phép tu từ nhân hóa đã làm cho những vật vô tri, vô giác như giấy, mực cũng mang nặng tâm trạng con người. "Giấy" buồn khổ quá nên không thắm lên được. "Mực" sầu não lắng đọng trong nghiên. Giấy, mực không được chiếc bút lông và bàn tay điệu nghệ của ông đồ kết hợp trở thành bơ vơ, lạc lõng. Nỗi buồn cứ thế được tăng cấp: "Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay". Địa điểm ông đồ xuất hiện trên hè phố, thời gian vào độ xuân về. Bên cạnh ông đồ vẫn là giấy, mực, khách qua đường. Nhưng bây giờ có sự đổi thay: những người đi đường đã quên ông. Ông ngồi đấy mà ai nào hay biết. Một chiếc lá rơi không đủ làm nên tiếng ồn, ít gợi sự chú ý cho mọi người. Đặc biệt, trong bài thơ này "lá vàng rơi" là' một chi tiết đắt giá, có sức gợi hình, gợi cảm lớn lao "làm xao xác cõi lòng" những người yêu thơ. Những năm về trước, thời đắt khách, "lá vàng rơi" sẽ không còn nằm trên giấy vì ông đồ phải nhặt đi để viết nhanh cho những người hâm mộ. Còn tại thời điểm này, "lá vàng rơi trên giấy”, ông đồ chẳng buồn nhặt đi là biểu thị của sự ế ẩm, vắng khách. Chắc có lẽ ai trong chúng ta đọc bài Ông đồ cũng không thế nào quên được hình ảnh mưa bụi bay. Vì sao lại như thế? Câu thơ "ngoài giời mưa bụi bay" chỉ là câu thơ tả cảnh mưa bụi mùa xuân thường gặp ỏ' vùng Bắc Bộ, hiểu như thế e rằng chưa cảm hết cái hay của thơ Vũ Đinh Liên. Câu thơ tả cảnh ít nhưng diễn tả tâm trạng rất nhiều. Cách đây 1200 năm, trong bài Thanh minh một thi sĩ nổi tiếng đời Đường đã viết: "Thanh Minh thời tiết vũ phân phân Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn". Bản dịch: "Thanh Minh lất phất mưa phùn Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa". Như vậy, những hạt mưa phùn lất phất, mưa bụi giăng giăng ngoài trời tuy dịu êm, man mác cũng đủ làm day dứt những mảnh hồn người. Nỗi buồn thấm dần vào tận đáy sâu hun hút của tâm hồn.
Bài thơ kết thúc trong nhạc điệu buồn: "Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm củ Hồn ở đâu bây giờ ? Mở đầu bài thơ là hình ảnh rất nhẹ và kết thúc bài thơ cũng với hình ảnh rất khẽ khàng. Năm xưa khi đào nở ta thấy ông đồ ngồi bên lề đường và hòa mình vào sự đông vui náo nhiệt của phố phường. Nhưng nay cùng thời điểm đó thì ông đã không còn nữa, hình ảnh ồng đồ cũng dần tan biến vào dòng thời gian. Tết đến xuân về, hoa đào lại nở, người người thì háo hức đi chợ sắm tết để chờ mong 1 năm đầy niềm vui và hy vọng. Tất cả đều rạo rực, tưng bừng. Cảnh còn đó nhưng người thì đâu? Giờ đây hình ảnh ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn, ông đã bị người đời quên lãng, bỏ rơi ngoài 1 thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời cứ trôi dần và trôi đi cả cuộc sống thanh bình đẹp đẽ, giờ chỉ còn là 1 nỗi trống trải, bâng khuâng để rồi nhà thơ cũng phải bật thành câu hỏi đầy cảm xúc: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Hai câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng trào, kết đọng mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh những người muôn năm cũ và thi sĩ hỏi, hỏi 1 cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi 1 thời đại, hỏi mà để cảm thông cho thân phận của ông đồ, của những người muôn năm cũ đã bị thời thế khước từ. Câu hỏi tu từ đặt ra như 1 lờ tự vấn, tiềm ẩn sự ngậm ngùi, xót thương. Và tất cả những gì của 1 thời hoàng kim giờ cũng chỉCÒN 1 màu sắc nhạt phai, tê tái. Với cách sử dụng thành công biện pháp tu từ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ với cái di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn khiến chúng ta lại càng cảm thương, xót xa cho số phận của ông. Hoài cổ có nghĩa là nhớ tiếc về những dĩ vãng xa xưa nay chỉ còn trong kí ức, trong kỷ niệm. Tóm lại: Ông đồ là "một áng thơ toàn bích" ở từng câu, từng chữ, từng ý thơ. Bài thơ có 20 dòng, mỗi dòng có năm chữ, mỗi khổ bốn câu nhưng câu nào cũng hay, thậm chí có câu đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Lời thơ nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng ý thơ ngoài lời, để lại trong tâm tư người nỗi nghẹn ngào, xúc động lẫn tiếc thương, day dứt. Có thể nói, bài thơ Ông đồ là kết tinh phong cách nghệ thuật của hồn thơ Vũ Đình Liên, là "một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới." Đọc bài thơ ông đồ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên- một con người có lòng thương người , lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung.
(Trịnh Thị Kim Hòa)

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tho_Ong_do_cua_Vu_Dinh_Lien.doc