Bài test Toán Hình không gian 11

pdf 4 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài test Toán Hình không gian 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài test Toán Hình không gian 11
 GV: Đặng Mạnh Hùng Trang 1/4 
BÀI TEST TOÁN HÌNH KHÔNG GIAN 11 
Câu 1: Cho 4 điểm không đồng phẳng , , ,A B C D . Gọi ,I K lần lượt là trung điểm của AD và BC . Giao 
tuyến của ( )IBC và ( )KAD là: 
A. IK B. AK C. BC D. DK 
Câu 2: Cho tứ diện ABCD. Gọi M,N lần lượt là trọng tâm tam giác ABC và tam giác ABD,E ,I,K lần lượt là 
trung điểm AB,BC,BD. Khi đó giao tuyến của mp (AMN) và mp (BCD) là: 
A. Đường thẳng qua A và song CD. B. Đường thẳng qua E và song CD. 
C. Đường thẳng qua B và song CD. D. IK. 
Câu 3: Cho 4 điểm không đồng phẳng A, B, C, D. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Khi đó 
giao tuyến của mp (AMN) và mp (BCD) là: 
A. ND B. MN C. CD D. BC 
Câu 4: Cho tứ diện ABCD .Gọi M là trung điểm BC ,N là điểm trên cạnh BD sao cho: NB=ND . Khi đó giao 
điểm của đường thẳng CD và mp (AMN) là: 
A. Giao điểm của đthẳng MN và CD. B. Giao điểm của đthẳng AM và CD. 
C. CD không có giao điểm với (AMN). D. Giao điểm của đthẳng AN và CD. 
Câu 5: Các mặt của hình tứ diện là: 
A. Tứ giác B. Hình bình hành C. Tam giác D. Hình vuông 
Câu 6: Cho 4 điểm không đồng phẳng A, B, C, D. Khi đó giao tuyến của mp (ABC) và mp (BCD) là: 
A. AB B. CD C. AC D. BC 
Câu 7: Xét các khẳng định sau: 
(I): Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một đường thẳng và một điểm ngoài đường thẳng đó. 
(II): Có duy nhất một mặt phẳng đi qua 2 điểm và một đường thẳng bất kì. 
(III):Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm và một đường thẳng bất kì cho trước. 
Số khẳng định Sai là: 
A. 0 B. 3 C. 1 D. 2 
Câu 8: Cho tứ diện ABCD và điểm M thuộc miền trong của tam giác ACD . Gọi I và J tương ứng là hai 
điểm trên cạnh BC và BD sao cho IJ không song song với CD . Gọi ,H K lần lượt là giao điểm của IJ 
với CD và MH và AC . Giao tuyến của hai mặt phẳng ( )ACD và ( )IJM là: 
A. KI B. KJ C. MI D. MH 
Câu 9: Cho 4 điểm không đồng phẳng A, B, C, D. Khi đó giao tuyến của mp (ABC) và mp (BCD) là: 
A. BC B. AB C. CD D. AC 
Câu 10: Cho tứ diện ABCD. Gọi M,N lần lượt là trọng tâm tam giác ABC và tam giác ABD,E là trung điểm 
AB. Khi đó giao tuyến của mp (BMN) và mp (BCD) là: 
A. Đường thẳng qua A và song CD B. CD. 
C. Đường thẳng qua E và song CD D. Đường thẳng qua B và song CD. 
Câu 11: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng: 
A. Qua ba điểm không thẳng hàng có vô số mặt phẳng. 
B. Qua hai điểm có một và chỉ một mặt phẳng. 
C. Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng sẽ có vô số điểm chung. 
D. Trong không gian, một đường thẳng và một mặt phẳng có tối đa một điểm chung. 
Câu 12: Cho tứ diện ABCD. Gọi M,N lần lượt là trọng tâm tam giác ABC và tam giác ABD,E là trung điểm 
AB. Khi đó Đường thẳng MN song với mặt phẳng nào: 
A. mp(ECD) B. mp(ABC) C. mp(BCD). D. mp(ABD) 
Câu 13: Cho hình chóp .S ABC có ,M N lần lượt là trung điểm của ,SA SB . Giao tuyến của hai mặt 
phẳng ( )CMN và ( )SBC là: 
A. CM B. MN C. SC D. CN 
Câu 14: Cho mặt phẳng (P) và đường thẳng d  (P). Mệnh đề nào sau đây đúng: 
A. Nếu A d thì A(P). 
 GV: Đặng Mạnh Hùng Trang 2/4 
B.  A, A  d  A  (P). 
C. Nếu 3 điểm A, B, C  (P) và A, B, C thẳng hàng thì A, B, C  d. 
D. Nếu A  (P) thì A  d. 
Câu 15: Nếu hai mặt phẳng có điểm chung thì tất cả những điểm chung của chúng sẽ nằm trên: 
A. Một đoạn thẳng. B. Một đường tròn. 
C. Một đường thẳng. D. Nằm tùy ý. 
Câu 16: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M,N K lần lượt là trung điểm của 
AB,CD,SA. Khẳng định nào sau đây là đúng: 
A. Đường thẳng SC song song với (MNK). B. Đường thẳng SB song song với (MNK). 
C. Đường thẳng SD song song với (MNK). D. Đường thẳng CD song song với (MNK). 
Câu 17: Cho 4 điểm không đồng phẳng A, B, C, D.Gọi M là trung điểm AD .Khẳng định nào sao đây là 
đúng: 
A. BM song song CD B. BM cắt CD 
C. BM và CD chéo nhau. D. BM cắt AC 
Câu 18: Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, BC. Giao tuyến của hai mặt phẳng 
(SAC) và (SMN) là: 
A. Đường thẳng đi qua S và song song với AC 
B. Đường thẳng MN 
C. Đường thẳng SI với I là giao điểm của AN và CM 
D. Đường thẳng SK với K là giao điểm của MN và AC 
Câu 19: Xét các khẳng định sau: 
(I): Qua 2 đường thẳng bất kì có duy nhất một mặt phẳng. 
(II): Qua 2 đường thẳng cắt nhau có duy nhất một mặt phẳng. 
(III): Có duy nhất mặt phẳng đi qua 3 điểm phân biệt cho trước. 
Số khẳng định đúng là: 
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 
Câu 20: Cho hình tứ diện ABCD. Khẳng định nào sau đây là đúng? 
A. Bốn điểm A, B, C, D không đồng phẳng. B. AB và CD cắt nhau. 
C. AC và BD cắt nhau. D. Bốn điểm A, B, C, D thẳng hàng. 
Câu 21: Cho hình chóp S.ABCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SBC) là đường thẳng: 
A. SA B. SB C. SC D. AC 
Câu 22: Hình chóp tứ giác là hình chóp có: 
A. Mặt bên là tứ giác B. Tất cả các mặt là tứ giác 
C. Mặt đáy là tứ giác D. Bốn mặt là tứ giác 
Câu 23: Cho các mệnh đề sau: 
(I): Nếu 3 điểm , ,A B C là ba điểm chung của hai mặt phẳng (P),(Q) thì , ,A B C thẳng hàng. 
(II): Nếu , ,A B C thẳng hàng và ( ), ( )P Q có điểm chung là A thì ,B C cũng là hai điểm chung của ( )P 
và ( )Q . 
(III): Nếu 3 điểm , ,A B C là ba điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt (P),(Q) thì ba điểm , ,A B C 
không thẳng hàng. 
(IV): Nếu , ,A B C thẳng hàng và ,A B là hai điểm chung của ( )P và ( )Q thì C cũng là điểm chung của 
( )P và ( )Q . 
Số các mệnh đề sai là: 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 
Câu 24: Cho mp(P), điểm A thuộc mp(P) và điểm B không thuộc mp(P). Đường thẳng d đi qua hai điểm A 
và B. Giữa d và (P) sẽ có: 
A. Ít nhất hai điểm chung. B. Đúng một điểm chung. 
C. Nhiều hơn một điểm chung. D. Vô số điểm chung. 
 GV: Đặng Mạnh Hùng Trang 3/4 
Câu 25: Trong mặt phẳng (P) cho tứ giác lồi ABCD. S là điểm nằm ngoài mặt phẳng (P). Hai đường thẳng 
nào sau đây cắt nhau: 
A. SB và AD B. AC và BD. C. SA và BC D. SC và BD 
Câu 26: Xét các khẳng định sau: 
(I): Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một đường thẳng và một điểm ngoài đường thẳng đó. 
(II): Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất. 
(III):Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất. 
(IV): Nếu 3 điểm , ,M N P cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt thì chúng thẳng hàng. 
Số khẳng định đúng là: 
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 
Câu 27: Trong mặt phẳng (P) cho tứ giác lồi ABCD, S là điểm nằm ngoài mặt phẳng (P), O là giao điểm 
của AC và BD, M là trung điểm của SC. Hai đường thẳng nào sau đây cắt nhau: 
A. BM và SD B. DM và SB C. AM và SB D. SO và AM 
Câu 28: Hình chóp ngũ giác có: 
A. 4 mặt B. 5 mặt C. 6 mặt D. 7 mặt 
Câu 29: Hình chóp tứ giác có: 
A. 4 cạnh B. 8 cạnh C. 12 cạnh D. 6 cạnh 
Câu 30: Trong bốn cách biểu diễn hình tứ diện dưới đây, hãy chọn phát biểu đúng? 
A. Chỉ cách (I) đúng. B. Cả 4 cách đều đúng. 
C. Chỉ cách (I), (II)và (IV) đúng. D. Không có cách nào đúng. 
Câu 31: Để biểu diễn một hình trong không gian, quy tắc nào sau đây không đúng: 
A. Hai đường thẳng song song biểu diễn bằng hai đường thẳng song song hoặc trùng. 
B. Giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đường thẳng. 
C. Hai đoạn thẳng bằng nhau được biểu diễn bằng hai đường thẳng bằng nhau. 
D. Đường trông thấy được biểu diễn bằng nét vẽ liền, đường bị khuất được biểu diễn bằng nét đứt 
đoạn. 
Câu 32: : Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC. Trên đoạn BD lấy P sao cho 
BP = 2 PD. Khi đó giao điểm của đường thảng CD với mp (MNP) là: 
A. Giao điểm của NP và CD. B. Giao điểm của MN và CD. 
C. Giao điểm của MP và CD. D. Trung điểm của CD. 
Câu 33: Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, BC. Giao tuyến của hai mặt phẳng 
(SMN) và (ABC) là: 
A. MN B. SM C. AN D. SN. 
Câu 34: Cho tứ giác ABCD . Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng chứa tất cả các đỉnh của tứ giác 
ABCD ? 
A. 2 B. 3 
C. Không có mặt phẳng nào. D. 1 
Câu 35: Hình tứ diện có: 
A. 6 đỉnh B. 4 đỉnh C. 5 đỉnh D. 7 đỉnh 
Câu 36: Cho hình chóp S.ABCD .Gọi M là điểm trên cạnh AB (M khác A,B). Giao tuyến của hai mặt phẳng: 
(SCM) và (SBD) là : 
A. Đường thẳng MD 
B. Đường thẳng SE với E là giao điểm của SB và CM 
 GV: Đặng Mạnh Hùng Trang 4/4 
C. Đường thẳng SI với I là giao điểm của BD và CM 
D. Đường thẳng SK với K là giao điểm của AC và BD. 
Câu 37: Cho tứ diện ABCD có M, N,P lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC,CD. Thiết diện của tứ diện 
ABCD khi cắt bởi mặt phẳng (MNP) là? 
A. Một tam giác. B. Một hình thang. 
C. Một hình bình hành. D. Một hình thoi. 
Câu 38: Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) cắt nhau theo giao tuyến .d Trong (P) cho đường thẳng a, trong (Q) 
cho đường thẳng .b Giả sử a b M  , a d N  , b d K  . Phát biểu nào sau đây là đúng: 
A. Ba điểm M, N, K thẳng hàng. 
B. Ba điểm M, N, K trùng nhau. 
C. Ba điểm M, N, K lập thành tam giác cân. 
D. Ba điểm M, N, K lập thành tam giác vuông. 
Câu 39: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm cạnh SC.Thiết diện 
của hình chóp S.ABCD khi cắt bởi mặt phẳng (ABM) là? 
A. Một hình bình hành. B. Một hình thoi. 
C. Một hình thang cân. D. Một hình thang. 
Câu 40: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N,P lần lượt là các điểm trên các 
cạnh BC, AD và SD. Biết rằng thiết diện của hình chóp S.ABCD khi cắt bởi mặt phẳng (MNP) là một hình 
thang vuông tại N. Chọn khẳng định đúng? 
A. ΔSAD vuông tại A. B. ΔSAB vuông tại A. 
C. ΔSAB vuông tại B. D. ΔSBC vuông tại B. 
Câu 41: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N,P lần lượt là các điểm trên các 
cạnh BC, AD và SD. Thiết diện của hình chóp S.ABCD khi cắt bởi mặt phẳng (MNP) là? 
A. Một hình thang. B. Một ngũ giác. 
C. Một tam giác. D. Một hình bình hành. 
Câu 42: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và ΔSAB cân tại S. Gọi M, N,P lần lượt là 
các điểm trên các cạnh BC, AD và SD. Thiết diện của hình chóp S.ABCD khi cắt bởi mặt phẳng (MNP) là? 
A. Hình bình hành. B. Hình thang cân. C. Hình thoi. D. Hình thang. 
Câu 43: Cho 3 đường thẳng 1 2 3; ;d d d không cùng thuộc một mặt phẳng và cắt nhau từng đôi. Khẳng định 
đúng là: 
A. 3 đường thẳng đồng qui. 
B. 3 đường thẳng chứa ba cạnh của một tam giác. 
C. Các khẳng định , ,A B C đều sai. 
D. 3 đường thẳng trùng nhau. 
Câu 44: Cho tứ diện đều ABCD có M, N,P lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC,CD. Thiết diện của tứ 
diện ABCD khi cắt bởi mặt phẳng (MNP) là? 
A. Một tam giác đều. B. Một hình thang cân. 
C. Một hình bình hành. D. Một hình thoi. 
Câu 45: Cho hình chóp S.ABC. Gọi M là trung điểm của SA,N là điểm trên cạnh SB (N không trùng trung 
điểm SB và N khác S,C). Giao điểm của MN và (ABC) là: 
A. Giao điểm của đường thẳng MN với AB. 
B. Giao điểm của đường thẳng MN với BC. 
C. Giao điểm của đường thẳng MN với AC. 
D. Giao điểm của đường thẳng MN với SC 
----------------------------------------------- 
----------- HẾT ---------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfTrac_nghiem_hinh_khong_gian_11.pdf