Bài tập về Cực trị trong mạch điện xoay chiều Vật lí lớp 12 - Phần 1

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về Cực trị trong mạch điện xoay chiều Vật lí lớp 12 - Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về Cực trị trong mạch điện xoay chiều Vật lí lớp 12 - Phần 1
BÀI GIẢNG CỰC TRỊ TRONG MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU - PHẦN 1
I. MẠCH RLC CÓ R THAY ĐỔI
1. Bài toán tổng quát 1:
 Ví dụ 1: Cho mạch điện RLC có u = 150cos100π V, L = (H), C = (F), điện trở R có thể thay đổi được. Tìm R để
a) công suất tỏa nhiệt P = 90 W và viết biểu thức của cường độ dòng điện khi đó. 
b) hệ số công suất của mạch là cosφ = 1/2.
c) công suất tỏa nhiệt trên mạch cực đại Pmax và tính giá trị Pmax
Ví dụ 2: Cho mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có r = 50 Ω, L = 0,4/π (H) và tụ điện có điện dung C = 10–4/π (F) và điện trở thuần R thay đổi được. Điện áp hai đầu mạch là u = 100cos 100πt V. Tìm R để
	a) hệ số công suất của mạch là cosφ = 0,5.
	b) công suất tỏa nhiệt trên toàn mạch đạt cực đại. Tính giá trị cực đại đó.
	c) công suất tỏa nhiệt trên điện trở R cực đại. Tính giá trị cực đại của công suất đó.
Ví dụ 3: Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, biết R có thể thay đổi được. Biểu thức điện áp hai đầu mạch có dạng u = 100cos(100πt + ) V. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ của mạch đạt giá trị cực đại và bằng 100 W. Viết biểu thức cường độ dòng điện trong mạch, biết mạch có tính dung kháng.
2. Bài toán tổng quát 2:
Ví dụ 1: (Trích ĐTST Đại học 2009)
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là 100 W. Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R1 bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R2. Các giá trị R1 và R2 là
	A. R1 = 50 W, R2 = 100 W	B. R1 = 40 W, R2 = 250 W.
	C. R1 = 50 W, R2 = 200 W. 	D. R1 = 25 W, R2 = 100 W.
 Ví dụ 2: Cho mạch điện RLC có điện áp hai đầu mạch là u = 30cos(100πt)V, R thay đổi được. Khi mạch có R = R1 = 9 W thì độ lệch pha giữa u và i là φ1 . Khi mạch có R = R2 = 16 W thì độ lệch pha giữa u và i là φ2. Biết 
	a) Tính công suất ứng với các giá trị của R1 và R2
	b) Viết biểu thức của cường độ dòng điện ứng với R1, R2
	c) Tính L biết C = (F).
	d) Tính công suất cực đại của mạch.
BÀI TẬP LUYỆN TẬP:
Bài 1: Cho mạch điện RLC có điện áp hai đầu mạch u = Ucos(ωt)V, R thay đổi được. Khi mạch có R = R1 = 90 Ω thì độ lệch pha giữa u và i là φ1. Khi mạch có R = R2 = 160 Ω thì độ lệch pha giữa u và i là φ2. Biết rằng 
	a) Tìm L biết C = 10–4/π (F) và ω = 100π rad/s.
	b) Tìm ω biết L = ( H ),C = ( F ).
Bài 2: Cho mạch điện RLC có điện áp hai đầu mạch là u =Ucos(100πt )V, R thay đổi được. Khi mạch có R = R1 = 90 Ω và R = R2 = 160 Ω thì mạch có cùng công suất P.
	a) Tính C biết L = 2/π (H). 	b) Tính U khi P = 40 W.
Bài 3: Cho mạch điện RLC, R có thể thay đổi được. Hiệu điện thế hai đầu mạch là u = 200cos(100πt) V , L = 2/π (H), C = 10–4/π (F). Tìm R để
 	a) hệ số công suất của mạch là . b) điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là UR = 50 V
	c) công suất tỏa nhiệt trên R là P = 80 W.
Bài 4: Cho mạch điện RLC, R có thể thay đổi được, điện áp hai đầu mạch là u= 240cos(100πt )V, C= ( F ). Khi R = R1 = 90 Ω và R = R2 = 160 Ω thì mạch có cùng công suất P.
	a) Tính L, công suất P của mạch.
	b) Giả sử chưa biết L, chỉ biết Pmax = 240 W và với 2 giá trị R3 và R4 thì mạch có cùng công suất là P = 230,4 W. Tính giá trị R3 và R4.
 TRẮC NGHIỆM CỰC TRỊ TRONG BÀI TOÁN MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU - PHẦN 1
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, C, ω không đổi. Thay đổi R cho đến khi R = R0 thì Pmax. Khi đó
	A. R0= (ZL - ZC)2	B. R0 = |ZL - ZC|	C. R0= ZC - ZL 	D. R0 =ZL - ZC .
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, C, ω không đổi. Thay đổi R cho đến khi R = R0 thì Pmax. Khi đó, giá trị của Pmax là
	A. Pmax = 	B. Pmax = 	C. Pmax= 	D. Pmax= 
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, C, ω không đổi. Thay đổi R cho đến khi R = R0 thì Pmax . Khi đó, cường độ dòng điện trong mạch được cho bởi
	A. I = 	B. I = 	C. I = 	D. I = 
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, trong đó cuộn dây có thêm điện trở trong r. Biết rằng R của mạch thay đổi được. Thay đổi R cho đến khi R = R0 thì Pmax . Khi đó, cường độ dòng điện trong mạch được cho bởi
	A. I = 	B. I = 	C. I = 	D. I = 
Đặt điện áp u = U0sin(ωt) V, (với U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết độ tự cảm và điện dung được giữ không đổi. Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch bằng
 	A. 0,5. 	B. 0,85. 	C. 	D. 1.
Đặt vào hai đầu mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp có R thay đổi được một điện áp xoay chiều luôn ổn định và có biểu thức u = U0cos(ωt) V. Mạch tiêu thụ một công suất P và có hệ số công suất cosφ. Thay đổi R và giữ nguyên C và L để công suất trong mạch đạt cực đại khi đó
 	A. Pmax = , cosj = 1	B. Pmax = , cosj = 
	C. Pmax = , cosj = 	D. Pmax = , cosj = 1
Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một biến trở R mắc nối tiếp với một cuộn thuần cảm L = 1/π (H). Điện áp hai đầu đoạn mạch ổn định và có biểu thức u = 100sin(100πt) V. Thay đổi R, ta thu được công suất toả nhiệt cực đại trên biến trở bằng
	A. 12,5 W. 	B. 25 W. 	C. 50 W. 	D. 100 W.
 Cho một đoạn mạch điện RLC nối tiếp. Biết L = (H), C = (F), R thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp ổn định có biểu thức u = U0sin(100πt) V. Để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại thì R có giá trị bằng bao nhiêu ?
	A. R = 0. 	B. R = 100 Ω. 	C. R = 50 Ω. 	D. R = 75 Ω.
 Cho đoạn mạch xoay chiều gồm biến trở R, cuộn thuần cảm L = (H), C = (F) mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = 120cos100πt V. Điện trở của biến trở phải có giá trị bao nhiêu để công suất của mạch đạt giá trị cực đại? Giá trị cực đại của công suất là bao nhiêu ?
	A. R = 120 Ω, Pmax = 60 W. 	B. R = 60 Ω, Pmax = 120 W.
	C. R = 400 Ω, Pmax = 180 W. 	D. R = 60 Ω, Pmax = 1200 W.
 Cho mạch điện như hình vẽ. Biết cuộn dây có L = 1,4/π (H), r = 30 Ω; tụ điện có C = 31,8 (µF); R thay đổi được. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u =100cos100πt V. Giá trị của R để công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại và giá trị cực đại đó là
	A. R = 20 Ω, Pmax = 120W. 	B. R = 10 Ω, Pmax = 125W.	C. R = 10 Ω, Pmax = 250W. 	D. R = 20 Ω, Pmax = 125W.
 Đoạn mạch xoay chiều gồm tụ điện có điện dung C = (F) mắc nối tiếp với điện trở thuần có giá trị thay đổi được. Đặt vào hai dầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có dạng u = 200sin(100πt) V. Khi công suất tiêu thụ trong mạch đạt giá trị cực đại thì điện trở phải có giá trị là
	A. R = 200 Ω. 	B. R = 150 Ω. 	C. R = 50 Ω. 	D. R = 100 Ω.
 Cho đoạn mạch RLC không phân nhánh có L= (H), C = (F) và R thay đổi được. Đặt giữa hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz. Thay đổi R để công suất của đoạn mạch đạt cực đại, giá trị của R lúc đó bằng
	A. 140 Ω. 	B. 100 Ω. 	C. 50 Ω. 	D. 20 Ω.
 Cho mạch xoay chiều không phân nhánh RLC có L = (H), C = (F) và R thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0cos(100πt) V. Để công suất tiêu thụ của mạch cực đại thì giá trị của R bằng
	A. 120 Ω. 	B. 50 Ω. 	C. 100 Ω. 	D. 200 Ω.
 Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, biết ZL = 300 Ω, ZC = 200 Ω, R là biến trở. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch có dạng u = 200cos100πt V. Điều chỉnh R để cường độ dòng điện hiệu dụng đạt cực đại bằng
 	A. Imax = 2A. 	B. Imax= 2A	C. Imax= 2A 	D. Imax= A.
 Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, biết R có thể thay đổi được. Điều chỉnh R để công suất tỏa nhiệt trên R đạt giá trị cực đại bằng 50 W, khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu R là 20 V. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch có giá trị là
 	A. 40 V. 	B. 20 V. 	C. 20 V. 	D. 50 V.
 Cho mạch điện xoay chiều RL mắc nối tiếp, biết R có thể thay đổi được. Điều chỉnh R để công suất tỏa nhiệt trên R đạt giá trị cực đại, khi đó điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm bằng 40 V, cường độ dòng điện hiệu dụng của mạch là 2A. Tính giá trị của R, L biết tần số dòng điện là 50 Hz.
 	A. R = 20 Ω, L = W	B. R = 20 Ω, L = H	C. R = 10 Ω, L = H	D. R = 40 Ω, L = H
 Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, biết R có thể thay đổi được. Điều chỉnh R để công suất tỏa nhiệt trên R đạt giá trị cực đại, khi đó dung kháng của mạch gấp hai lần cảm kháng. Tính điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện, biết điện áp hiệu dụng hai đầu mạch là 220 V.
 	A. 200 V. 	B. 220 V. 	C. 220 V. 	D. 110 V.
 Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, biết R có thể thay đổi được. Điều chỉnh R = R0 thì công suất tỏa nhiệt trên R đạt giá trị cực đại và bằng 80 W. Khi điều chỉnh R = 2R0 thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch có giá trị là bao nhiêu?
 	A. 60 W. 	B. 64 W. 	C. 40 W. 	D. 60 W.
 Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, biết R có thể thay đổi được. Biểu thức điện áp hai đầu mạch có dạng u = 100cos(100πt + ) V. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ của mạch đạt giá trị cực đại và bằng 100 W. Viết biểu thức cường độ dòng điện trong mạch, biết mạch có tính dung kháng.
 	A. i = 2cos(100πt + ) A 	B. i = 2cos(100πt + ) A
 	C. i = 2cos(100πt + ) A	 	D. i = 2cos(100πt + ) A
 Cho mạch điện xoay RLC có R thay đổi được. Cuộn dây thuần cảm có , điện áp hiệu dụng hai đầu mạch là u = 75cos100πt V. Công suất tiêu thụ trong mạch P = 45 W. Điện trở R có thể có những giá trị nào sau:
	A. R= 45 Ω hoặc R = 60 Ω. 	 B. R = 80 Ω hoặc R = 160 Ω.
	C. R = 45 Ω hoặc R = 80 Ω. 	D. R = 60 Ω hoặc R = 160 Ω.
 Cho mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Biết L = (H); C = 31,8 (µF); f = 50 Hz điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch là U = 200 V. Nếu công suất tiêu thụ của mạch là 400 W thì R có những giá trị nào?
	A. R = 160 Ω hoặc R = 40 Ω. B. R = 80 Ω hoặc R = 120 Ω. C. R = 30 Ω hoặc R = 90 Ω. 	D. R = 60 Ω.
 Cho mạch RLC nối tiếp, R là biến trở. Điện áp hai đầu mạch có dạng u = 200cos100πt V, . Điện trở R có giá trị bao nhiêu để công suất tiêu thụ của mạch là P = 320W?
	A. R = 25 Ω hoặc R = 80 Ω. B. R = 20 Ω hoặc R = 45 Ω.C. R = 25 Ω hoặc R = 45 Ω. 	D. R = 45 Ω hoặc R = 80 Ω.
 Đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm một điện trở thuần R, một cuộn dây có hệ số tự cảm L có điện trở r và một tụ điện có điện dung C theo thứ tự đó mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0cos(ωt) V. Khi trong mạch có cộng hưởng điện thì điều nào sau đây là sai ?
	A. Công suất tiêu thụ trên mạch là lớn nhất và bằng Pmax = 
 	B. Cường độ dòng điện hiệu dụng lớn nhất bằng Imax = 
	C. Điện áp giữa hai đầu mạch cùng pha với dòng điện.
	D. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch chứa cuộn dây và tụ điện triệt tiêu.
 Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có điện trở R biến đổi được. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ cực đại, biết mạch có tính dung kháng. Khi đó, điện áp hai đầu mạch
	A. sớm pha so với cường độ dòng điện góc π/2. 	B. sớm pha so với cường độ dòng điện góc π/4.
	C. trễ pha so với cường độ dòng điện góc π/2. 	D. trễ pha so với cường độ dòng điện góc π/4.
 Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có điện trở R biến đổi được. Điều chỉnh R để công suất tỏa nhiệt trên R cực đại, biết mạch có tính dung kháng. Độ lệch pha φ của u và i là
	A. φ = π/2. 	B. φ = π/4. 	C. φ = – π/4. 	D. φ = 0.
 Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có điện trở R biến đổi được. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ cực đại, biết mạch có tính cảm kháng. Khi đó
	A. điện áp hai đầu mạch sớm pha so với cường độ dòng điện góc π/4.
	B. điện áp hai đầu mạch trễ pha so với cường độ dòng điện góc π/4.
	C. cường độ dòng điện hiệu dụng đạt giá trị lớn nhất.
	D. hệ số công suất của mạch đạt giá trị lớn nhất.
 Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có điện trở R biến đổi được. Điều chỉnh giá trị của R, nhận xét nào dưới đây không đúng?
	A. Có một giá trị của R làm công suất của mạch cực đại.
	B. Với mọi giá trị của R thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở luôn nhỏ hơn điện áp hiệu dụng hai đầu mạch.
	C. Khi công suất tiêu thụ của mạch cực đại thì hệ số công suất bằng 1.
 	D. Khi công suất tiêu thụ của mạch cực đại thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch gấp lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở.
 Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Biết L = 318 (mH), C = 17 (µF). Điện áp hai đầu mạch là u = 120cos(100πt - ) V, cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i = 1,2cos(100πt + ) A. Để hệ số công suất của mạch là 0,6 thì phải ghép thêm một điện trở R0 với R
	A. nối tiếp, R0 = 15 Ω. 	B. nối tiếp, R0 = 65 Ω. C. song song, R0 = 25 Ω. 	 D. song song, R0 = 35,5 Ω.
 Đặt vào hai đầu đoạn mạch chứa điện trở R0 = 25 Ω, cuộn dây thuần cảm có mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có biểu thức u =50cos100πt V. Để công suất tiêu thụ trên mạch lớn nhất người ta ghép thêm một một điện trở R. Khi đó
	A. R = 25 Ω, ghép song song với R0. 	B. R = 50 Ω, ghép song song với R0.
	C. R = 50 Ω, ghép nối tiếp với R0. 	D. R = 25 Ω, ghép nối tiếp với R0.
 Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây có hệ số tự cảm L và điện trở hoạt động r, tụ điện có điện dung C. Điện trở R có giá trị có thể thay đổi được, điều chỉnh R để công suất tiêu thụ của mạch đạt giá trị lớn nhất. Khi đó
 	A. hệ số công suất của mạch bằng 1. 	B. hệ số công suất của mạch bằng .
	C. điện áp và dòng điện lệch pha nhau góc π/2. 	D. điện áp và dòng điện cùng pha với nhau.
 Cho mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm và tụ C mắc nối tiếp, với ZC > ZL. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên mạch lớn nhất, khi đó
 	A. tổng trở của mạch lớn gấp lần điện trở R. B. tổng trở của mạch lớn gấp lần dung kháng ZC.
	C. tổng trở của mạch lớn gấp lần cảm kháng ZL. D. tổng trở của mạch lớn gấp lần tổng trở thuần của mạch.
 Một đoạn mạch gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có cảm kháng 44 Ω và điện trở R, tụ C có dung kháng 102 Ω. Khi điều chỉnh giá trị của R = 56 Ω thì công suất tiêu thụ trên mạch cực đại. Giá trị của r là
	A. 6 Ω. 	B. 4 Ω. 	C. 2 Ω. 	D. 8 Ω.
 Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, trong đó cuộn dây có thêm điện trở trong r. Biết rằng R của mạch thay đổi được. Thay đổi R cho đến khi R = R0 thì công suất tỏa nhiệt trên mạch đạt cực đại. Giá trị của R0 là
	A. 	B. C. R0 = |ZL - ZC| + r	D. R0 = |ZL - ZC| - r.
 Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có cảm kháng 10 Ω và điện trở hoạt động 1 Ω. Điện áp hai đầu mạch có biểu thức u = 10cos100πt V. Phải điều chỉnh R bằng bao nhiêu để công suất trên mạch có giá trị lớn nhất. Tính giá trị lớn nhất đó?
	A. R = 9 Ω, P = 5 W. 	B. R = 10 Ω, P = 10 W. C. R = 9 Ω, P = 11 W. 	D. R = 11 Ω, P = 9 W.
 Một đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn dây có điện trở thuần r 100 3 Ω và độ tự cảm L = 0,191 (H), tụ điện có điện dung C = (mF), điện trở R có giá trị thay đổi được. Điện áp u = 200cos(100πt)V vào hai đầu đoạn mạch. Thay đổi giá trị của R, xác định giá trị cực đại của công suất tiêu thụ điện trong mạch ?
	A. 50 W. 	B. 200 W. 	C. 1000 W. 	D. 100 W.
 Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có cảm kháng 10 Ω và điện trở hoạt động 1 Ω. Điện áp hai đầu mạch có biểu thức u = 10cos100πt V. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên mạch cực đại. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch khi đó là
 	A. i = cos(100πt - ) A	 B. i = cos(100πt) A C. i = cos(100πt - ) A	D. i = cos(100πt) A
 Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây có hệ số tự cảm L và điện trở hoạt động r, tụ điện có điện dung C. Điện trở R có giá trị có thể thay đổi được, điều chỉnh R để công suất tiêu tỏa nhiệt trên R đạt giá trị lớn nhất. Khi đó
	A. điện áp hai đầu mạch và cường độ dòng điện cùng pha. B. hệ số công suất của mạch bằng 
	C. hệ số công suất của mạch nhỏ hơn 	D. hệ số công suất của mạch lớn hơn 
 Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, trong đó cuộn dây không thuần cảm có cảm kháng 14 Ω và điện trở r = 12 Ω. Tụ C có dung kháng 30 Ω. Điều chỉnh R đến giá trị bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên R lớn nhất? A. 16 Ω. 	B. 24 Ω. 	C. 20 Ω. 	D. 18 Ω. 
 Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, trong đó cuộn dây có thêm điện trở trong r. Biết rằng R của mạch thay đổi được. Thay đổi R cho đến khi R = R0 thì công suất tỏa nhiệt trên R đạt cực đại. Khi đó, giá trị cực đại của PR là
	A. 	B. 
	C. 	D. 
 Một đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn dây có độ tự cảm L = 0,08 (H) và điện trở thuần r = 32 Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp dao động điều hoà ổn định có tần số góc 300 (rad/s). Để công suất toả nhiệt trên biến trở đạt giá trị lớn nhất thì điện trở của biến trở phải có giá trị bằng bao nhiêu?
	A. 56 Ω. 	B. 24 Ω. 	C. 32 Ω. 	D. 40 Ω.
 Cho một mạch gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có cảm kháng 30 Ω, điện trở thuần 5 Ω và một tụ điện có dung kháng 40 Ω. Điện áp hiện dụng giữa hai đầu mạch là 200 V. Phải điều chỉnh R đến giá trị bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên cuộn dây có giá trị lớn nhất
	A. 5 Ω. 	B. 0 Ω. 	C. 10 Ω. 	D. 11,2 Ω.
 Cho mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có điện trở r với ZL = r = . Khi điều chỉnh giá trị của R thì nhận định nào dưới đây không đúng?
 	A. Khi công suất tiêu thụ trên mạch cực đại thì hệ số công suất của mạch là .
	B. Khi cường độ hiệu dụng của dòng điện cực đại thì mạch xảy ra cộng hưởng điện.
	C. Với mọi giá trị của R thì dòng điện luôn sớm pha hơn so với điện áp hai đầu mạch.
 	D. Khi công suất tiêu thụ trên R cực đại thì R = ZL .
 Cho mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm và tụ C mắc nối tiếp, với ZC > ZL. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R lớn nhất, khi đó
	A. cường độ dòng điện sớm pha hơn điện áp góc π/4. B. cường độ dòng điện trễ pha hơn điện áp góc π/4. 
	C. cường độ dòng điện cùng pha với điện áp. D. cường độ dòng điện sớm pha hơn điện áp góc φ < π/4.
 Cho mạch điện xoay chiều gồm biến trở R và cuộn dây không thuần cảm. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R lớn nhất, khi đó
	A. điện áp hai đầu mạch sớm pha so với cường độ dòng điện góc π/4.
	B. điện áp hai đầu cuộn dây có cùng giá trị với điện áp hai đầu điện trở.
	C. điện áp hai đầu cuộn dây sớm pha so với dòng điện góc π/4.
	D. cường độ hiệu dụng của dòng điện cực đại.
 Cho một mạch gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm và tụ điện C có dung kháng ZC < ZL. Khi điều chỉnh R thì ta thấy với R = 100 Ω thì công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất và khi đó dòng điện lệch pha góc π/6 so với điện áp hai đầu mạch. Giá trị điện trở r của cuộn dây là
 	A. 50 Ω. 	B. 100 Ω.	C. 50 Ω. 	D. 50 Ω.
 Cho một mạch gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có điện trở r. Khi điều chỉnh R thì với R = 20 Ω thì công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất và khi đó điện áp hai đầu cuộn dây lệch pha góc π/3 so với điện áp hai đầu điện trở. Phải điều chỉnh R đến giá trị bằng bao nhiêu thì công suât tiêu thụ trên mạch cực đại?
 	A. 10 Ω. 	B. 7,3 Ω. 	C. 10 Ω. 	D. 10 Ω.
 Cho một mạch gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có điện trở r và tụ C mắc nối tiếp. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất, khi đó điện áp hai đầu đoạn mạch lớn gấp 1,5 lần điện áp hai đầu điện trở. Hệ số công suất của mạch khi đó là
	A. 0,75 Ω. 	B. 0,67 Ω. 	C. 0,5. 	D. 0,71.
 Cho một mạch gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có điện trở r = 2 Ω và tụ C. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều u = 20cos100πt V. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất và có giá trị bằng 8 W, giá trị của R khi đó là A. 8 Ω. 	 B. 3 Ω. 	C. 18 Ω. 	D. 23 Ω.
 Cho một mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có điện trở r = 10 Ω và tụ C có dung kháng 100 Ω, trong đó ZL < ZC. Điều chỉnh giá trị của R người ta nhận thấy khi R = R1 = 30 Ω thì công suất trên mạch cực đại, khi R = R2 thì công suất trên R cực đại. Giá trị của cảm kháng ZL và R2 là
	A. ZL = 60 Ω; R2 = 41,2 Ω. 	B. ZL = 60 Ω ; R2 = 60 Ω. C. ZL = 40 Ω ; R2 = 60 Ω. 	D. ZL = 60 Ω ; R2 = 56,6 Ω.
 Cho một đoạn mạch nối tiếp gồm một cuộn dây thuần cảm L, một tụ điện C và một biến trở R. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch bằng U không đổi. Khi điện trở của biến trở bằng R1 và R2 người ta thấy công suất tiêu thụ trong đoạn mạch trong hai trường hợp bằng nhau. Tìm công suất cực đại khi điện trở của biến trở thay đổi?
	A. 	B. 	C. 	D. 
 Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn cảm thuần

Tài liệu đính kèm:

  • docCUC_TRI_MACH_XOAY_CHIEU_P1.doc