Bài tập về chất hữu cơ tác dụng với dung dịch AgNO₃/NH₃ và phương pháp giải

doc 19 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về chất hữu cơ tác dụng với dung dịch AgNO₃/NH₃ và phương pháp giải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về chất hữu cơ tác dụng với dung dịch AgNO₃/NH₃ và phương pháp giải
BÀI TẬP VỀ CHẤT HỮU CƠ TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AgNO3/NH3 VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
A. Kiến thức cần nhớ
I. Phản ứng thế H ở C có liên kết -CºC- bằng ion Ag+ tạo kết tủa vàng nhạt
* TQ: R(CºCH)x + xAgNO3 + xNH3 → R(CºCAg)x ↓+ xNH4NO3
Hoặc : R(CºCH)x + x[Ag(NH3)2] (OH) → R(CºCAg)x ↓+ 2xNH3 + xH2O
* Ngoài ra HS có thể đặt CTTQ của các hợp chất có liên kết -CºCH là CxHy: 
 CxHy + aAgNO3+ aNH3 → CxHy-aAga ↓ + aNH4NO3
* Chú ý: - Phản ứng trên thường gặp ở Ank – 1- in 
+ VD: CH3-CºCH + AgNO3 + NH3 → CH3-CºAg↓ + NH4NO3
+ Đặc biệt: CHºCH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgCºCAg↓ + 2NH4NO3
 - Ngoài ra còn gặp ở Vinyl axetilen (CH2=CH-CºCH), hợp chất điin 
 CHºC-R-CºCH 
II. Phản ứng tráng bạc tạo kết tủa trắng bạc Ag
1. Anđehit đơn, đa chức: 
* Các phương trình phản ứng:
 R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3x NH3 + xH2O → R(COONH4)x + 2xNH4NO3 + 2xAg
Hoặc:
 R(CHO)x + 2x[Ag(NH3)2] (OH) → R(COONH4)x + 3xNH3 + 2xAg +xH2O
* Với anđehit đơn chức (x=1)
 RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
 + Tỉ lệ mol: nRCHO : nAg = 1: 2
 + Riêng với HCHO theo tỉ lệ mol: nHCHO : nAg = 1: 4
 HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag
2. Một số hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc thường gặp 
+ Axit fomic: HCOOH
+ Các hợp chất có dạng HCOOR ( este của axit fomic, HCOONa, HCOONH4)
+ Glucôzơ: C6H12O6 
+ Mantozơ: C12H22O11
Tỉ lệ mol: nchất : nAg = 1: 2
B. Bài tập
I. Câu hỏi định tính
- HS cần nhận diện được các hợp chất tác dụng được với dd AgNO3/NH3 
 + Hợp chất có liên kết 3 -CºCH đầu mạch 
 + Hợp chất có chức andehit (các andehit, glucozơ, mantozơ, este HCOOR, axit HCOOH) 
- HS phân biệt được khi nào là phản ứng thế tạo kết tủa vàng nhạt khi nào là phản ứng tráng bạc tạo kết tủa trắng bạc Ag
1. Một số ví dụ.
Câu 1.( ĐH A – 2007) Dãy gồm các chất đều tác dụng với dd AgNO3/NH3 là:
 A. Anđehit axetic, but-1-in, etilen B. axit fomic, vinylaxetilen, propin
 C. anđehit fomic, axetilen, etilen D. anđehit axetic, axetilen, but-2-in
Hướng dẫn:
axit fomic: HCOOH có phản ứng tráng bạc
vinylaxetilen CH2=CH-CºCH và propin CH3-CºCH có liên kết 3 đầu mạch nên có phản ứng thế
Chọn B
Câu 2. ( ĐH A – 2009) Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2, C2H4, CH2O ( mạch hở), C3H4O2(mạch hở đơn chức, không làm đổi màu quỳ tím ẩm). Số chất tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa là:
 A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Hướng dẫn:
Cấu tạo của các chất lần lượt là
CHºCH; CH2=CH2; HCHO; HCOOCH=CH2
Thấy: CHºCH có phản ứng thế tạo kết tủa màu vàng nhạt C2Ag2
 HCHO và HCOOCH=CH2 có phản ứng tráng bạc 
Chọn D
Câu 3( ĐH B – 2010) Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng với NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là: 
 A. 4 B. 5 C. 8 D. 9
Hướng dẫn
C5H10O2 là chất hữu cơ no, đơn, hở. Vậy có thể là este hoặc axit
Chất phản ứng với NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc nên sẽ bỏ qua đồng phân este có dạng HCOOR. Do đó số chất thỏa mãn là:
* Este:
CH3COOCH2CH2CH3; CH3COOCH(CH3)2; C2H5COOC2H5; CH3OCOCH2CH2CH3; CH3OCOCH(CH3)2
*Axit:
C4H9COOH (có 4 đồng phân ứng với 4 gốc của C4H9-)
Vậy tổng có 9 chất. Chọn D
Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dd AgNO3/NH3 tạo kết tủa 
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1. 
Hướng dẫn
Ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa sẽ phải có liên kết 3 đầu mạch. Đó là
 CH3-CH2-CH2-CºCH và (CH3)2CH-CºCH 
Chọn B
Câu 5: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dd nào sau đây ?
A. dd nước brom dư.	B. dd KMnO4 dư.	
C. dd AgNO3 /NH3 dư.	 D. dd Br2/CCl4 dư.
Hướng dẫn
Dùng dd AgNO3 /NH3 dư
- Dẫn hỗn hợp khí qua dd AgNO3 /NH3 dư. Axetilen sẽ bị dd AgNO3 /NH3 dư giữ lại. Etien không phản ứng thoát ra ngoài, khi đó ta thu được khí etilen sạch
Ptpư: CHºCH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgCºCAg↓ + 2NH4NO3
Chọn C
Câu 6. Cho các dd đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt: glucozơ, saccarozơ, anđehit axetic. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt chúng ?
	A. Cu(OH)2 và dd AgNO3/NH3	 B. Nước brom và dd NaOH
	C. dd HNO3 và dd AgNO3/ NH3	 D. Dd AgNO3/ NH3 và dd NaOH
Hướng dẫn
- Trong các chất trên có glucozơ, saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức xanh lam. Còn glucozơ và anđehit axetic lại có phản ứng tráng bạc tạo kết tủa trắng bạc. Vì vậy chọn thuốc thử là Cu(OH)2 và dd AgNO3/NH3
- Đem 3 mẫu thử thử với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, nếu tạo phức xanh lam là glucozơ và saccarozơ. Không có hiện tượng gì là anđehit axetic .
- Đem 2 mẫu glucozơ và saccarozơ thử với dd AgNO3/NH3. Nếu thấy xuất hiện kết tủa trắng bạc là glucozo. Không có hiện tượng gì là saccarozơ.
Chọn A.
Câu 7. Cho tất cả các đồng phân mạch hở của C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3, dd AgNO3/NH3. Số phản ứng xảy ra là
A. 5. 	B. 7. 	C. 4. 	D. 6.
Hướng dẫn: 
- C2H4O2 có 3 đồng phân mạch hở là: CH3COOH; HCOOCH3; OHC-CH2-OH
- Dựa vào tính chất của các nhóm chức sẽ biết số phản ứng xẩy ra
CH3COOH tác dụng được với Na, NaOH, NaHCO3
HCOOCH3 tác dụng được với NaOH, dd AgNO3/NH3
OHC-CH2-OH tác dụng được với Na, dd AgNO3/NH3
Chọn B
2. Bài tập tự giải:
Câu 1. (ĐH B - 2008) Cho dãy các chất: C2H2 , HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất ở dãy tham gia phản ứng tráng bạc là: 
 A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
Câu 2. ( ĐH A – 2009) Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là: 
A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic.
 B. Glucozơ, Glixerol, mantozơ, axit fomic
 C. Fructozơ, mantozơ, Glixerol, anđehit axetic
D. Glucozơ, Fructozơ, mantozơ, saccarozơ
Câu 3 ( CĐ – 2008) Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là: 
 A . 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 4 ( CĐ – 2008) Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là:
 A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
Câu 5. A là một chất hữu cơ. Đốt cháy 1 mol A tạo ra 4 mol CO2 và 3 mol H2O. A bị thủy phân (có xúc tác) thu được hai chất hữu cơ đều cho được phản ứng tráng bạc. Công thức của A là:
 A. HCOOCH=CH2                                       B. HOC-COOCH=CH2
 C. HCOOCH=CH-CH3                            D. HCOOCH2CH=CH2
Câu 6: Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân cho phản ứng thế kim loại (phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3)
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3. 
Câu 7: Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 	A. 3.	B. 4.	 C. 5.	D. 6.
Câu 8: Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dd AgNO3 /NH3
A. etan.	B. etilen.	C. axetilen.	D. xiclopropan.
Câu 9: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dd nào sau đây ?
A. dd brom dư.	B. dd KMnO4 dư.	
C. dd AgNO3 /NH3 dư.	D. các cách trên đều đúng.
Câu 10: Để nhận biết các bình riêng biệt đựng các khí không màu sau đây: SO2, C2H2, NH3 ta có thể dùng hoá chất nào sau đây ? 
A. Dung dịch AgNO3/NH3.	B. Dung dịch Ca(OH)2 
C. Quì tím ẩm.	D. Dung dịch NaOH
Câu 11: Câu nào sau đây không đúng?
 A. Hợp chất hữu cơ có nhóm chức –CHO liên kết với H là anđehit 
 B. Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
 C. Anđehit và ankin-1 đều có phản ứng tráng bạc 
 D. Axit fomic có thể tham gia phản ứng tráng bạc
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Anđehit no và xeton no không tham gia phản ứng cộng.	
B. Anđehit và xeton đều dễ bị oxi hoá.
C. Anđehit no làm mất màu dung dịch Br2.	 
D. Mọi anđehit và xeton đều có thể phân biệt bằng dung dịch Br2.
Câu 13: Để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt: CH3CHO, C3H5(OH)3, CH2=CH-COOH, CH3COOH, ta dùng
A. quỳ tím, nước brom.	B. Quỳ tím, Na.	
C. Nước brom, dd AgNO3/NH3.	 D. Dd KMnO4. 
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng bạc, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit
 A. no, đơn chức. B. không no có hai nối đôi, đơn chức 
 C. không no có một nối đôi, đơn chức. D. no, hai chức.
Câu 15: Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit thu được một hỗn hợp có phản ứng tráng bạc. Số CTCT của X thỏa mãn là:
	A. 5	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 16: Este đơn chức chứa tối đa 5 nguyên tử C trong phân tử. Thủy phân hoàn toàn X thu được Y, Z. Biết rằng Y, Z đều có phản ứng tráng bạc. Có bao nhiêu chất X thỏa mãn:
	A. 6	 	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 17: Chất X có CTPT C3H6O3. X tác dụng với NaOH tạo ra các sản phẩm đều cho được phản ứng tráng bạc. CTCT của X là:
	A. HCOO-CH2-CH2OH	 B. HCOO-CH(OH)-CH3
	C. CH3COOCH2OH	D. HO-CH2COOCH3
Câu 18. Chất nào sau đây vừa có phản ứng tráng bạc vừa tác dụng với Na
 A. HO-CH2-COOH B. CH3CHO C. HO-CH2-CHO D. HCOOCH3
Câu 19. Chất không phản ứng với dd AgNO3/NH3 (đun nóng) tạo thành Ag là
A. glucozơ	B. CH3COOH. 	C. HCHO. 	D. HCOOH.
Câu 20: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT C3H4O2. X tác dụng với CaCO3 tạo ra CO2. Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag. CTCT thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là
A. HCOOCH=CH2, CH3COOCH3.	B. CH3CH2COOH, HCOOCH2CH3.
C. HCOOCH=CH2, CH3 CH2COOH.	D. CH2=CHCOOH, HOCCH2CHO.
Câu 21: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na ; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là 
A. C2H5COOH và HCOOC2H5. B. HCOOC2H5 và HOCH2OCH3. 
C. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO. D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO. 
Câu 22: Hợp chất hữu cơ E mạch hở có CTPT C3H6O3 có nhiều trong sữa chua. E có thể tác dụng với Na và Na2CO3, còn khi tác dụng với CuO nung nóng thì tạo ra hợp chất hữu cơ không tham gia phản ứng tràng bạc. CTCT của E là
A. CH3COOCH2OH.	B. CH3CH(OH)COOH. 
C. HOCH2COOCH3.	D. HOCH2CH2COOH.
Câu 23: Cho các hợp chất hữu cơ : C2H4 ; C2H2 ; CH2O ; CH2O2 (mạch hở); C3H2O2 (mạch hở, đơn chức). Biết dd C3H2O2 làm đổi màu quỳ tím . 
 a. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra Ag là 
A. 3. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 5. 
 b. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa là 
A. 2. 	B. 4. 	C. 3.	D. 5. 
 Câu 24: Hợp chất hữu cơ X khi đun nhẹ với dung dịch AgNO3 / NH3 (dùng dư) thu được sản phẩm Y, Y tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đều cho 2 khí vô cơ A, B, X là: 
A. HCHO 	B. HCOOH 	 C. HCOONH4 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 25: Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức.	B. no, hai chức.
C. no, đơn chức.	 D. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.
 Câu 26: Hợp chất X có công thức phân tử là C4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thủy phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là
	A. HCOOCH2CH(OH)CH3.	B. CH3COOCH2CH2OH.	
	C. CH3CH(OH)CH(OH)CHO.	D. HCOOCH2CH2CH2OH.
Câu 27: Có 4 chất ứng với 4 công thức phân tử C3H6O ; C3H6O2 ; C3H4O và C3H4O2 được ký hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Thực hiện các phản ứng nhận thấy: X, Z cho phản ứng tráng gương; Y, T phản ứng được với NaOH; T phản ứng với H2 tạo thành Y; Oxi hoá Z thu được T. Công thức cấu tạo đúng của X, Y, Z, T lần lượt là :
A. X: C2H5COOH ; Y : C2H5CHO ; Z : CH2=CH-COOH ; T : CH2=CH-CHO
B. X: C2H5CHO ; Y : C2H5COOH ; Z : CH2=CH-CHO; T : CH2=CH-COOH
C. X: C2H5COOH ; Y : C2H5CHO ; Z : CH2=CH-CHO; T : CH2=CH-COOH
D. X: CH2=CH-COOH ; Y : C2H5CHO ; Z : C2H5COOH; T : CH2=CH-CHO
Câu 28: Hợp chất hữu cơ C4H7O2Cl  khi thủy phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm trong đó có hai chất có khả năng tráng gương. Công thức cấu tạo đúng là:
A. HCOO-CH2-CHCl-CH3	B. CH3-CH2-COO-CH2Cl
C. CH3COO-CH Cl-CH3	D. HCOOCHCl-CH2-CH3
Câu 29: Với n tối thiểu bằng bao nhiêu thì có được hợp chất X có công thức phân tử CnH2nO2, không tác dụng với Na. Khi đun nóng X với dung dịch axit vô cơ được hai chất Y1,Y2. Oxi hóa Y2 thu được HCHO; Y1 tham gia phản ứng tráng bạc.
A. n = 4 B. n = 3 C. n = 5 D. n = 2.
Câu 32: Este X có các đặc điểm sau:
– Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau. 
– Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng bạc) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon ở X). 
Phát biểu không đúng là
A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức .
B. Chất Y tan vô hạn trong nước .
C. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
II. Câu hỏi định lượng
1. Dạng 1: Phản ứng thế H ở C có liên kết ba -CºC bằng ion kim loại Ag+ tạo kết tủa vàng nhạt
* TQ: R(CºCH)x + xAgNO3 + xNH3 → R(CºCAg)x ↓+ xNH4NO3
Hoặc : R(CºCH)x + x[Ag(NH3)2] (OH) → R(CºCAg)x ↓+ 2xNH3 + x H2O
* Ngoài ra HS có thể đặt CTTQ của các hợp chất có liên kết -CºCH là CxHy: 
 CxHy + aAgNO3+ aNH3 → CxHy-aAga ↓ + aNH4NO3
+ Nên sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng 
 1 mol CxHy phản ứng → 1 mol CxHy-aAga ↓ → PTK tăng 107a (u)
+ Số mol kết tuả CxHy-aAga ↓ luôn bằng số mol CxHy
a) Một số ví dụ
Câu 1: Một hiđrocacbon A mạch không phân nhánh có CTPT C6H6. Khi cho A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được hợp chất hữu cơ B có MB - MA=214 (u). Xác định CTCT của A ?
 A. CH≡CCH2CH2C≡CH.	B. CH3C≡ CCH2C≡CH.
 C. CH≡CCH(CH3)C≡CH.	D. CH3CH2C≡CC≡CH.
Hướng dẫn:
 Gọi a là số nguyên tử H được thay thế bởi Ag+
 C6H6 + aAgNO3+ aNH3 → C6H6-aAga ↓ + aNH4NO3
 1 mol	 1 mol → PTK tăng 107a (u)
 Theo bài: 1 mol 1 mol → PTK tăng 214 (u)
Vậy a = 214: 107 = 2. Do đó C6H6 có 2 liên kết 3 đầu mạch, hơn nữa lại có mạch không phân nhánh. Chọn A
Câu 2: Đốt Hidrocacbon mạch hở X (thể khí ở điều kiện thường) được nCO2 = 2nH2O. Mặt khác, 0,1 mol X tác dụng dung dịch AgNO3/NH3 dư được 15,9 g kết tủa màu vàng. Công thức cấu tạo X là:
 A. CHºC-CºCH	 B. CHºCH	 
 C. CHºC-CH=CH2	 D. CH3-CH2-CºCH .
Hướng dẫn:
Theo bài nCO2 = 2nH2O → nC: nH = 1: 1.
Căn cứ vào đáp án ta loại A và D
Lại có: Mkết tủa = 15,9 : 0,1 = 159 u → không thể có 2 nguyên tử Ag trong sản phẩm → loại B. 
Chọn C
Câu 3: Dẫn 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H2, C2H4 và CH4 lần lượt đi qua bình A chứa AgNO3 dư trong NH3, rồi qua bình B chứa dung dịch brom dư trong CCl4. Ở bình A sinh ra 3,6 gam kết tủa, khối lượng bình B tăng thêm 0,84 gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong X lần lượt là
 A. 16,67%; 33,33%; 50% B. 50%; 16,67%; 33,33% 
 C. 33,33%; 16,67%; 50% D. 30%; 30%; 40%
Hướng dẫn:
Khi dẫn khí X qua bình A chỉ có C2H2 phản ứng
 CHºCH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgCºCAg↓ + 2NH4NO3
 0,015 0,015
Số mol kết tủa C2Ag2= 3,6 : 240 = 0,015 (mol)
Bình B chỉ giữ lại C2H4 nên khối lượng bình B tăng chính là khối lượng của C2H4
Vậy số mol C2H4 là: 0,84 : 28 = 0,03 (mol)
Số mol CH4 là: 2,016: 22,4 – 0,015 - 0,03 = 0,045 (mol)
Từ đó ta tính % từng khí. 
Chọn A
b) Bài tập tự giải
Câu 1: Dẫn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 g H2O. Giá trị V là 
 A. 5,6 	 	B. 8,96 	 	C. 11,2	D. 13,44
Câu 2 : Một hiđrocacbon X tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3, khi tác dụng với hiđro với tỉ lệ mol 1 : 3 tạo được ankan tương ứng. X là chất nào trong các chất sau ?
butin-1 	B. butin-2 	C. vinylaxetilen 	D. butađien-1,3.
Câu 3: Hiđrocacbon X có công thức phân tử là C7H8. Khi cho X tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thì thu được kết tủa Y có MY - MX = 214. Hãy cho biết, X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 5	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 4: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6 mạch thẳng. Biết 1 mol X tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 tạo ra 292 gam kết tủa. CTCT của X có thể là
 A. CH ≡CC≡CCH2CH3.	C. CH≡CCH2CH=C=CH2.
 	B. CH≡CCH2C≡CCH3.	 	D. CH≡CCH2CH2C≡CH.
Câu 5 (A-11): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là:
A. CH≡C-CH3, CH2=C=C=CH2.	B. CH2=C=CH2, CH2=CH-C≡CH.
C. CH≡C-CH3, CH2=CH-C≡CH.	D. CH2=C=CH2, CH2=C=C=CH2.
Câu 6. Thực hiện phản ứng đime hóa 9,1 gam axetilen (xúc tác t0) được m gam hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư được 51,9 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng đime hóa
 A. 57,14% B. 28,57% C. 42,85% D. 33,33%
2. Dạng 2: Phản ứng tráng bạc tạo kết tủa trắng bạc Ag
a. Anđehit: 
* Các phương trình phản ứng:
 R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3x NH3 + xH2O → R(COONH4)x + 2xNH4NO3 + 2xAg
Hoặc:
 R(CHO)x + 2x[Ag(NH3)2] (OH) → R(COONH4)x + 3xNH3 + 2xAg +xH2O
* Với anđehit đơn chức (x=1)
 RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
 + Tỉ lệ mol: nRCHO : nAg = 1: 2
 + Riêng với HCHO theo tỉ lệ mol: nHCHO : nAg = 1: 4
 HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag
b. Một số hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc thường gặp 
+ Axit fomic: HCOOH
+ Các hợp chất có dạng HCOOR ( este của axit fomic, HCOONa, HCOONH4)
+ Glucôzơ: C6H12O6 . 
+ Mantozơ: C12H22O11
Tỉ lệ mol: nRCHO : nAg = 1: 2
* Lưu ý: 
+ Khi giải toán về tìm anđehit đơn chức hoặc hỗn hợp anđehit đơn chức phản ứng dd AgNO3 /NH3 cần đặt ra hai trường hợp: có anđehit fomic và không có anđehit fomic.
+ Dựa vào phản ứng tráng bạc có thể xác định số nhóm chức –CHO trong phân tử anđehit. 
+ Riêng với HCHO theo tỉ lệ mol: nHCHO : nAg = 1: 4. Do đó nếu 1 hỗn hợp 2 anđehit đơn chức tác dụng với AgNO3 cho nAg> 2.nanđehit thì một trong hai anđehit đó là HCHO.
a) Một số ví dụ
Câu 1: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ % của anđehit fomic trong fomalin là
A. 49%.	B. 40%.	C. 50%.	D. 38,07%.	
Hướng dẫn 
	Ta có HCHO → 4Ag
	0,025 0,1 mol
	→ % HCHO = 0,025.30/1,97 = 38,07%
Chọn D
Câu 2: Cho 17,7 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dùng dư) được 1,95 mol Ag và dung dịch Y. Toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,45 mol CO2. Các chất trong hỗn hợp X là : 
 A. C2H3CHO và HCHO.	 B. C2H5CHO và HCHO. 
 C. CH3CHO và HCHO.	 D.C2H5CHOvà CH3CHO.
Hướng dẫn
 Dd Y + HCl à CO2 à trong Y có (NH4)2CO3 à X chứa HCHO và RCHO
	HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 à 4Ag + 4NH4NO3 + (NH4)2CO3	(1)
	RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 à RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3	(2)
	2HCl + (NH4)2CO3 à 2NH4Cl + CO2 + 2H2O	(3)
Từ (1), (3) à nHCHO = nCO2 = 0,45 mol
Từ (1), (2) à nRCHO = ½ (1,95 – 0,45.4) = 0,075 mol
	Mặt khác: mX = 0,45.30 + 0,05.(R+29) = 17,7 à R = 27 (CH2=CH-)
	à anđehit còn lại là CH2=CH-CHO
Chọn A
Câu 3: Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là
A. C3H7CHO.	B. HCHO.	C. C4H9CHO.	D. C2H5CHO.
Hướng dẫn
	Ag + 2HNO3 à AgNO3 + NO2 + H2O
	0,1 ß 0,1
 Ta có RCHO à 2Ag
	 0,05 ß 0,1
	à R + 29 = 3,6 : 0,05 = 72 à R = 43 (C3H7)
Vậy X là C3H7CHO
Chọn A
Câu 4. Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 60g.	B. 20g.	C. 40g.	D. 80g.
Hướng dẫn
 Glucozơ →	2Ag
 0,4 0,8
Từ tỉ lệ phản ứng có số mol Glucozơ là: 0,8: 2 = 0,4 (mol)
Phản ứng lên men rượu
 C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
 0,4 0,8 
 Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
 0,8 0,8
Khối lượng kết tủa thu được là: 0,8 x 100 = 80 (gam)
Chọn D
Câu 5: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là
	 A. HCHO và C2H5CHO.	 B. HCHO và CH3CH

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_ve_chat_huu_co_tac_dung_voi_dung_dich_agnonh_va_phuo.doc