Bằng chứng giải phẫu học so sánh, phôi sinh học so sánh I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM A. Bằng chứng giải phẫu học so sánh - Sự giống nhau về đặc điểm giải phẫu giữa các loài thể hiện ở: các loài càng có cấu tạo giải phẫu giống nhau thì có mối quan hệ họ hàng càng thân thuộc. Thể hiện ở sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ 1 tổ tiên chung. - Một số loại bằng chứng giải phẫu so sánh: 1. Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn), - Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể sinh vật, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi, có kiểu cấu tạo giống nhau. - Đặc điểm: Các cơ quan tương đồng có kiểu cấu tạo giống nhau vì chúng có cùng nguồn gốc. Những sai khác về chi tiết là do chúng thực hiện những chức năng khác nhau với điều kiện môi trường khác nhau. - Ví dụ: + Thực vật: Gai xương rồng – Tua cuốn đậu Hà Lan – gai Hoàng liên là những cơ quan tương đồng vì đều là biến dạng của lá. + Động vật: Nọc độc rắn – Tuyến nước bọt của các động vật khác; Cánh dơi – Cánh tay người – Chi trước thú – Vây cá voi; Vòi hút của bướm – đôi hàm dưới của các sâu bọ khác. - Ý nghĩa: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li 2. Cơ quan thoái hóa: - Là 1 dạng cơ quan tương đồng nhưng những cơ quan này thường phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành do điều kiện sống của các loài đã thay đổi nên các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu hoặc chức năng ban đầu đã bị tiêu giảm, hiện chỉ còn lại 1 vài vết tích xưa kia của chúng. - Ví dụ: + Ở động vật: ruột thừa là vết tích của ruột tịt (manh tràng) ở động vật ăn cỏ. Nếp gấp thịt nhỏ ở khóe mắt là dấu tích mi mắt thứ 3 ở động vật và chim. + Ở thực vật: Hoa đu đủ đực có 10 nhị nhưng ở giữa vẫn còn di tích nhụy chứng tỏ hoa của đu đủ đực vốn là lưỡng tính, về sau mới phân hóa thành đơn tính. - Nếu cơ quan thoái hóa lại xuất hiện và phát triển ở 1 cơ thể nào đó giống với tổ tiên trước đây gọi là hiện tượng lại tổ. Ví dụ: Người có lông phủ khắp mặt, có đuôi, có nhiều vú. - Ý nghĩa: Là bằng chứng phản ánh nguồn gốc tiến hóa chung của sinh vật. 3. Cơ quan tương tự (cơ quan cùng chức). - Là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm chức năng giống nhau nên chúng có đặc điểm hình thái bên ngoài tương tự nhau. - Ví dụ: Cánh dơi với cánh sâu bọ, mang cá với mang tôm, gai xương rồng với gai hoa hồng. - Ý nghĩa: Phản ánh sự tiến hóa đồng quy. B. Bằng chứng phôi sinh học so sánh. 1. Sự giống và khác nhau trong phát triển phôi. - Sự giống nhau trong phát triển phôi thuộc các nhóm phân loại khác nhau là 1 bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau càng nhiều và càng kéo dài ở giai đoạn phát triển muộn của phôi càng chứng tỏ quan hệ họ hàng giữa các loài càng gần. - Phôi của động vật có xương sống thuộc những lớp khác nhau cho thấy những giai đoạn phát triển đầu tiên là giống nhau về hình dạng chung cũng như về quá trình phát sinh các cơ quan. Chỉ trong những giai đoạn phát triển về sau mới dần xuất hiện các đặc điểm đặc trưng cho mỗi nấc, tiếp đó là những đặc điểm của bộ, họ, chi, giống, loài, cuối cùng là của cá thể. - Ví dụ: Phôi của cá, rùa, gà, thỏ, người giai đoạn đầu đều có tim 2 ngăn về sau các loài mới phân hóa thành 3 ngăn, 4 ngăn. 2. Định luật phát sinh sinh vật: - Sự phát triển cá thể phản ánh 1 cách rút gọn sự phát triển của loài. - Ý nghĩa: Phản ánh quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển chủng loài. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1: Thế nào là cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa. Cho ví dụ và nêu ý nghĩa việc nghiên cứu các loại cơ quan nói trên? Hướng dẫn giải 1) Thế nào là cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa. Ví dụ. a) Cơ quan tương đồng: Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi và có kiểu cấu tạo giống nhau. Ví dụ: Chi trước của các loài động vật có xương sống gồm các loại xương sắp xếp theo thứ tự từ trong ra như xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay, xương bàn tay và xương ngón tay. b) Cơ quan tương tự: Là các cơ quan thực hiện những chức năng tương tự nhau không được tiến hóa từ một cơ quan chung ở loài tổ tiên. Ví dụ: Cánh sâu bọ và cánh dơi; mang cá và mang tôm; chân chuột và chân dế dũi. c) Cơ quan thoái hóa: Là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do điều kiện sống của loài thay đổi, những cơ quan này mất dần chức năng, thoái hóa dần và chỉ để lại vết tích xưa kia của chúng. Sự tồn tại của cơ quan thoái hóa có vai trò quan trọng trong việc xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Ví dụ: - Nhiều loài rắn vẫn còn dấu vết của các chi ở dạng cơ quan thoái hóa. - Xương cùng ở người là vết tích của đuôi động vật. - Ruột thừa ở người là vết tích còn lại của ruột tịt vốn rất phát triển ở động vật ăn cỏ. 2) Vai trò: Những bằng chứng về giải phẫu học so sánh cho thấy các mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài, giữa cấu tạo và chức phận của các cơ quan, giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hóa. Bài 2: Tại sao nói: "Tư liệu về phôi sinh học so sánh được xem là bằng chứng tiến hóa"? Nêu các ví dụ chứng minh sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi ở những loài thân thuộc. Hướng dẫn giải 1) Vì sao tư liệu về phôi sinh học so sánh được xem là bằng chứng tiến hóa. Vì khi nghiên cứu quá trình phát triển phôi ở động vật có xương thuộc các lớp khác xa nhau, giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi đều giống nhau về hình dạng chung cũng như trình tự xuất hiện các cơ quan. Chúng chỉ khác ở giai đoạn sau. Điều này chứng tỏ các loài động vật đều xuất phát từ nguồn gốc chung. 2) Các ví dụ: + Phôi của cá, rùa, gà đến các loài động vật có vú đều trải qua giai đoạn có các khe mang. + Ở động vật có vú, giai đoạn đầu tiên có 2 ngăn như cá, về sau xuất hiện 4 ngăn. Bằng chứng địa lí, sinh học. Bằng chứng địa lí, sinh học. Đây là loại bằng chứng dựa trên kết quả phân bố địa lí của các loài trên trái đất cả loài còn sống lẫn loài diệt vong, có liên quan đến sự biến đổi các điều kiện địa lí của trái đất để chứng minh, khẳng định nguồn gốc phát sinh sinh vật ở các nơi khác nhau trên trái đất. 1. Đặc điểm hệ động thực vật ở 1 số vùng lục địa. a. Đặc điểm hệ động thực vật ở vùng cổ Bắc (Châu Âu, châu Á) và vùng tân Bắc (Bắc Mĩ). - Đặc điểm sinh vật: + Hai vùng này có 1 số loài tiêu biểu giống nhau: cáo trắng, tuần lộc, gấu xám, bò rừng, chó sói, chồn trắng, Thực vật: sồi, dẻ, mao lương, cẩm chướng, cúc, + Ngoài ra, ở mỗi vùng trên có 1 số loài riêng đặc hữu cho mỗi vùng: Châu Á, châu Âu có lạc đà 2 bướu, ngựa hoang, gà lôi; ở Tân Bắc có gấu chuột, gà lôi đồng cỏ - Nguyên nhân: + Hệ sinh thái 2 vùng cơ bản giống nhau vì cho đến kỉ thứ 3, hai vùng Cổ Bắc và Tân Bắc nối liền với nhau, do đó, hệ động thực vật giữa 2 vùng đồng nhất. + Sự tồn tại của 1 số loài đặc trưng cho mỗi vùng có nguyên nhân là đến kỉ thứ 4 (cách đây 1,8 triệu năm) đại lục châu Mĩ mới tách khỏi đại lục Á-Âu tại eo biển Berinh. Vì vậy, sự hình thành các loài đặc hữu giữa 2 vùng vào thời điểm này là độc lập với nhau do sự cách li địa lí. b. Đặc điểm của hệ động thực vật lục địa Úc. - Đặc điểm: + Hệ động thực vật khác biệt rõ rệt so với các vùng lân cận, có những loài thú bậc thấp: thú mỏ vịt, nhím mỏ vịt, thú có túi + Hệ thực vật cũng có tính đặc trưng là tính địa phương cao. - Nguyên nhân: Lục địa Úc bị tách rời lục địa châu Á vào cuối Đại trung sinh và đến kỉ thứ 3 (thuộc Đại tân sinh) tách khỏi đại lục Nam Mĩ. Vào thời điểm đó, chưa xuất hiện thú có nhau nên ở lục địa Úc còn giữ được những loài thú bậc thấp cho đến nay; còn trên các lục địa khác, thú có túi đã bị thú bậc cao xuất hiện và tiêu diệt dần. => Kết luận: + Nhiều loài sinh vật phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm cấu tạo giống nhau, đã được chứng minh là có chung nguồn gốc, sau đó chúng được phát tán sang các vùng khác. Điều này cũng cho thấy sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do có chung nguồn gốc hơn là do tác động của yếu tố môi trường. + Hệ động thực vật ở từng vùng lục địa không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí, sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vào vùng đó đã được tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới. 2. Đặc điểm hệ động thực vật trên các đảo. a. Đảo lục địa: - Là 1 phần của lục địa bị tách ra do nguyên nhân địa chất nào đó, được cách li với đất liền bởi 1 eo biển. - Đặc điểm: Khi đảo lục địa mới tách khỏi đất liền, hệ động thực vật ở đây đã có sẵn như các vùng lân cận của lục địa. Về sau, do sự cách li địa lí nên hệ động thực vật trên đảo đã phát triển theo hướng khác, tạo nên các loài đặc hữu. b. Đảo đại dương: - Là loại đảo được hình thành do 1 phần đáy biển nâng cao, chưa bao giờ có sự liên hệ trực tiếp với lục địa. - Đặc điểm: Khi mới hình thành, chưa có sinh vật; về sau, có 1 số loài di cư từ các vùng lân cận đến, do vậy, hệ động thực vật ở đây thường nghèo nàn hơn, thường gồm những loài có khả năng vượt biển. Do cách li địa lí với các vùng khác, dần dần tại đây hình thành những dạng địa phương đặc hữu hoặc loài địa phương chiếm ưu thế so với loài di cư. => Kết luận: Đặc điểm của hệ động thực vật trên đảo là 1 bằng chứng của quá trình hình thành loài mới dưới sự tác dụng của các nhân tố tiến hóa, trong đó chủ yếu là chọn lọc tự nhiên và cách li địa lí. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Bằng chứng tế bào học. - Nội dung: + Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. + Tế bào chỉ được sinh ra từ các tế bào sống trước nó và không có sự hình thành tế bào ngẫu nhiên từ chất vô sinh. + Bên cạnh những đặc điểm giống nhau của các tế bào là được cấu tạo từ màng sinh chất, tế bào chất và nhân (vùng nhân) thì ở các loài, tế bào thuộc các nhóm sinh vật khác nhau cũng phân biệt nhau về 1 số đặc điểm cấu tạo do tiến hóa thích nghi. => Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống trên trái đất. - Ý nghĩa của học thuyết tế bào: Cho thấy nguồn gốc thống nhất chung của sinh giới. (Mọi sinh vật trên trái đất đều có chung nguồn gốc). - Sự khác nhau giữa các dạng tế bào (giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật) là do trình độ tổ chức khác nhau và chúng thực hiện những chức năng khác nhau. Vì vậy, chúng đã tiến hóa theo những hướng khác nhau. => Giả thuyết nội cộng sinh: - Ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản giống nhau: màng sinh chất, tế bào chất và ADN mang, bảo quản thông tin di truyền trong nhân hoặc vùng nhân. - Trong tế bào chất của tế bào nhân thực khác tế bào nhân sơ là có chứa nhiều bào quan có màng bao bọc, trong đó có các bào quan có màng kép như ty thể, lục lạp. Giả thuyết nọi cộng sinh cho rằng: 1 số bào quan trong tế bào nhân thực được hình thành do quá trình cộng sinh giữa vi khuẩn với tế bào nhân thực như vi khuẩn hiếu khí sống cộng sinh trong tế bào nhân thực là cơ sở hình thành nên ty thể, vi khuẩn lam cộng sinh hình thành lục lạp vì chúng đều có ADN mạch kép dạng vòng, có ribosom 70S giống vi khuẩn 2. Bằng chứng sinh học phân tử. Một số bằng chứng sinh học phân tử thể hiện nguồn gốc của sinh giới: - Mọi sinh vật đều có chung vật chất di truyền là ADN trừ 1 số loại virus, ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại Nu cơ bản, chúng đều có chức năng mang, truyền đạt thông tin di truyền. - Các loài sinh vật hiện nay đều có chung 1 bộ mã di truyền và có chung cơ chế phiên mã, dịch mã. - Tuy vậy, ADN ở các loài sinh vật có sự khác nhau bởi thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các Nu. Sự khác nhau này nhiều hay ít tùy thuộc vào mối quan hệ họ hàng giữa các loài. - Ở các loài sinh vật, protein đều được cấu trúc từ khoảng 20 loại aa khác nhau. => Kết luận: Bằng chứng sinh học phân tử cho thấy sự thống nhất chung về cấu tạo và chức năng của ADN, protein và mã di truyền của các loài. Điều này phản ánh nguồn gốc chung của sinh vật. Mức độ giống và khác nhau trong cấu trúc protein giữa các loài sinh vật phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa chúng. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì tỉ lệ các aa, trình tự aa cũng như các Nu càng giống nhau và ngược lại. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1: Tại sao nói: "Các bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử là cứ liệu để kết luận về nguồn gốc chung của toàn bộ sinh giới? Hướng dẫn giải 1) Bằng chứng tế bào học: - Tế bào là đơn vị cấu trúc và là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sinh vật. - Cơ sở sinh sản của mọi sinh vật đều liên quan đến phân bào. + Vi khuẩn sinh sản theo hình thức trực phân (phân bào trực tiếp). + Các sinh vật đa bào sinh sản theo hình thức gián phân (phân bào gián tiếp hay phân bào có tơ) gồm nguyên phân và giảm phân. + Các cơ thể đa bào sinh sản vô tính theo hình thức nguyên phân từ bào tử hay các tế bào sinh dưỡng ban đầu. + Ở các loài sinh sản hữu tính, sự thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử. Hợp tử nguyên phân hình thành cơ thể mới. 2) Bằng chứng sinh học phân tử: - Mọi vật thể sống đều được cấu tạo bởi prôtêin và axit nuclêic (ADN, ARN). - ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loài nuclêôtit Ađênin (A), Timin (T); Guanin (G) và Xitôzin (X); ARN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loài đơn phân Ađênin (A), Uraxin (U), Guanin (G) và Xitôzin (X). - Mã di truyền ở các loài đều có đặc điểm chung gồm tính liên tục, tính đặc hiệu, tính thoái hóa và tính phổ biến. - Trình tự các đơn vị mã tương tự nhau ở những loài có quan hệ họ hàng gần nhau. Ví dụ: Giữa người và tinh tinh có trình tự sắp xếp các nuclêôtit giống nhau khoảng 98%. - Prôtêin các loài đều có đơn phân là axit amin, có hơn 20 loại axit amin; prôtêin các loài đều có tính đặc trưng được qui định bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của chúng. Những bằng chứng nói trên về tế bào và sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc chung của toàn bộ sinh giới. Bài 2: Sự giống nhau, khác nhau trong cấu trúc của ADN và prôtêin giữa các loài sinh vật được giải thích như thế nào? Hướng dẫn giải a) Sự giống nhau: Phản ánh mức độ quan hệ họ hàng thân thuộc giữa các loài và chứng minh nguồn gốc chung của chúng. Ví dụ: Mạch mã gốc tổng hợp enzim đêhiđrôgenaza ở người, tinh tinh, khỉ gôrila, đười ươi có trình tự các bộ ba gần giống nhau. b) Khác nhau: Các loài có quan hệ họ hàng thân thuộc có trình tự axit amin trong một loại prôtêin giống nhau và ngược lại. Sự khác nhau chứng tỏ chúng đã tiến hóa theo các hướng khác nhau. Ví dụ: Sự khác nhau về trình tự các axit amin trong một đoạn pôlipeptit của chuỗi β trong phân tử hemôglôbin ở người, ngựa và lợn. Học thuyết tiến hóa và cổ điển I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM A. Học thuyết tiến hóa của Lacmac 1. Quan niệm tiến hóa: Tiến hóa là sự phát triền có kế thừa lịch sử theo hướng từ đơn giản đến phức tạp. 2. Nguyên nhân tiến hóa: Do tác dụng của ngoại cảnh, tập quán hoạt động của động vật. 3. Cơ chế: Là sự di truyền và tích lũy những biến đổi trong đời cá thể do tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động qua các thế hệ đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật. 4. Sự hình thành đặc điểm thích nghi: Là kết quả của quá trình tích lũy những biến đổi đã thu được do tập quán hoạt động. Mọi sinh vật đều phản ứng như nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật kịp thời thích nghi, có khả năng phản ứng phù hợp với những biến đổi của điều kiện sống nên không bị đào thải. 5. Hình thành loài mới: Loài mới được hình thành 1 cách từ từ liên tục qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và trong lịch sử tiến hóa, không có loài nào bị đào thải. 6. Chiều hướng tiến hóa: nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. 7. Đánh giá chung: a. Cống hiến: - Là người đầu tiên chứng minh được sinh vật và cả loài người là sản phẩm của quá trình biến đổi liên tục từ đơn giản đến phức tạp, nghĩa là tiến hóa là sự phát triển có tính kế thừa lịch sử. - Nêu cao vai trò ngoại cảnh và ngoại cảnh làm sinh vật biến đổi, đánh vào quan điểm bất biến: mọi sinh vật sinh ra và không biến đổi. b. Hạn chế: - Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền, chưa hiểu nguyên nhân, cơ chế di truyền biến dị: ông cho rằng mọi biến đổi trên cơ thể sinh vật đều di truyền được. - Chưa giải thích thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi và hình thành loài mới vì ông cho rằng, sinh vật chủ động thích nghi với môi trường, không có loài nào bị tiêu diệt, chúng chỉ chuyển đổi từ loài này sang loài khác. - Chưa giải thích được chiều hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp như thế nào. B. Một số khái niệm: 1. Biến đổi cá thể: - Là những biến đổi trên cơ thể sinh vật xuất hiện 1 cách đồng loạt theo 1 hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. - Đặc điểm: Biến đổi cá thể dưới tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. 2. Biến dị cá thể: - Là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể trong cùng 1 loài, phát sinh trong quá trình sinh sản. - Đặc điểm: Biến dị cá thể xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ theo những hướng không xác định, là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa. 3. Di truyền: - Phần lớn các biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản đều được di truyền cho thế hệ sau. - Di truyền là cơ sở tích lũy những biến dị nhỏ thành biến đổi lớn trên cơ thể sinh vật. 4. Chọn lọc nhân tạo - Nguyên liệu: Các biến dị xuất hiện trong quần thể vật nuôi, cây trồng. - Đối tượng: Chủ yếu là vật nuôi, cây trồng. - Nội dung: Chọn lọc nhân tạo là quá trình gồm 2 mặt song song: + Đào thải biến dị bất lợi cho con người. + Tích lũy những biến dị có lợi, phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. - Động lực: Do nhu cầu về kinh tế và thị hiếu phức tap luôn thay đổi của con người. - Kết quả: Tạo ra trong phạm vi của từng loài rất nhiều giống vật nuôi và cây trồng thích nghi cao độ với nhu cầu của con người. - Thời gian: chọn lọc nhân tạo diễn ra nhanh hay chậm, dài hay ngắn tùy thuộc vào mục tiêu, lợi ích của con người. - Vai trò: chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính quyết định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng. 5. Chọn lọc tự nhiên - Nguyên liệu: Các biến dị có lợi hoặc bất lợi cho sinh vật. - Đối tượng: tất cả các cá thể sinh vật. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể khác nhau trong loài. - Nội dung: là quá trình gồm 2 mặt song song: + Đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật. + Tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. - Động lực: Do đấu tranh sinh tồn của cá thể sinh vật - Kết quả: Dẫn đến sự tồn tại những sinh vật thích nghi nhất, hoàn thiện dần các đặc điểm thích nghi, đồng thời nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể dẫn đến hình thành loài mới, làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. - Thời gian: Chọn lọc tự nhiên diễn ra lâu dài, liên tục từ khi có mầm mống sự sống trên trái đất. - Vai trò: Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật cũng như quá trình hình thành loài mới. C. Học thuyết Đac- uyn 1. Quan niệm tiến hóa: Tiến hóa là quá trình hình thành loài mới từ 1 tổ tiên chung dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng. 2. Nguyên nhân tiến hóa: Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua các đặc tính di truyền và biến dị của sinh vật. 3. Cơ chế tiến hóa: Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. 4. Hình thành đặc điểm thích nghi: sự tích lũy các biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với điều kiện sống. 5. Hình thành loài mới: Loài mới được hình thành từn những dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên trên quy mô lớn, thời gian lịch sử lâu
Tài liệu đính kèm: