Bài tập trắc nghiệm về Hạt nhân Vật lí lớp 12

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm về Hạt nhân Vật lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm về Hạt nhân Vật lí lớp 12
BÀI TẬP TN ĐẾN HẠT NHÂN 1
BÀI TẬP MỨC DƯỚI 7 ĐIỂM
Câu 1: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng
A. theo chiều chuyển động của viên bi.	B. theo chiều âm quy ước.
C. về vị trí cân bằng của viên bi.	D. theo chiều dương quy ước.
Câu 2: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng
A. bằng động năng .	B. bằng thế năng.
C. bằng động năng ở vị trí cân bằng.	D. bằng thế năng ở vị trí cân bằng.
Câu 3: Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là
A. 10p Hz.	B. 10 Hz.	C. 5 Hz.	D. 5p Hz.
Câu 4. Khi mắc vật m vào lò xo k1 thì vật m dao động với chu kỳ T1 = 0,6s, khi mắc vật m vào lò xo k2 thì vật m dao động với chu kỳ T2 =0,8s. Khi mắc vật m vào hệ hai lò xo k1 nối tiếp với k2 thì chu kỳ dao động của m là
A. T = 0,48s.	B. T = 0,70s.	C. T = 1,00s.	D. T = 1,40s.
Câu 5: Một sóng âm truyền từ không khí vào nước, trong số các đại lượng gồm tần số sóng, tốc độ truyền sóng và bước sóng, đại lượng không đổi là
A. vận tốc truyền sóng. B. tần số sóng.	C. biên độ sóng.	D. bước sóng.
Câu 6 : Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, người ta đo được khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 100 cm. Biết tần số của sóng truyền trên dây bằng 100 Hz, vận tốc truyền sóng trên dây là
A. 50 m/s	B. 100 m/s	C. 25 m/s	D. 75 m/s
Câu 7. Một dây đàn dài 40cm, căng ở hai đầu cố định, khi dây dao động với tần số 600Hz ta quan sát trên dây có sóng dừng với hai bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. v = 79,8m/s.	B. v = 120m/s.	C. v = 240m/s.	D. v = 480m/s.
Câu 8: Mạch điên xoay chiều có R;L;C nối tiếp đang có dung kháng lớn hơn cảm kháng. Để có cộng hưởng điện xảy ra ta có thể
A. giảm điện dung của tụ điện .	B. giảm hệ số tự cảm của cuộn dây .
C. tăng tần số dòng điện .	D. tăng điện trở đoạn mạch .
Câu 9: Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng cơ học có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng là sóng ngang.
B. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.
C. Sóng ngang truyền được trong chất rắn và trên mặt nước.
D. Sóng ngang truyền được trong các moi trường rắn, lỏng, khí.
Câu 10: Tia tử ngoại
A. không làm đen kính ảnh.	B. cũng có tác dụng nhiệt.
C. không có tính chất giao thoa. D. làm đen kính ảnh không bằng ánh sáng nhìn thấy.
Câu 11: Một máy biến thế có hiệu suất xấp xỉ bằng 100%, có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến thế này
A. là máy tăng thế. 	B. là máy hạ thế.
C. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.	
D. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.
Câu 12: Trong thí nghiệm của Rutherford, dùng hạt a bắn phá hạt nhân nitơ N thu được một hạt nhân proton và một hạt nhân X. Hạt nhân X là hạt nhân 
 A. Liti. B. Oxi . C. Cacbon. D. Beri . 
Câu 13: Chọn phát biểu sai ?
A. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt.	B. Tia X có khả năng đâm xuyên mạnh.
C. Khi chiểu tia tử ngoại vào kim loại thì phát ra tia X. D. Tia γ rất nguy hiểm.
Câu 14: Hạt nhân được cấu tạo từ những hạt ℓà
	A. eℓectron và proton .	B. eℓectron và notron.
	C. proton và notron. 	D. eℓectron, proton và notron.
Câu 15: Đám nguyên tử hiđrô ở mức năng lượng kích thích O, khi chuyển xuống mức năng lượng thấp sẽ có khả năng phát ra số vạch phổ tối đa thuộc dãy Banme là:
	A. 3 vạch. 	B. 5 vạch. 	C. 6 vạch. 	D. 7 vạch.
Câu 16: Hiệu điện thế giữa anot và catot của một Cuℓitgio ℓà 10 kV. Tính tốc độ cực đại của các eℓectron khi đập vào anot. 
	A. 5,9.107 m/s. 	B. 59.105 m/s. 	C. 5,9.105 m/s. 	D. 5,9.104 m/s.
Câu 17: Trong dãy Laiman, vạch có bước sóng ℓớn nhất khi eℓectron chuyển từ
	A. ∞ về quỹ đạo K. 	B. Quỹ đạo L về quỹ đạo K.
	C. Một trong các quỹ đạo ngoài về quỹ đạo K. D. Quỹ đạo M về quỹ đạo L.
Câu 18: Độ lớn điện tích nguyên tố là e = 1,6.10 C, điện tích của hạt nhân B là: 
 A. 5e. B. 10e. C. -10e. D. -5e. 
Câu 19: Trong phản ứng hạt nhân Be + a ® Y + n. Hạt nhân Y là:
 A. O. B. C. C. B. D. C.
Câu 20: Trong nguyên tử hiđrô , bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là
	A. 47,7.10-11m.	B. 21,2.10-11m.	C. 84,8.10-11m.	D. 132,5.10-11m.
Câu 21: Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần)và tụ điện có điện dung 5 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng) với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện bằng 10 V. Năng lượng dao động điện từ trong mạch bằng
2,5.10-3 J. 	B. 2,5.10-1 J. 	C. 2,5.10-4 J. 	D. 2,5.10-2 J.
Câu 22: Một sóng điện từ có tần số 100 MHz truyền với tốc độ 3.108 m/s có bước sóng là
	A. 300 m.	B. 0,3 m.	C. 30 m.	D. 3 m.
Câu 23: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4 μH và một tụ điện có điện dung biến đổi từ 10 pF đến 640 pF. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị
	A. từ 2.10-8 s đến 3,6.10-7 s.	B. từ 4.10-8 s đến 2,4.10-7 s.	
	C. từ 4.10-8 s đến 3,2.10-7 s. D. từ 2.10-8 s đến 3.10-7 s.
Câu 24: Trong chân không, bức xạ đơn sắc vàng có b.sóng là 0,589 mm. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c=3.108 m/s và e = 1,6.10-19 C. N.lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là
	A. 2,11 eV.	C. 4,22 eV.	C. 0,42 eV.	D. 0,21 eV.
BÀI TẬP MỨC TRÊN 7 ĐIỂM
Câu 25: Chiếu bức xạ điện từ có b.sóng 0,25 vào catôt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,5. Động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện là
	A. 3,975.10-20J.	B. 3,975.10-17J.	C. 3,975.10-19J.	D. 3,975.10-18J.
Câu 26: Biết khối lượng proton, notron, hạt nhân O lần lượt là 1,0073u, 1,0087u, 15,9904u. Biết 1u = 931,5 MeV/c. Năng lượng liên kết của hạt nhân O xấp xỉ bằng:
 A. 17,86 MeV. B. 190,81 MeV. C. 127,50 MeV. D. 128,17 MeV.
Câu 27 : Một mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm : điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều có tần số và hiệu điện thế hiệu dụng không đổi. Dùng vôn kế (vôn kế nhiệt) có điện trở rất lớn, lần lượt đo hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn dây thì số chỉ của vôn kế tương ứng là U, UC và UL. Biết U = UC = 2UL. Hệ số công suất của mạch điện là
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 28: Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Urani U là 7,6 MeV. Khối lượng của proton và notron lần lượt là 1,00728u; 1,00867u. Biết rằng 1 u = 931,5 MeV/c. Khối lượng hạt nhân U là
 A. 234,992 u. B. 235,00 u. C. 234,129 u. D. 238,820 u.
Câu 29: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m, vật có khối lượng m ≈100gam, tích điện q = 10-5C. Treo con lắc trong điện trường đều có phương vuông góc với gia tốc trọng trường và có độ lớn E = 105V/m. Kéo vật theo chiều điện trường sao cho góc tạo bởi dây treo và vectơ bằng 600 rồi thả nhẹ để vật dao động. Lấy g ≈10m/s2. Tốc độ lớn nhất của vật là:
A. 1,76m/s	B. 1,55m/s	C. 1,36m/s	D. 2,15m/s
Câu 30: Đặt điện áp xoay chiều u = 120cosωt (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM là cuộn dây có điện trở thuần r và có độ tự cảm L, đoạn MB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện. Điện áp hiệu dụng trên đoạn MB gấp đôi điện áp hiệu dụng trên R và cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là 0,5A. Điện áp trên đoạn MB lệch pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch là π/2. Công suất tiêu thụ toàn mạch là:
A. 180W.	B. 60W.	C. 120W.	D. 90W.
Câu 31: Xét phản ứng hạt nhân a + Al ® P+ n. Biết khối lượng hạt nhân a, Al, P và notron lần lượt là: 4,0015u; 26,97435u; 29,97005u; 1,00867u. và 1u = 931,5 MeV/c. Phản ứng này, năng lượng:
 A. tỏa ra là 2,873 MeV B. thu vào là 2,873 MeV
 C. tỏa ra là 2,673 MeV D. thu vào là 2,673 MeV 
Câu 32: Xét phản ứng hạt nhân D + D ® He + n + 3,25 MeV. Biết độ hụt khối của hạt nhân D là 0,002491u và 1u = 931,5 MeV/c. Năng lượng liên kết của hạt nhân He là:
 A. 1,2768.10 J. B. 1,2624.10 J. C. 0,8912.10 J. D. 0,924.10 J.
Câu 33: Con lắc lò xo trên mặt phẳng ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 40N/m, một đầu gắn vật nặng m = 100g, đầu kia cố định. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là m = 0,2. Kéo vật dọc theo trục lò xo để lò xo dãn 10,5 cm rồi thả không vận tốc ban đầu. Tốc độ của vật ở thời điểm gia tốc của nó triệt tiêu lần thứ 3 là:
A. 1,4 m/s.	B. 2m/s;	C. 1,8 m/s.	D. 1,6 m/s.
Câu 34: Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k = 10N/m và vật nặng có khối lượng 100g, tại thời điểm t li độ và tốc độ của vật nặng lần lượt là 4cm và 30 cm/s. Chọn gốc tính thế năng tại VTCB. Cơ năng của dao động là:
A. 25.10– 3 J.	B. 125J.	C. 250 J.	D. 12,5.10– 3 J.
Câu 35: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Để tần số dao động riêng của mạch là f1 thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị
	A. 5C1.	B. C1/5.	C. C1.	D. C1/
Câu 36: Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 2T1. Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q < Q0) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai là
	A. 2.	B. 4.	C. 1/2.	D. 1/4..
Câu 37: Chiếu lên bề mặt catốt của một tế bào quang điện chùm sáng đơn sắc có b.sóng 0,485 μm thì thấy có h.tượng quang điện xảy ra. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, vận tốc ás trong chân không c = 3.108 m/s, k.lượng nghỉ của êlectrôn (êlectron) là 9,1.10-31 kg và vận tốc ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện là 4.105 m/s. Công thoát êlectrôn của kim loại làm catốt bằng 
	A. 6,4.10-20 J. 	B. 6,4.10-21 J. 	C. 3,37.10-18 J. 	D. 3,37.10-19 J. 
Câu 38: Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8 cm có hai nguồn kết hợp dao động với phương trình: , tốc độ truyền sóng trên mặt nước là . Xét đoạn thẳng CD = 4cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB. Khoảng cách lớn nhất từ CD đến AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 3 điểm dao dộng với biên độ cực đại là: 
 A. 3,3 cm. 	B. 6 cm.	 C. 8,9 cm.	 D. 9,7 cm. 
Câu 39: Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Gọi UR, UL, UC lần lượt là điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở, cuộn cảm thuần và tụ điện. Biết UL = 2UR = 2UC. Kết luận nào sau đây về độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện là đúng?
A. u sớm pha hơn i một góc π/4.	B. u chậm pha hơn i một góc π/4.
C. u sớm pha hơn i một góc 3π/4.	D. u chậm pha hơn i một góc π/3.
Câu 40: Một mạch điện xoay chiều nối tiếp gồm tụ điện, điện trở thuần R và cuộn dây có độ tự cảm L có điện trở thuần r. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn lần lượt đo hai đầu điện trở, hai đầu cuộn dây và hai đầu đoạn mạch thì số chỉ lần lượt là 50 V, 30 V, 80 V. Biết điện áp tức thời trên cuộn dây sớm pha hơn dòng điện là π/4. Điện áp hiệu dụng trên tụ có giá trị bao nhiêu?
A. 60V.	B. 30V.	C. 40V.	D. 50V.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_TONG_HOP_DEN_HAT_NHAN_THEO_MUC_DO.doc