Bài tập trắc nghiệm môn hóa lớp 11 - Phương trình ion thu gọn, bài tập điện tích

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1627Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn hóa lớp 11 - Phương trình ion thu gọn, bài tập điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm môn hóa lớp 11 - Phương trình ion thu gọn, bài tập điện tích
Câu 1. Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao đổi ion?
 A. MgSO4 + BaCl2 ® MgCl2 + BaSO4.	B. HCl + AgNO3 ® AgCl + HNO3.
 C. 2NaOH + CuCl2 ® 2NaCl + Cu(OH)2. 	D. Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag.
Câu 2. Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0.5M với 100 ml dung dịch KOH 0.5M được dung dịch A.
Tính nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch? Chọn đáp án đúng.
A. 0.65 M.	B. 0.55M.	C. 0.75M.	D. 1.5M.
Câu 3 . Cho: BaCl2 + A ® NaCl + B . Trong các câu trả lời sau, câu nào sai?
A. A là Na2CO3 ; B là BaCO3 	 B. A là NaOH; B là Ba(OH)2
C. A là Na2SO4; B là BaSO4	 D. A là Na3PO4 ; B là Ba3(PO4)2.
Câu 4. Cho: HCl + A ® NaCl + B ; Trong các câu trả lời sau, câu nào sai?
A. A là NaOH; B là H2O 	 B. A là CH3COONa; B là CH3COOH
C. A là Na2SO4; B là H2SO4	 D. A là Na2S; B là H2S.
Câu 5. Những ion nào sau đây có thể cùng có mặt trong một dd ?
A. Mg2+, SO42 – , Cl– , Ag+ .	 B. H+, Na+, Al3+, Cl– . 
C. Fe2+, Cu2+, S2 – , Cl–. 	 D. OH – , Na+, Ba2+ , Fe3+
Câu 6. Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi :
A. Tạo thành chất kết tủa.	 B. Tạo thành chất khí.	
C. Tạo thành chất điện li yếu.	 D. Có ít nhất một trong 3 điều kiện trên.
Câu 7. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dd?
A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2	 
B. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3	
D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Câu 8. Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 50 ml dd X có chứa các ion NH4+, SO42-, NO3- thấy có 11,65g kết tủa được tạo ra và đun nóng thì thu được 4,48 lit (đktc) một chất khí . Nồng độ mol của mỗi muối trong X là :
A. (NH4)2SO4 1M và NH4NO3 2M	 B. (NH4)2SO4 2M và NH4NO3 1M
C. (NH4)2SO4 1M và NH4NO3 1M	 D. (NH4)2SO4 0,5M và NH4NO3 2M
Câu 9. Dung dịch X có chứa các ion : NH4+, Mg2+, Fe3+, NO3 – . Để chứng minh sự có mặt của các ion trong dd X cần dùng các hoá chất nào sau đây?
A. Dung dịch kiềm, H2SO4 loãng + Cu.	 B. Dung dịch kiềm, giấy quỳ tím.
C. Giấy quỳ tím, H2SO4 đặc, Cu.	D. Các chất khác.
Câu 10. Một dung dịch chứa x mol Na+, y mol Ca2+, z mol HCO3-, t mol Cl-. Hệ thức liên hệ giữa x, y, z, t được xác định là: 
A. x + 2z = y + 2t 	B. x + 2y = z + 2t 	C. z + 2x = y+ t 	D. x + 2y = z + t 
Câu 11. Một dung dịch chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3-; và x mol Cl-. Vậy x có giá trị là: 
A. 0,3 mol B. 0,20 mol 	C. 0.35 mol 	D. 0,15 mol 
Câu 12. Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ (0,1 mol) và Al3+ (0,2 mol) và 2 anion là Cl- ( x mol) và SO42- ( y mol). Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. Giá trị x, y lần lượt là:
A. 0,1; 0,2 	 B. 0,2; 0,3 	 C. 0,3; 0,1	 D. 0,3; 0,2
Câu 13. Dung dịch A gồm 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch K2CO3 cho vào là:
A. 150 ml	 B. 300 ml	 C. 200 ml	 D. 250 ml
Câu 14. Trộn 50 ml dung dịch HNO3 x mol/lit với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch X. Để trung hoà lượng bazơ dư trong X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Giá trị x là:
A. 0,5M	 B. 0,75M 	C. 1,0M	 D. 1,5M
Câu 15. 50 ml dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lit và Ba(OH)2 b mol/lit. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 60 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác cho một lượng dư dung dịch Na2CO3 vào 100 ml dung dịch X thấy tạo thành 0,394 gam kết tủa. a, b lần lượt là:
A. 0,1M và 0,01M	 B. 0,1M và 0,08M 
C. 0,08M và 0,01 M	 D. 0,08M và 0,02M
Câu 16: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất
đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, NaCl, Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.	 D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2
Câu 17. Trộn hai dd chứa chất tan Pb(NO3)2 và KI, tỉ lệ số mol Pb(NO3)2 : KI = 1:2. Trong dd mới có chứa các ion : 
A. Pb2+ ; ; K+; B. Pb2+; ; K+ C. K+; 	 D. K+; ; 
Câu 18. Cho phản ứng sau : Fe(NO 3)3 + A B + KNO3. Vậy A, B lần lượt là:
A. KCl, FeCl3	 B. K2SO4, Fe2(SO4)3 
C. KOH, Fe(OH)3 	 D. KBr, FeBr3
Câu 19. Cho 1g HCl tác dụng với 1g NaOH. Tính khối lượng muối thu đựợc là: 
A. 2g	 B.1,6g C.1,4625g	 D. 1,6425g
Câu 20. Để trung hoà 500ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,3M cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,2M ?
A. 250ml.	 B. 500ml.	 C. 125ml	 D. 750ml

Tài liệu đính kèm:

  • docBt_su_dien_li.doc