Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử Việt Nam - Nguyễn Huy Phương

docx 39 trang Người đăng dothuong Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử Việt Nam - Nguyễn Huy Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử Việt Nam - Nguyễn Huy Phương
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12 – LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1. Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là gì? 
A. Bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất. 
B. Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra. 
C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. 
D. Để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa. 
Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào? 
A. Công nghiệp chế biến. 	B. Nông nghiệp và khai thác mỏ. 
C. Nông nghiệp và thương nghiệp. 	D. Giao thông vận tải. 
Câu 3. Vì sao tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam? 
A. Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn. 
B. Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc. 
C. Để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp chính quốc 
D. Tất cả đều đúng. 
Câu 4. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam? 
A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp. 
B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp Pháp sản xuất. 
C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp. 
D. Câu A và B đều đúng.
Câu 5. Các giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam? 
A. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. 
B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 
C. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến. 
D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến. 
Câu 6. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam? 
A. Giai cấp nông dân. 	B. Giai cấp công nhân 
C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến. 	D. Giai cấp tư sản dân tộc 
Câu 7. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam như thế nào? 
A. Có thái độ kiên định với Pháp. 
B. Có thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh. 
C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. 
D. Tất cả các câu trên đều đúng. 
Câu 8. Lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? 
A.Công nhân 	B. Nông dân 	C. Tiểu tư sản 	D. Tư sản dân tộc 
Câu 9. Những tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh Niên là tiền thân của tổ chức nào? 
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. 	B. Việt Nam quốc dân đảng. 
C. Tân Việt cách mạng đảng 	D. Đông Dương Cộng sản đảng 
Câu 10. Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) là: 
A. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa”... 
B. “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân” ... 
C. “Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhành lúa”, ... 
D. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Ngời nhà quê” ... 
Câu 11. Trần Dân Tiên viết: “Việc đó tuy nhỏ nhng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nào sau đây phản ánh điều đó? 
A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son. 
B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925). 
C. Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926) 
D. Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu (6/1924) 
Câu 12. Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) cuối cùng bị thất bại? 
A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. 
B. Thực dân Pháp còn mạnh, đủ khả năng đàn áp phong trào. 
C. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị; tầng lớp tiểu tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh nên không thể lãnh đạo phong trào cách mạng.
D. Do chủ nghĩa Mác – Lê nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
Câu 13. Nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”. Câu thơ đó nói lên điều gì? 
A. Bác Hồ ra đi tìm đờng cứu nước. 
B. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. 
C. Bác Hồ đọc sơ thảo luận cương của Lênin.
D. Bác Hồ đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai. 
Câu 14. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác?
A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm Chợ Lớn (1922).
B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kỳ (1922).
C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn cản tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc (8/1925). 
D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định.
Câu 15. Sự kiện nào thể hiện: “Tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”. 
A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8/1925).
B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920).
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện - Quảng Châu (6/1924).
D. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Vecxai (1919). 
Câu 16. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị vecxai (18/6/1919).
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).
C. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920).
D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925).
Câu 17. “Đứng truớc chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác: Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”. Hãy cho biết đoạn văn trên của ai, viết trong tác phẩm nào? 
A. Của Lênin – trong sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
B. Của Mác- Ănghen trong tuyên ngôn Đảng Cộng sản. 
C. Của Nguyễn ái Quốc trong tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa.
D. Tất cả đều sai.
Câu 18. Vào thời gian nào, Nguyễn Ái Quốc rời Pari đi Liên Xô, đất nước mà từ lâu Người mơ ước đặt chân tới?
A. Tháng 6/1924 	B. Tháng 6/1922 	C. Tháng 12/1923 	D. Tháng 6/1923 
Câu 19. Sự kiện ngày 17/6/1924 gắn với hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là: 
A. Người dự đại hội Nông dân quốc tế. 
B. Người dự đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản. 
C. Người dự đại hội quốc tế phụ nữ. 
D. Người dự đại hội quốc tế VII của quốc tế cộng sản. 
Câu 20. Tác dụng trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 là gì?
A. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930. 
B. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. 
C. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam. 
D. Quá trình thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. 
Câu 21. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? 
A. Tháng 5/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc). 
B. Tháng 6/1925 ở Hơng Cảng (Trung Quốc). 
C. Tháng 7/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc). 
D. Tháng 6/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc). 
Câu 22. Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc 
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng 
+ Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lênin lãnh đạo 
+ Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới 
A. Tạp chí Thư tín Quốc tế. 
B. “Bản án chế độ thực dân Pháp”. 
C. “Đường cách mệnh”. 
D. Tất cả cùng đúng. 
Câu 23. Hãy nêu rõ thành phần và địa bàn hoạt động của Tân Việt cách mạng đảng? 
A. Công nhân và nông dân, hoạt động ở Trung Kì. 
B. Tư sản dân tộc, công nhân, hoạt động ở Bắc Kì. 
C. Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản, hoạt động ở Trung Kì. 
D. Tất cả các giai cấp và tầng lớp, hoạt động ở Nam Kì. 
Câu 24. Tân Việt cách mạng đảng đã phân hóa như thế nào dưới tác động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên? 
A. Một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. 
B. Một số tiên tiến còn lại tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác – Lênin. 
C. Một số gia nhập vào Việt Nam quốc dân đảng. 
D. Câu A và B đều đúng. 
Câu 25. Mục tiêu của Việt Nam quốc dân đảng là gì? 
A. Đánh đuổi thực dân Pháp. xóa bỏ ngôi vua. 
B. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền. 
C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. 
D. Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập. 
Câu 26. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam quốc dân đảng nổ ra đêm 9/2/1930 ở Yên Bái, sau đó nổ ra ở các tỉnh nào? 
A. Ở Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh. 
B. Ở Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La. 
C. Ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Yên Thế. 
D. Ở Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình. 
Câu 27. Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929? 
A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng. 
B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. 
C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn. 
D. Tất cả đều sai. 
Câu 28. Báo “Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào được thành lập năm 1929 ở Việt Nam? 
A. Đông Dương cộng sản liên đoàn. 
B. Đông Dương cộng sản đảng. 
C. An Nam cộng sản đảng. 
D. Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng. 
Câu 29. Tổ chức Việt Nam quốc dân đảng chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng nào? 
A. Tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin. 
B. Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn. 
C. Tư tưởng dân chủ tư sản của đảng Quốc Đại ở Ấn Độ. 
D. Tư tưởng của cách Minh Trị ở Nhật Bản. 
Câu 30. Những ngời đúng ra thành lập Việt Nam quốc dân đảng là ai?
A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khác Nhu, Tôn Trung Sơn. 
B. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính. 
C. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Phan Long. 
D. Nguyễn Thái Học, Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu, Phó Đức Chính. 
Câu 31. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp các yếu tố nào? 
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân. 
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh. 
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. 
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước. 
Câu 32. Tại Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, không có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào? 
A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.
B. Đông Dương cộng sản đảng. 
C. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
D. An Nam cộng sản đảng. 
Câu 33. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, đó là: 
A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. 
B. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để. 
C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc. 
D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc. 
Câu 34. Lực lượng cách mạng để đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là lực lượng nào? 
A. Công nhân và nông dân. 
B. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông. 
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến. 
D. Tất cả đều đúng. 
Câu 35. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo?
A. Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Nhân tố quyết đinh mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. 
C. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau. 
D. Câu A và B đúng. 
Câu 36. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12, trang 88, có viết: “Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc Pháp; bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập ...”. Đây là một trong những nội dung của văn kiện nào? 
A. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo. 
B. Lời kêu gọi Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (2/1930). 
C. Cương lĩnh chính trị của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. 
D. Câu A và B đều đúng. 
Câu 37. Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10/1930?
A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. 
C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. 
D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông ... để kéo họ về phe vô sản giai cấp”. 
Câu 38. Trong các nguyên nhân sau, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931? 
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. 
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến. 
D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân. 
Câu 39. Hai khẩu hiệu mà Đảng ta đã vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào? 
A. “Độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày”.
B. “Tự do dân chủ” và “cơm áo hòa bình”.
C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc việt gian” và “tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
D. “Chống đế quốc” và “chống phát xít”.
Câu 40. Các số liệu sau đây, số liệu nào đúng nhất? 
A. Riêng trong tháng 5/1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của công nhân, 8 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
B. Riêng trong tháng 5/1930 cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. 
C. Riêng trong tháng 5/1930 cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
D. Riêng trong tháng 5/1930 cả nước có 16 cuộc đấu tranh của nông dân, 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
Câu 41. Các sự kiện sau đây, sự kiện nào đúng? 
A. Tháng 2/1930, 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng bãi công. 
B. Ngày 1/5/1930, 3000 nông dân huyện Thanh Chương nổi dậy phá đồn điền Trí Viễn. 
C. Ngày 12/9/1930, hơn hai vạn nông dân Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghệ An nổi dậy biểu tình.
D. Tất cả các sự kiện trên đều đúng.
Câu 42. Chính quyền Xô viết - Nghệ Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tính chất đó được biệu hiện ở những điểm cơ bản nào? 
A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ. 
B. Chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý. 
C. Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới. 
D. Tất cả đều đúng. 
Câu 43. Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng ta đã trưởng thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4/1931 Đảng ta được quốc tế cộng sản công nhận: 
A. Là một chi bộ của quốc tế cộng sản. 
B. Là một Đảng trong sạch vững mạnh. 
C. Là một Đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng. 
D. Là một Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. 
Câu 44. Hệ thống Đảng trong nước nói chung đã được khôi phục vào thời gian nào? 
A. Đầu năm 1932 	B. Đầu năm 1933 
C. Cuối năm 1935 	D. Cuối năm 1934 đầu năm 1935 
Câu 45. Chi bộ cộng sản đầu tiên của nước ta đợc thành lập ở đâu? 
A. Ở Nam Kì 	B. Ở Bắc Kì 	C. Ở Trung Kì 	D. Ở Trung Quốc 
Câu 46. Tổ chức cộng sản nào ra đời ở Trung Kì? 
A. Đông Dương cộng sản đảng. 
B. An Nam cộng sản đảng. 
C. Đông Dương cộng sản liên đoàn. 
D. Cả ba tổ chức trên. 
Câu 47. Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) đại biểu của tổ chức cộng sản nào ở Bắc Kì tham dự? 
A. An Nam cộng sản đảng. 
B. Đông Dương cộng sản đảng. 
C. Đông Dương cộng sản liên đoàn. 
D. Đông Dương cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. 
Câu 48. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập ở đâu? 
A. Ở Hương Cảng – Trung Quốc 	B. Ở Quảng Châu – Trung Quốc 
C. Ở Hà Nội – Việt Nam 	D. Ở Thượng Hải – Trung Quốc 
Câu 49. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do ai khởi thảo? 
A. Trần Phú 	B. Nguyễn Ái Quốc 	C. Lê Hồng Phong 	D. Nguyễn Văn Cừ 
Câu 50. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm các văn kiện nào? 
A. Chính cương vắn tắt và Điều lệ vắn tắt. 
B. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt. 
C. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt. 
D. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc. 
Câu 51. Nơi diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất tháng 10 năm 1930 ở đâu? 
A. Hương Cảng – Trung Quốc 	B. Quảng Châu – Trung Quốc 
C. Hà Nội – Việt Nam 	D. Không phải các địa điểm trên 
Câu 52. Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là: 
A. Công nhân, nông dân. 
B. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản. 
C. Công nhân, nông dân, tư sản và tiểu tư sản. 
D. Công nhân, nông dân và trí thức. 
Câu 53. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất đã quyết định đổi tên Đảng ta thành: 
A. Đảng Cộng sản Việt Nam 	B. Đảng Cộng sản Đông Dương 
C. Đảng Lao động Việt Nam 	D. Đông Dương cộng sản đảng 
Câu 54. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất bầu ai làm Tổng bí thư?
A. Nguyễn Ái Quốc 	B. Trường Chinh 
C. Trần Phú 	D. Hà Huy Tập 
Câu 55. Sự kiện nào dưới đây không thuộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930?
A. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. 
B. Cách mạng Việt Nam trước hết làm cách mạng tư sản dân quyền sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
C. Lực lượng của cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân.
D. Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Câu 56. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất do ai chủ trì? 
A. Trần Phú 	B. Nguyễn Ái Quốc 	C. Nguyễn Văn Cừ 	D. Hà Huy Tập 
Câu 57. Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? 
A. Là kết quả của quá trình đấu tranh giai cấp và dân tộc ở Việt Nam. 
B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 
C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. 
D. Là bước chuẩn bị tất yếu có tính chất quyết định cho sự nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. 
Câu 58. Trong các mốc thời gian sau đây, mốc thời gian nào gắn với Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo? 
A. Tháng 10/1930 	B. Tháng 9/1930 	C. Tháng 2/1930 	D. Tháng 3/1930 
Câu 59. Vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1930 là gì? 
A. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. 
B. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.
D. Câu b và câu c đúng. 
Câu 60. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền vào Việt Nam bằng con đường nào là cơ bản nhất? 
A. Hoạt động của các thủy thủ trên tàu viễn dương. 
B. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. 
C. Qua sách báo từ nớc ngoài gửi về trong nước. 
D. Câu a và b đúng. 
Câu 61. Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào để thông qua đó truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước? 
A. Việt Nam cách mạng đồng chí hội 	B. Tân Việt cách mạng đảng 
C. Tâm tâm xã 	D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên 
Câu 62. Khi mới thành lập, Đảng ta lấy tên là gì? 
A. Đảng Cộng sản Đông Dương 	B. Đảng Cộng sản Việt Nam 
C. Đảng Lao động Việt Nam 	D. Đông Dương cộng sản đảng 
Câu 63. Ban chấp hành Trung ương Đảng chính thức được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất (10/1930) gồm bao nhiêu đại biểu? 
A. Có 05 đại biểu 	B. Có 06 đại biểu 	C. Có 07 đại biểu 	D. Có 09 đại biểu 
Câu 64. Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu – Trung Quốc tiếp xúc với tổ chức của người Việt Nam đầu tiên đó là tổ chức nào? 
A. Tâm tâm xã 	B. Hội Việt Nam cách mạng thanh ni

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_tap_trac_nghiem_Lich_su_12_Phan_Lich_su_Viet_Nam.docx