BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 1 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1: a) Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: cho:. chết: bố :.. b) Đặt câu với mỗi nhóm từ đồng nghĩa tìm được ở câu a. Bài 2: - Tìm từ đồng nghĩa với từ đen dùng để nói về : Con mèo : Con chó : Con ngựa : . Đôi mắt : Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được. Bài 3:Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B theo nội dung bài đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa ( sgk trang 10 ) A B tàu đu đủ làng quê rơm và thóc màu trời mái nhà màu lúa chùm quả xoan lá mít tàu lá chuối bụi mía con chó quả ớt nắng vàng giòn toàn màu vàng vàng xuộm vàng hoe vàng ối vàng xọng vàng mượt vàng mới vàng hơn thường khi đỏ chói vàng tươi vàng lịm Bài 4: Liệt kê 5 từ chỉ màu xanh mà em biết, đặt câu với mỗi từ đó. Bài 5: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa ( in đậm ) trong các tập hợp từ sau : “ những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.” Bông hoa huệ trắng muốt. Đàn cò trắng phau. Hoa ban nở trắng xóa núi rừng. Bài 6: Tìm chữ thích hợp với mỗi chỗ trống: Âm đầu Đứng trước i, ê, e Đứng trước các âm còn lại Âm “ cờ ” Viết là Viết là Âm “ gờ ” Viết là Viết là Âm “ ngờ ” Viết là Viết là Bài 7 : Hãy điền chữ thích hợp vào các ô trống sau: nghỉ ..ơi ; suy .ĩ ; ..oằn ngoèo ; ..iêng ngả ; iên cứu ; iện ngập ; .ênh rạch ; ..ính trọng ; .ánh xiếc ; ..ông kênh ; cấu ..ết ; .ẽo kẹt. Bài 8 :Hãy lập dàn ý một bài miêu tả buổi sáng mùa đông nơi em sống. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 2 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1:Dựa vào mô hình phân tích cấu tạo tiếng, em hãy điền : âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh của các tiếng sau đây vào các cột tương ứng. Việt Nam đất nước ta ơi ! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. Tiếng Âm đầu Vần Thanh Âm đệm Âm chính Âm cuối Việt V iê t nặng Bài 2:Đặt câu với các thành ngữ sau : Quê cha đất tổ. .. Nơi chôn rau cắt rốn. .. Lá rụng về cội. .. Con Rồng cháu Tiên. .. Bài 3:Tìm từ đồng nghĩa trong những câu sau: Vua Hùng kén rể làm chồng cho Mị Nương. Họ đang lựa những cây cột có độ cao giống nhau. Chúng tôi đang chọn những con dế khỏe nhất để chọi. Công ty vừa tuyển người lao động. Bài 4:Thay thế từ ngữ in đậm trong các câu sau bằng từ đồng nghĩa. Nơi chúng tôi ở còn chật hẹp. Con vật bỗng xuất hiện. Nó không ăn uống gì cả. Bài 5: Tìm từ đồng nghĩa với từ nhanh thuộc hai loại: Cùng có tiếng nhanh Không có tiếng nhanh Bài 6: Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm: chọn, lựa,. Nghĩa chung . diễn đạt, biểu đạt, Nghĩa chung . đông đúc, tấp nập,. Nghĩa chung . Bài 7: Hãy viết một bài miêu tả buổi sáng mùa đông ở nơi em sống. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 3 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1:Ghép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây: Em yêu màu xanh Đồng bằng rừng núi. Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Em e m Bài 2:Phân tích cấu tạo của các tiếng : buổi, chiều, gương, mẫu, ngoằn, ngoèo. Tiếng Âm đầu Vần Thanh Âm đệm Âm chính Âm cuối Bài 3:Nối từ với cách giải nghĩa thích hợp: đồng hương đồng chí đồng cảm đồng đội đồng lòng đồng ý đồng minh Cùng một lòng, chung một ý. Người cùng quê. Cùng cảm xúc, cảm nghĩ. Người cùng chiến đấu. Cùng một phía phối hợp hành động. Người cùng chí hướng. Cùng ý kiến với ý kiến đã nêu. Bài 4:Đặt câu với một số từ tìm được ở bài tập 3. Bài 5:Chọn từ ngữ thích hợp nhất ( trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây: Đêm trăng trên Hồ Tây Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7). Theo Phan Kế Bính : trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng. : bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi. : nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti. : thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng. : thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát. : trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông. : yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ. Bài 6:Gạch chân từ khác nhất với các từ còn lại trong dãy từ: chặt, thái, băm, xé đeo, xách, gánh, vác lăn, lê, bò, nhảy quăng, ném, lia, bỏ Bài 7: Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn ở nơi mà em thích. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 4 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1:Tìm các từ trái nghĩa chỉ : Sự trái ngược về thời gian Sự trái ngược về khoảng cách Sự trái ngược về kích thước thẳng đứng Sự trái ngược về trí tuệ Bài 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa : Miêu tả tính cách Miêu tả tâm trạng Miêu tả cảm giác Bài 3:Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các tục ngữ dưới đây: Chết đứng còn hơn sống .. Chết . còn hơn sống đục Chết vinh còn hơn sống Chết một đống còn hơn sống Bài 4:a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau : nhỏ bé, sáng sủa, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, đoàn kết. b) Đặt câu với cặp từ trái nghĩa ( Hai từ trái nghĩa cùng xuất hiện trong một câu) Bài 5:Tìm từ trái nghĩa trong khổ thơ dưới đây. Phân tích tác dụng cặp từ trái nghĩa tìm được. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Nguyễn Khoa Điềm Bài 6: Miêu tả ngôi nhà của em. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 5 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1:Gạch chân dưới các từ: Đồng nghĩa với từ hòa bình: thanh bình, trung bình,yên bình, bình lặng, bình tĩnh, bình thường, bình an, bình minh Trái nghĩa với từ hòa bình: loạn lạc, náo động, sôi nổi, chinh chiến, binh biến, lo lắng, xôn xao, loạn ly. Bài 2:Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau: Năm nay, em học lớp năm. Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít. Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền ? Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ. Bài 3:Ý nghĩa hài hước của bài ca dao sinh ra từ đâu ? Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ? Thầy bói xem quẻ đoán rằng : Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn. Bài 4:Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm. kính: hầm sáo Bài 5:Viết một đoạn văn miêu tả cảnh một buổi sáng trên quê hương em trong đó có sử dụng một số từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ hòa bình. Gạch chân dưới các từ đó. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 6 Họ và tên : ..Lớp 5 Ý nghĩa Chung sức chung lòng, toàn tâm toàn ý thực hiện một nhiệm vụ, một công việc. Nhường nhịn, giúp đỡ, chia sẻ với nhau những niềm vui hạnh phúc và những khó khăn, vất vả. Tựa vào nhau để đối phó hay lo liệu việc chung, góp sức để hoàn thành nhiệm vụ, mục đích. Luôn bên cạnh nhau, cùng nhau chiến đấu hay thực hiện một nhiệm vụ. Bài 1: Nối các thành ngữ, tục ngữ ở cột A với ý nghĩa ở cột B sao cho phù hợp. Thành ngữ, tục ngữ Chung lưng đấu cật Đồng sức đồng lòng Kề vai sát cánh Đồng cam cộng khổ Bài 2:Tìm và xác định nghĩa của những từ có cùng âm là : chín, dạ, cao, xe. Đặt câu với mỗi từ đồng âm ứng với mỗi nghĩa đó. Bài 3:Gạch chân dưới các từ đồng âm trong những câu sau và giải thích nghĩa của chúng. Chỉ ăn được một quân tốt, có gì mà tốt chứ. Lồng hai cái lồng lại với nhau để đỡ cồng kềnh. Chúng ta ngồi vào bàn bàn công việc đi thôi. Đi xem chiếu bóng mà mang cả chiếu để làm gì ? Bài 4:Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thành ngữ, tục ngữ không cùng nghĩa. Đồng cam cộng khổ. Đồng sức đồng lòng. Chung lưng đấu cật. Bằng mặt nhưng không bằng lòng. Bài 5:Tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau của bài hát đố. Trăm thứ dầu, dầu gì không thắp ? Trăm thứ bắp, bắp gì không rang ? Trăm thứ than, than gì không quạt ? Trăm thứ bạc, bạc gì không mua ? Bài 6: Miêu tả một khu vườn em đã được quan sát. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 7 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1:Tìm nghĩa gốc của từ mũi và các nghĩa chuyển của nó chỉ bộ phận của dụng cụ hay vũ khí. Nghĩa gốc của từ mũi : Nghĩa chuyển: Bài 2:a) Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ lá trong các câu sau: Lá cờ tung bay trước gió. Mỗi con người có hai lá phổi. Về mùa thu, cây rụng lá. Ông viết một lá đơn dài để đề nghị giải quyết. b.Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ quả trong các câu sau: Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. Quả cau nho nhỏ. Trăng tròn như quả bóng. Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta. Quả hồng như thể quả tim giữa đời. Bài 3:Đặt câu cho mỗi nghĩa sau đây của từ đầu một câu tương ứng. Bộ phận trên cùng của người, có chứa bộ não. Vị trí ngoài cùng của một số đồ vật. Vị trí trước hết của một khoảng không gian. Thời điểm trước hết của một khoảng thời gian. Bài 4:Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt câu: Dời chỗ bằng chân với tốc độ cao.( VD : cự li chạy 100 m) Tìm kiếm. ( VD : chạy tiền) Trốn tránh.( VD : chạy giặc) Vận hành, hoạt động. ( VD : máy chạy ) Vận chuyển. ( VD : chạy thóc vào kho ) Bài 5: Miêu tả một cảnh đẹp thiên nhiên ( rừng cây, vườn hoa hoặc dòng sông, suối,) mà em có dịp quan sát. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 8 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1:Chia các thành ngữ, tục ngữ sau thành hai nhóm cho phù hợp. Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa. Năm trước được cau, năm sau được lúa. Các hiện tượng thiên nhiên Kinh nghiệm sản xuất Bài 2:Đặt câu với các nghĩa sau của từ chân: Bộ phận cơ thể người hay động vật, tiếp xúc với mặt đất để đi lại. Bộ phận của vật tiếp xúc với mặt đất. Cầu thủ bóng đá. Người trong tổ chức, tập thể nào đó. Bài 3:Xác định các nghĩa của quả trong những cách dùng sau đây: Cây hồng rất sai quả. Mỗi người có một quả tim. Quả đất quay xung quanh mặt trời. Bài 4:Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng, cho biết những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa. (1) Cái nhẫn bằng bạc. (2) Đồng bạc trắng hoa xòe. (3) Cờ bạc là bác thằng bần. (4) Tóc ông Ba đã bạc. (5) Đừng xanh như lá, bạc như vôi. (6) Cái quạt máy này phải thay bạc. b. (1) Cây đàn ghi ta. (2) Vừa đàn vừa hát. (3) Lập đàn để tế lễ. (4) Bước lên diễn đàn. (5)Đàn chim tránh rét trở về. (6) Đàn thóc ra phơi. Bài 5:Tìm các từ ngữ và đặt câu. Tả âm thanh của gió. Tả âm thanh tiếng mưa. Tả âm thanh tiếng hát. Bài 6: Viết đoạn mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả một khu vườn mà em biết. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 9 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1: Các từ ngữ sau đây miêu tả cấp độ của gió. Hãy xếp chúng thành hai loại. mơn man, hú, phe phẩy, gợn, rít, gào thét, vi vu, hây hẩy, dữ dội, nhè nhẹ, hun hút, ào ào, ù ù, thoảng, vần vũ, khe khẽ. Các từ ngữ miêu tả gió nhẹ Các từ ngữ miêu tả gió mạnh Bài 2:Tìm đại từ trong đoạn văn sau và xác định các đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào. Năm nhuận ấy tôi lên tám. Đúng vào ngày sinh của tôi thì bố tôi mất việc ở nhà máy nước đá. Chuyện bố tôi mất việc cũng đơn giản thôi. Nó bắt nguồn từ người thợ quét vôi bị thằng xếp Tây ở nhà máy mắng bằng tiếng Việt ngay bên cạnh cái bàn nguội của bố tôi, vì mấy giọt vôi bắn vào đôi giày của hắn. Bài 3:Điền đại từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo reo lên, múa lên..chào anh em của .lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo tung bay trong gió, trắng xóa như tuyết mịn, tới tấp bay đi khắp hướng. Bài 4:Giải thích nghĩa của các từ ngữ sau. Với mỗi từ ngữ, đặt một câu làm ví dụ. tinh thần thượng võ lưu truyền: mũi đất: phập phều: Bài 5:Dùng đại từ xưng hô để thay thế cho danh từ bị lặp lại ( từ in đậm ) trong các câu dưới đây: Chuột chui qua khe hở và tìm ra rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều đến mức bụng chuột phình lên. Sáng ra, chuột tìm đường về ổ, nhưng cái bụng phình to đến mức chuột không sao lách qua được khe hở. Bài 6:Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn thơ sau: Má hét lớn : “Tụi bay đồ chó! Cướp nước tao, cắt cổ dân tao ! Tao già không sức cầm dao Giết bay đã có con tao trăm vùng ! ” BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 10 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1:Tìm nội dung chính của các văn bản sau bằng cách nối các ô ở cột A với các ô ở cột B. Quang cảnh làng mạc ngày mùa Sắc màu em yêu Lòng dân Những người bạn tốt Sự kì diệu của rừng xanh Đất Cà Mau Vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn của rừng xanh Nét đặc trưng về thiên nhiên, con người Cà Mau. Cảnh trù phú, đầm ấm của làng quê vào ngày mùa. Tình cảm gắn bó, chở che của nhân dân với chiến sĩ cách mạng. Sự gắn bó của cá heo với loài người. Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của bạn nhỏ. Bài 2:Tìm từ đồng âm trong các câu sau: Cầu Mĩ Thuận là cầu treo. Chúng em rất thích đá cầu. Tôi cầu cho mẹ tôi được khỏe mạnh. Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau và đặt câu với mỗi từ đó. độc lập, yên tĩnh, đông đúc, thật thà. Bài 4: -Đặt câu với mỗi nghĩa sau đây của từ vàng. Kim loại quý, màu vàng, dùng làm đồ trang sức. Quý, có nghĩa cao cả và đáng trân trọng. Có màu như màu của kim loại vàng. - Đặt câu với mỗi nghĩa sau đây của từ đánh. a. Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy đập vào thân người. b. Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh. c. Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp bằng cách xát hoặc xoa. Bài 5:Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ chấm: .một đống còn hơn sống một người. Ăn cỗ .., lội nước đi sau. No con bụng,..con mắt. .đàn còn hơn khôn độc. Hữu danh .thực. Bài 6:Viết NC dưới những từ in nghiêng mang nghĩa chuyển và viết NG dưới những từ in nghiêng mang nghĩa gốc: Xe này chạy rất êm. . Anh ấy chạy rất nhanh. Miếng thị này rất mềm. Cô ấy rất mềm tính. Mũi cô ấy rất cao. Tôi đang đứng ở mũi tàu. Bài 7: Thay những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn. Hoàng bê chén nước bảo ông uống. Ông vò đầu Hoàng và nói : “ Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa ?” Hoàng nói với ông : “ Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ !” Bài 8: Tả cảnh làng xóm ( bản làng, khu phố, khu chung cư,.. ) nơi em ở. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 11 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1:Tìm đại từ xưng hô trong đoạn trích sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào. Khi gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cười: Thế nào, gấu rỉ tai cậu điều gì thế ? À, nó bảo với tớ rằng những người xấu là những kẻ chạy bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo. ( Lép Tôn – xtôi ) Bài 2:Điền các quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: Buổi sáng, mẹ đi làm, bà đi chợ, Loan đi học. Mùa hè, trờinắng..rất nóng. Những giọt sương sáng lên trong ánh bình minh tựa.những hạt ngọc lóng lánh ai bỏ quên bên thảm cỏ ven đường. Hoa tuyết rơi bám đầy mái tóc vàng óng của em – mái tóc xinh đẹp uốn tự nhiên và bao quanh khuôn mặt bầu bĩnh - .em chẳng hề quan tâm. Bài 3:Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng. Hằng ngày, bằng tinh thần và ý chí vươn lên, dưới trời nắng gay gắt hay trong tuyết rơi, hàng triệu trẻ em trên thế giới cùng đi học. Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Bài 4:Ghi lại các cặp quan hệ từ ở những câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận trong câu. Vì đến muộn nên Mai không được vào phòng thi. Tuy chỉ mới có 3 tuổi nhưng cô bé có thể làm được phép tính cộng hai con số. Nếu trẻ em thành phố có được những sân chơi bổ ích thì mùa hè với chúng sẽ thú vị hơn nhiều. Mọi người càng chen lấn, đường càng tắc. Cặp quan hệ từ Quan hệ biểu thị 1. 2. 3. 4. Bài 5:Chọn các đại từ xưng hô con, họ, chúng ta điền vào chỗ chấm thích hợp. Khi về, người cha hỏi : Thế học được gì từ chuyến đi ? Có ạ !- Người con đáp - nhìn thấy rằng chúng ta có một con thú cưng, còn họ thì có nhiều chó, lợn, gà thật vui vẻ. có một bể bơi nhỏ xíu trong vườn, còn .thì có cả dòng suối, sông thật lớn. phải trả tiền để mua đèn trong nhà, còn ..có cả bầu trời sao vào buổi tối. .xây sân trong chỉ vỏn vẹn trước nhà, còn ..có cả một chân trời. .có một mảnh đất nhỏ để xây nhà mà sống, còn.có những cánh đồng rộng mênh mông. ..phải mua rau và cây cảnh, còn.tự trồng được. phải xây những bức tường bao quanh tài sản để bảo vệ , còn có những người bạn bảo vệ nhau. ( Trích Chúng ta nghèo đến mức nào ) BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 12 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1:a. Nghĩa các từ đơn trong mỗi dòng dưới đây có điểm gì giống nhau ? sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sam, sò, sứa, sán. sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi. Nếu thay âm đầu “ s ” bằng “ x ”, trong số các tiếng trên, những tiếng nào có nghĩa. Tìm các từ láy theo các khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng sau : 1 an – at ang - ac 2 ôn – ôt ông – ôc 3 un - ut ung – uc Bài 2:Tìm quan hệ từ trong những câu sau và xác định quan hệ từ đó nối những từ ngữ nào với nhau. Ngày 30-8-1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ. Lương Ngọc Quyến được giải thoát và tham gia chỉ huy nghĩa quân. Ông hi sinh, nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi. Bài 3:Chọn quan hệ từ thích hợp để diền vào chỗ trống trong các câu sau. Những cái búttôi không còn mớivẫn tốt. Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh ..máy bay..kịp cuộc họp ngày mai. .trời mưa rất tonước sông dâng cao. .cái áo không đẹp..nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng. Bài 4:Đặt câu với mỗi cặp từ quan hệ sau: Hễ..thì; bởi..nên; tuy..nhưng; dù..nhưng. Bài 5:Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người bạn thân của em. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 13 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1:Một số quan hệ từ trong các câu sau đã được sử dụng không chính xác. Gạch chân dưới các lỗi sai ấy và sửa lại cho đúng. Nhờ việc đốt nương làm rẫy ở một số địa phương không được kiểm soát chặt chẽ mà nạn cháy rừng vẫn liên tiếp diễn ra. Bởi vì biết đánh bắt cá bằng thuốc nổ là một hành động phá hoại môi trường nên anh ấy vẫn làm. Rừng ngập mặn tuy góp phần bảo vệ vững chắc đê điều nên làm tăng thêm thu nhập cho người dân. Bài 2:Hãy sử dụng các cặp quan hệ từ để chuyển mỗi cặp câu sau thành một câu. Tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Chẳng bao lâu, tôi trở thành chàng dế thanh niên cường tráng. Mùa hè đến, các bông hoa trở nên rực rỡ hơn. Những âm thanh cũng rộn rã, tươi vui hơn. Mẹ mất sơm, hoàn cảnh gia đình Loan rất khó khăn. Tuy thế, 5 năm liền bạn ấy luôn là học sinh giỏi. Tên Dậu là thân nhân của hắn. Chúng con bắt nó nộp thuế thay. Bạn An học giỏi Toán. Bạn ấy học Tiếng Việt cũng cừ. Chúng em còn nhỏ tuổi. Chúng em quyết tâm làm những công việc có ích cho môi trường. Bài 3:Thay những cặp quan hệ từ in đậm bằng những cặp quan hệ từ khác nhưng cùng nghĩa. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Bài 4:Khoanh tròn từ ngữ không cùng loại. Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng, đốt nương, bảo vệ nguồn nước. Khai thác gỗ bừa bãi, đốt nương làm rẫy, săn bắt động vật hoang dã, trồng cây, đánh bắt cá bằng thuốc nổ. Bài 5: Viết đoạn văn khoảng 10 câu về vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng 2 trong các từ ngữ trên. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 14 Họ và tên : ..Lớp 5 Bài 1:Cho các câu kể sau. Những bông hoa đã héo úa sau một ngày khiêu vũ mệt nhoài. Lượm vừa đi vừa hát. Em ấy chính là tấm gương cho các bạn noi theo. Anh đưa giúp em chiếc điện thoại màu xanh của Mai với. Em hãy các từ gạch chân vào bảng sau cho phù hợp. Từ loại Từ Danh từ chung Danh từ riêng Đại từ xưng hô Đại từ thay thế Bài 2: Cho đoạn văn sau: Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, ốc, le le, sâm cầm, vịt trời, bồ nôn
Tài liệu đính kèm: