Bài tập ôn tập môn Kế toán ngân hàng

pdf 18 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Kế toán ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập ôn tập môn Kế toán ngân hàng
Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 2015-2016
Biên soạn: ThS. Nguyễn Tài Yên_Cập nhật tháng 07 năm 2015 Page 1 
BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG 
I- Lý thuyết 
Bài 1: Trả lời các câu hỏi sau. 
1. Nêu một số nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng thương mại? 
2. Tại sao có thể nói hệ thống kế toán ngân hàng là một hệ thống thông tin? 
3. Đối tượng nghiên cứu của kế toán ngân hàng là gì? Đối tượng sử dụng thông 
tin kế toán ngân hàng là những ai? Từng đối tượng sử dụng thông tin kế toán 
để làm gì? 
4. Kết cấu của một tài khoản chi tiết trong kế toán ngân hàng như thế nào? Lấy 
một ví dụ minh họa? 
5. Theo kế toán “ngoại tệ” được hiểu như thế nào? Kinh doanh ngoại tệ thường 
có những rủi ro nào? NHTM có những biện pháp nào để phòng chống những 
rủi ro đó? 
6. Phân biệt giữa chứng khoán kinh doanh, chứng khoán giữ đến hạn và chứng 
khoán đầu tư sẵn sàng để bán? 
7. Ghi nhận thu nhập và chi phí trong ngân hàng cần tôn trọng những nguyên 
tắc nào? Cho ví dụ minh họa? 
8. Nêu các khoản thu nhập và chi phí từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng? 
Trong các khoản thu nhập và chi phí đó khoản nào thường chiếm tỷ trọng lớn 
nhất? 
9. Hãy nêu các ví dụ trong kế toán ngân hàng về việc tuân thủ nguyên tắc giá 
gốc, cơ sở dồn tích và nguyên tắc thận trọng? 
10. Nêu vai trò của nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại đối với 
các ngân hàng thương mại và đối với khách hàng? 
Bài 2: Hãy cho biết phát biểu sau là Đúng hay Sai? Giải thích ngắn gọn. 
1. Ngân hàng có thể áp dụng hình thức trả lãi trước cho các trường hợp huy động 
vốn của mình. 
2. Trường hợp vay trả góp có số tiền trả góp đều mỗi kỳ bao gồm vốn và lãi thì số 
tiền thu ở kỳ sau so với kỳ trước sẽ là: vốn gốc tăng, lãi giảm. 
Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 2015-2016
Biên soạn: ThS. Nguyễn Tài Yên_Cập nhật tháng 07 năm 2015 Page 2 
3. Mục đích gửi tiền vào NH của khách hàng là khác nhau. 
4. Để được thanh toán, người bán có thể nộp UNT và hóa đơn vào Ngân hàng phục 
vụ cho người thụ hưởng và người chi trả. 
5. Giá trị của Bảng Cân Đối kế toán của Ngân hàng sẽ không đổi khi khách hàng 
nộp tiền mặt để trả nợ vay. 
Bài 3: Phân loại các nghiệp vụ sau đây thành 3 nhóm: làm giảm tổng giá trị, làm tăng 
và không làm ảnh hưởng đến tổng giá trị BCĐKT Ngân hàng. 
1. Ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ quá hạn. 
2. Khách hàng nộp tiền mặt vào TK TG thanh toán. 
3. Ngân hàng trả lãi tiền tiết kiệm cho khách hàng bằng tiền mặt từ khoản lãi dự 
chi. 
4. Thanh toán kỳ phiếu đến hạn vào TK TG của khách hàng. 
5. Ngân hàng thực hiện giải ngân một khoản vay bằng chuyển khoản vào TK TG 
của người thụ hưởng mở TK cùng một chi nhánh ngân hàng. 
6. Khách hàng nhận tiền vay bằng tiền mặt. 
7. Khách hàng trích TK tiền gửi thanh toán trả nợ vay Ngân Hàng. 
8. Ngân hàng trả lãi tiền gửi tiết kiệm định kỳ cho khách hàng bằng tiền mặt. 
9. Thanh toán kỳ phiếu đến hạn cho khách hàng bằng tiền mặt. 
10. Chi tiền mặt mua trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. 
II- Bài tập 
Bài 1: Tình hình tài chính của NHTM Cổ Phần Sài Gòn vào ngày 31/12/X như sau: 
 Đvt: triệu đồng 
Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền 
Cho vay ngắn hạn 11.000 Tiền mặt 14.500 Các khoản phải 
thu 
6.000 
Vốn điều lệ 32.000 Tiền gửi bảo đảm 
thanh toán SEC 
của KH 
1.000 Các khoản phải 
trả 
8.000 
Hùn vốn với 
TCTD khác 
6.500 Kim loại quý 7.000 Tiền gửi của 
kho bạc NN 
5.000 
Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 2015-2016
Biên soạn: ThS. Nguyễn Tài Yên_Cập nhật tháng 07 năm 2015 Page 3 
Tiền gửi không 
kỳ hạn 
16.000 Kỳ phiếu phát 
hành 
6.000 Chứng khoán 
kinh doanh 
9.000 
Tiền gửi tại 
NHNN 
9.000 Tài sản cố định 24.000 Tài sản Có 
khác 
7.000 
Tiền tiết kiệm có 
kỳ hạn 
11.000 Vay ngắn hạn 
TCTD khác 
4.000 Tài sản Nợ 
khác 
x 
Yêu cầu: Tìm x và lập bảng CĐKT của NH TMCP Sài Gòn tại ngày 31/12/X. 
Bài 2: Tình hình tài chính của một NHTM vào ngày 31/12/N như sau: 
ĐVT: triệu đồng 
Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền 
1. Tiền 
mặt 
11.000 4. Cho vay 190.000 7. Tiền 
vay 
32.000 
2. Tiền 
gửi 
NHNN 
14.000 5. Tài sản 
khác 
6.000 8. Vốn 
điều lệ 
x 
3. CK 
kinh 
doanh 
26.000 6. Tiền gửi 
KH 
200.000 9. Lợi 
nhuận 
2.000 
Yêu cầu: 
1. Viết phương trình kế toán và tìm x? 
2. Lập bảng cân đối kế toán và ngày 31/12/N? 
3. Cho biết chỉ tiêu kinh tế nào phản ánh mối liên hệ giữa bảng CĐKT và báo cáo kết quả 
kinh doanh? 
4. Cho biết trong tháng 01/N+1 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 
a. Khách hàng trả nợ vay 120.000.000đ, trong đó bằng tiền mặt 50.000.000đ số còn lại 
trả từ tài khoản tiền gửi của khách hàng. 
b. Ngân Hàng mua tài sản cố định trả bằng tiền mặt trị giá 600.000.000đ. 
c. Ngân hàng cho khách hàng vay 400.000.000đ, trong đó giải ngân bằng tiền mặt 
250.000.000đ số còn lại chuyển trả nợ cho người vay vào tài khoản của người thụ 
hưởng mở tại ngân hàng này. 
d. Phát hành kỳ phiếu đúng mệnh giá, số tiền thu được bằng tiền mặt 6.000.000.000đ 
e. Dùng tiền gửi tại NHNN mua chứng khoán đầu tư trị giá 1.200.000.000đ. 
Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 2015-2016
Biên soạn: ThS. Nguyễn Tài Yên_Cập nhật tháng 07 năm 2015 Page 4 
Yêu cầu: Hãy chỉ ra các biến động của bảng cân đối kế toán sau khi mỗi nghiệp vụ kinh tế 
phát sinh và lập bảng cân đối kế toán vào cuối tháng 01/N+1. 
Bài 3: Trong ngày 01/03/ 2015, tại Ngân Hàng Á Châu-TP.HCM có các nghiệp vụ kinh tế phát 
sinh như sau: 
1. Ông Nguyễn Nam nộp vào Ngân Hàng số tiền là 50.000.000 đ kèm chứng minh nhân dân 
đề nghị gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi tiền gửi TK kỳ hạn 6 tháng là 12% /năm. Lãi trả 
sau. 
2. Bà Hải Thanh xuất trình CMND và sổ TK có kỳ hạn 4 tháng đề nghị rút tiền trước thời 
hạn. Biết rằng số dư trên sổ TK là 100.000.000đ, ngày gửi là 01/01/2015. Lãi suất là 9%/ 
năm, lãnh lãi hàng tháng. Đến nay khách hàng đã lãnh lãi được 1 tháng. 
3. Bà Lan Anh đề nghị trích TK tiền gửi không kỳ hạn để mua 1 kỳ phiếu do Ngân Hàng phát 
hành, thời hạn 3 tháng, lãi suất 9%/ năm, trả lãi sau. Ngân hàng phát hành kỳ phiếu dưới 
hình thức chiết khấu, mệnh giá kỳ phiếu là 100.000.000 đ, tỷ lệ chiết khấu là 2%. 
4. Ông Tâm xuất trình CMND và sổ TK có kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 9%/năm, lãi trả sau, đề 
nghị rút tiền trước hạn 3 tháng. Biết rằng số dư trên STK là 100.000.000đ. Tới nay ngân 
hàng đã dự chi lãi được 2 tháng. 
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán theo thứ tự các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày 
01/03/2015. 
Biết rằng: 
1. Các tài khoản liên quan đều có đủ số dư để hạch toán. 
2. Ngân hàng hạch toán lãi phải trả của tiền gửi, tiết kiệm VND, lãi phải trả về phát hành 
giấy tờ có giá, phân bổ chiết khấu và lãi tính trước hàng tháng vào ngày cuối cùng của mỗi 
tháng. 
3. Nếu KH gửi có kỳ hạn nhưng đề nghị rút trước thời hạn thì chỉ được tính theo lãi suất 
không kỳ hạn là 1.2%/năm. 
Bài 4: Tại Ngân hàng ACB trong ngày 01/03/2015 phát sinh một số nghiệp vụ sau: 
1. Khách hàng H nộp Sổ tiết kiệm kèm chứng minh nhân dân đề nghị lãnh tiền mặt 
500.000.000 đ từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. 
2. Công ty Đại Nam nộp giấy nộp tiền kèm tiền mặt 100.000.000 đ để nộp vào tài khoản tiền 
gửi không kỳ hạn. 
3. Ngân hàng xuất tiền mặt để gửi vào TK tiền gửi tại ngân Hàng nhà nước số tiền 
500.000.000 đ. Ngân hàng đang chuyển tiền mặt đến Ngân hàng nhà nước. 
4. Ông Nguyễn Nam nộp vào Ngân Hàng số tiền là 50.000.000 đ kèm chứng minh nhân dân 
đề nghị gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi tiền gửi TK kỳ hạn 6 tháng là 12% /năm. Lãi trả 
sau. 
5. Khách hàng A tới ngân hàng đề nghị chuyển 200.000.000đ từ tài khoản tiền gửi không kỳ 
Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 2015-2016
Biên soạn: ThS. Nguyễn Tài Yên_Cập nhật tháng 07 năm 2015 Page 5 
hạn sang gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 6%/năm, lãi trả sau. 
6. Phát hành kỳ phiếu ngắn hạn (6 tháng) chiết khấu 2%, mệnh giá phát hành 500.000.000đ, 
lãi suất 5%/năm, lãi trả sau. Tất cả thu về bằng tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước. 
7. Khách hàng H chuyển tiền từ tài khoản của mình sang một tài khoản khác ở một chi nhánh 
khác cùng hệ thống. Số tiền 20.000.000đ. 
8. Khách hàng M mang CMND và STK đã đến hạn tới xin tất toán (đóng sổ). Số tiền khách 
hàng đã gửi TK là 200.000.000đ, kỳ hạn 3 tháng, lãi trả sau, lãi suất 6%/năm. Ngân hàng 
đã dự chi lãi cho 2 tháng đầu tiên. Ngân hàng đã chi trả gốc và lãi cho khách hàng bằng 
tiền mặt. 
Yêu cầu: Hãy xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. 
Biết rằng: Các tài khoản liên quan đều có đủ khả năng hạch toán. Nếu khách hàng rút tiền trước 
hạn thì Ngân Hàng tính theo lãi suất 1.2%/năm. 
Bài 5: Ngày 01/01/N Bà Hoàng Lan tới ngân hàng TMCP Á Châu CN Tân Bình yêu cầu chuyển 
500 trđ từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (mở tại chi nhánh này) để mở sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 
tháng, lãi suất 8%/năm, lĩnh lãi khi đến hạn. Tới cuối ngày 01/07/N khách hàng không đến ngân 
hàng để tất toán sổ tiết kiệm nên ngân hàng đã xử lý chuyển kỳ hạn mới. Ngày 25/09/N khách 
hàng đã tới xin tất toán sổ tiết kiệm và chuyển toàn bộ gốc và lãi vào một tài khoản ở chi nhánh 
khác cùng hệ thống. 
Yêu cầu: Tính toán và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ lúc KH tới mở sổ tiết kiệm tới 
lúc KH tất toán sổ tiết kiệm. Biết lãi suất không kỳ hạn là 1,2%/năm. 
Bài 6: Ngày 01/03/N ông Hải mang 200.000.000đ tiền mặt tới ngân hàng TMCP Liên Việt yêu 
cầu mở sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 9%/năm, lĩnh lãi hàng tháng vào ngày 01. Ngày 
01/06/N ông Hải tới xin rút tiền trước hạn, ngân hàng đã đồng ý cho khách hàng rút tiền bằng hình 
thức chuyển ngay vào TK tiền gửi của khách hàng mở tại Ngân hàng này và khách hàng đã chi 
tiền mặt hoàn lại số tiền lãi nhận dư của ngân hàng. 
Yêu cầu: hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ lúc khách hàng tới mở sổ tiết kiệm tới lúc 
khách hàng rút tiền. 
Biết rằng: Ngân hàng không dự trả lãi cho các khoản tiền gửi, tiết kiệm lĩnh lãi hàng tháng, các 
điều kiện khác đủ khả năng hạch toán. Nếu khách hàng rút tiền trước hạn thì Ngân hàng tính theo 
mức lãi suất 1.2%/năm. Khách hàng đã nhận lãi được 2 tháng. 
Chú ý: Sau khi làm trường hợp trên sinh viên làm lại bài tập trên theo 2 trường hợp khác: 
a. Lĩnh lãi ngay khi gửi tiền tiết kiệm. (ngân hàng phân bổ chi phí lãi cuối mỗi tháng) 
Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 2015-2016
Biên soạn: ThS. Nguyễn Tài Yên_Cập nhật tháng 07 năm 2015 Page 6 
 b. Lĩnh lãi khi đến hạn. (ngân hàng dự chi lãi vào cuối mỗi tháng) 
Bài 7: Ngày 01/01/2015 Ngân hàng TMCP Sài Gòn phát hành 1.000 trái phiếu, mệnh giá 
1.000.000đ/TP, thu về bằng tiền gửi tại NHNN, thời hạn 3 năm, lãi suất phát hành 9%/năm, lãnh 
lãi khi đến hạn thanh toán. 
Yêu cầu: Hạch toán các bút toán tại Ngân hàng từ lúc phát hành tới lúc đến hạn thanh toán trong 
2 trường hợp. 
1. Phát hành chiết khấu 2% 
2. Phát hành phụ trội 1% 
Biết rằng: Ngân hàng phát hành thu về từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, đến hạn 
thanh toán Ngân hàng đã chi tiền mặt để trả gốc và lãi cho khách hàng. Ngân hàng dự trả tiền lãi 
vào ngày cuối cùng của mỗi tháng, các tài khoản liên quan đều đủ số dư để hạch toán. 
Lưu ý: Sau khi làm trường hợp trên sinh viên làm lại bài tập trên theo 2 trường hợp khác: 
 a. Khách hàng lĩnh lãi ngay khi mua trái phiếu. 
 b. Khách hàng lĩnh lãi hàng tháng vào ngày 01. 
Bài 8: Ngày 01/11/200X . Ngân hàng TMCP Á Châu CN Bình Thạnh giải ngân cho khách hàng 
A vay 600.000.000đ thời hạn vay 3 tháng, lãi suất 1.2%/ tháng, tiền vay sau khi giải ngân được 
khách hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng B có TK tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 
CN Tân Bình. Tài sản đảm bảo là một căn nhà trị giá 1.000.000.000đ. Khách hàng phải trả lãi 
định kỳ sau mỗi tháng (ngày 01 hàng tháng). Ngân hàng dự thu tiền lãi vào ngày cuối cùng mỗi 
tháng (không dự thu cho các khoản lãi thu hàng tháng). 
Yêu cầu: xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khi cho vay đến khi khách hàng 
trả hết nợ. Biết rằng khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn bằng tiền mặt. Các Ngân hàng khác hệ 
thống và cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. 
Lưu ý: Sau khi làm trường hợp trên sinh viên làm lại bài tập trên theo 2 trường hợp khác: 
a. Khách hàng trả lãi ngay khi giải ngân. 
b. Khách hàng trả lãi khi kết thúc hợp đồng tín dụng. 
Bài 9: Tại NH Ngoại Thương CN TP.HCM ngày 25/04/X có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
như sau: 
a. Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, công ty Tiến Đạt nộp UNC với số tiền là 
300.000.000đ đề nghị giải ngân tiền vay để thanh toán tiền hàng hóa cho công ty Vĩnh Hòa có tài 
khoản tại NH Nông Nghiệp CN Bình Thạnh. Thời hạn vay 2 năm, lãi trả khi đến hạn. 
Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 2015-2016
Biên soạn: ThS. Nguyễn Tài Yên_Cập nhật tháng 07 năm 2015 Page 7 
b. Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và phiếu chi tiền mặt kèm CMND, kế toán giải ngân cho 
Ông Hưng với số tiền là 50.000.000đ bằng tiền mặt, thời hạn cho vay là 6 tháng, lãi suất cho vay 
là 1,5%/ tháng, lãi trả hàng tháng. Ngân hàng đã thu lãi cho tháng đầu tiên. 
c. Bà Ánh Dương nộp 66.000.000 đ tiền mặt để thanh toán nợ vay và lãi vay của một HĐTD 
đến hạn thanh toán. Số tiền vay là 60.000.000đ, lãi cho vay là 6.000.000 đ, thời hạn cho vay là 6 
tháng. Trước đó Ngân hàng đã dự thu toàn bộ số lãi cho vay đủ tiêu chuẩn trên. 
Yêu cầu: 
1. Xử lý và định khoản các nghiệp trên. 
2. Hãy cho biết nghiệp vụ a và c ảnh hưởng như thế nào đến bảng CĐKT của Ngân hàng. 
Biết rằng: Các Ngân Hàng khác hệ thống và cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. 
Bài 10: Tại Ngân hàng ACB CN TP.HCM, trong ngày 25/2/X phát sinh một số nghiệp vụ sau: 
1. Khách hàng M nộp Sổ tiết kiệm kèm chứng minh nhân dân đề nghị lãnh tiền mặt 
150.000.000đ từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. 
2. Công ty Đại Phát nộp giấy nộp tiền kèm tiền mặt 100.000.000 đ để nộp vào tài khoản tiền 
gửi không kỳ hạn. 
3. Ngân hàng giải ngân vào tài khoản tiền gửi cho Bà An 150.000.000 đ, thời hạn cho vay 9 
tháng với lãi suất cho vay là 1% tháng. Giá trị tài sản thế chấp của khách hàng này là 
300.000.000 đ. Ngân hàng đã thu lãi của tháng đầu tiên bằng tiền mặt. 
4. Ngân hàng xuất tiền mặt để gửi vào TK tiền gửi tại ngân Hàng nhà nước số tiền 
500.000.000 đ. Ngân hàng đang chuyển tiền mặt đến Ngân hàng nhà nước. 
5. Ngân hàng chuyển nợ quá hạn của Khách hàng A, biết số nợ gốc là 200.000.000đ, số lãi đã 
dự thu chưa thu được là 30.000.000đ. 
Yêu cầu: 
a. Hãy xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên. 
b. Hãy cho biết nghiệp vụ 1, 2 và 4 ảnh hưởng như thế nào đến bảng CĐKT Ngân hàng. 
Biết rằng: các tài khoản liên quan đều có đủ khả năng hạch toán. 
Bài 11: Ngày 01/01/N. Ngân hàng TMCP Sài Gòn CN Bình Tân giải ngân cho khách hàng H vay 
800.000.000đ thời hạn vay 6 tháng, lãi suất 1.0%/ tháng, tiền vay sau khi giải ngân được khách 
hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng M có TK tại Ngân hàng TMCP Liên Việt CN 
TP.HCM. Tài sản đảm bảo là một căn nhà trị giá 1.000.000.000đ. Lãi thu khi HĐTD đến hạn. 
Yêu cầu 1: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khi cho vay đến khi khách 
hàng trả hết nợ. Biết rằng khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn bằng tiền mặt. Các Ngân hàng khác 
hệ thống và cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. Ngân hàng dự thu lãi vào ngày cuối cùng 
của mỗi tháng. 
Yêu cầu 2: Giả sử đến hạn thanh toán KH không đến thanh toán, quá hạn thanh toán 1 năm 
Ngân hàng tiến hành các thủ tục để bán TSBĐ nợ, chi phí bán TSBĐ bằng tiền mặt là 
Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 2015-2016
Biên soạn: ThS. Nguyễn Tài Yên_Cập nhật tháng 07 năm 2015 Page 8 
12.000.000đ, số tiền bán thu về bằng tiền mặt là 1.200.000.000đ. Hãy xử lý và hạch toán từ lúc 
đến hạn thanh toán tới lúc xử lý TSBĐ nợ. Biết rằng, lãi quá hạn ngân hàng áp dụng là 
1,5%/tháng. 
Bài 12: Ngày 01/03/N, Ngân hàng TMCP Á Châu CN Bình Thạnh cho vay khách hàng A 
500.000.000đ thời hạn vay 3 tháng, lãi suất 12%/ năm, lãi trả cuối kỳ. Toàn bộ số tiền vay sau khi 
giải ngân được khách hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng B có TK tại Ngân hàng 
TMCP Á Châu CN An Giang. Tài sản đảm bảo là một căn nhà trị giá 800.000.000đ. 
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khi cho vay đến khi khách hàng 
trả hết nợ. Biết rằng khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn bằng tiền gửi không kỳ hạn (mở tại chi 
nhánh này). Ngân hàng dự thu lãi cho vay vào cuối mỗi tháng. 
Bài 13: Tại ngân hàng TMCP ABC trong ngày phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: 
1. Ngân hàng mua chứng khoán kinh doanh, chi phí thực tế chứng khoán mua vào là 100 trđ, 
thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước. 
2. Ngân hàng mua chứng khoán đầu tư giữ đến hạn có chiết khấu, thanh toán cho bên bán 
bằng chuyển khoản thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng là 480 trđ, tổng mệnh giá của 
chứng khoán này là 500 trđ. 
3. Ngân hàng bán một số chứng khoán kinh doanh, người mua thanh toán bằng chuyển khoản 
thông qua tài khoản tiền gửi là 150 trđ, giá mua số chứng khoán này trước đây là 130 trđ. 
4. Ngân hàng được kho bạc nhà nước thanh toán chứng khoán đầu tư có chiết khấu đến hạn 
thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN với số tiền 800 trđ. Biết rằng mệnh giá của số chứng 
khoán này là 750 trđ, lãi ngân hàng dự thu là 50 trđ. Ngân hàng đã phân bổ chiết khấu vào thu 
nhập. 
5. Ngân hàng được thanh toán bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi của tổ chức phát hành 
A một số chứng khoán đầu tư giữ đến hạn thanh toán. Biết rằng trước đây ngân hàng đã mua số 
chứng khoán này với số tiền là 600 trđ (bằng mệnh giá), lãi chứng khoán được thanh toán khi đến 
hạn là 60 trđ, ngân hàng cũng đã dự thu toàn bộ số lãi trên. 
6. Ngân hàng bán một số chứng khoán kinh doanh cho khách hàng B bằng chuyển khoản là 
110 trđ, giá mua số chứng khoán này trước đây là 120 trđ, ngân hàng đã lập dự phòng giảm giá 
cho số chứng khoán này là 5 trđ. 
Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 2015-2016
Biên soạn: ThS. Nguyễn Tài Yên_Cập nhật tháng 07 năm 2015 Page 9 
Yêu cầu: xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên trong ngày. 
Bài 14: Tại Ngân Hàng Công Thương TP.HCM, ngày 15/12/N có một số nghiệp vụ kinh tế 
phát sinh như sau: 
a. Khách hàng A nộp vào ngân hàng 1.500 USD tiền mặt đề nghị đổi lấy tiền mặt VNĐ. 
b. Khách hàng B nộp tiền mặt VNĐ đề nghị mua 3.000 USD tiền mặt để đi du lịch. 
c. Doanh nghiệp H đề nghị bán 25.000 USD cho ngân hàng bằng chuyển khoản. 
d. Công ty Bình Minh có một hợp đồng tín dụng đến hạn thanh toán vào ngày 15/12, nợ vay 
là 30.000 USD, thời hạn vay 3 tháng, lãi suất cho vay là 2.4%/năm. Ngân hàng không gia hạn nợ. 
e. Nhận được báo Có từ ngân hàng nước ngoài với nội dung chuyển tiền kiều hối về nước cho 
bà Sunny Lê, số tiền là 12.000 USD. 
Yêu cầu: xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. 
Biết rằng: Đầu ngày 15/12 tỷ giá USD/VND: 19.560- 19.570 
- Dư Có TK 4221.DNH: 50.000USD 
- Dư Có TK 4221.Cty BM: 40.000USD 
- Dư Có TK 4211. Cty BM: 100 trđ 
- Các tài khoản liên qua khác đủ số dư hạch toán. 
Bài 15: Ngày 10/10/N, Ngân Hàng A ký hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn là 1 triệu USD thanh toán 
vào ngày 10/11/N với tỷ giá USD/VND kỳ hạn là 19.100 
Giả sử tỷ giá những thời điểm tiếp theo là: 
- Ngày giao dịch 10/10/N: USD/VND là 18.200 
- Ngày 31/10/N: USD/VND là 18.500 
- Ngày 10/11/N: USD/VND là 19.300 
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tại các thời điểm vào 
ngày giao dịch ký hợp đồng có kỳ hạn, ngày 31/10/N và ngày thực hiện hợp đồng 10/11/N. 
Biết rằng: Ngân hàng thực hiện phân bổ lãi phải thu/ lãi phải trả và đánh giá lại ngoại tệ 
kinh doanh định kỳ cuối tháng. 
Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 2015-2016
Biên soạn: ThS. Nguyễn Tài Yên_Cập nhật tháng 07 năm 2015 Page 10 
Bài 16: Tại NH Ngoại Thương

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBAI_TAP_KE_TOAN_NGAN_HANG.pdf