Bài tập Nhôm và hợp chất của nhôm - Võ Ngà

doc 11 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Nhôm và hợp chất của nhôm - Võ Ngà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Nhôm và hợp chất của nhôm - Võ Ngà
PHẦN 1: CÁC DẠNG BÀI TẬP CỦA NHÔM
PHẦN 2: BÀI TẬP CỦA KIM LOẠI KIỀM VÀ KIỀM THỔ
NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
DẠNG 1: TÍNH CHẤT LƯỠNG TÍNH CỦA Al2O3 VÀ Al(OH)3
Bài 1: Cho 3,42gam Al2(SO4)3 tác dụng với 25 ml dung dịch NaOH tạo ra được 0,78 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của NaOH đã dùng.
Đs: 2.8M hoặc 1,2M
Bài 2: Trong một cốc đựng 200ml dung dịch AlCl3 2M. Rót vào cốc 200ml dung dịch NaOH có nồng độ a mol/lít, ta được một kết tủa; Đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi được 5,1g chất rắn. Tính a.
Đs: 1,5M hay 7,5M 
Bài 3: Có một dung dịch chứa 16,8g NaOH tác dụng với dung dịch có hòa tan 8 gam Fe2(SO4)3. Sau đó lại thêm vào 13,68gam Al2(SO4)3. Từ các phản ứng ta thu được dung dịch A có thể tích 500ml và kết tủa. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A.
Đs: [Na2SO4] = 0,36M, [Na[ Al(OH)4] ] = 0,12M
Bài 4: Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl được dung dịch A và 13,44 lít H2 (đktc). Tính thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa.
Đs: 2,4 hoặc 4 
Bài 5: Hòa tan 3,9 gam Al(OH)3 bằng 50ml NaOH 3M được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch (lít) HCl 2M cần cho vào dung dịch A để xuất hiện trở lại 1,56 gam kết tủa.
Đs: 0,06 hoặc 0,12	
Bài 6: Cho 200 ml gồm MgCl2 0,3M; AlCl3 0,45 M; HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V(lít) gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Tính gía trị của V(lít) để được lượng kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất.
Đs: 12,5lít và 14,75lít	 	
Bài 7: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 tác dụng với H2O cho phản ứng hoàn toàn thu được 200 ml dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch A được a gam kết tủa. Tính giá trị của m và a.
Đs: 8,2g và 7,8g 	
Bài 8: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tính giá trị lớn nhất của V.
Đs: 2 lít
Bài 9: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Tính giá trị của m để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất.
Đs: 1,17gam
Bài 10: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thóat ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH(dư) thì được 1,75V lít khí. Tính thành phần % theo khối lượng của Na trong X (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện).
Đs: 29,87%
Bài 11: Cho dung dịch NaOH 0,3M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được một kết tủa trắng keo. Nung kết tủa này đến khối lượng lượng không đổi thì được 1,02g rắn. Tính thể tích dung dịch NaOH đã dùng.
Đs: 0,2lít hoặc 1 lít	
Bài 12: Khi cho 130 ml AlCl3 0,1M tác dụng với 20 ml dung dịch NaOH, thì thu được 0,936gam kết tủa. Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaOH.
Đs: 1,8M hoặc 2M	
DẠNG 2: PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM
Bài 1: Hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp A thu được hỗn hợp B. Chia hỗn hợp B làm hai phần bằng nhau.
Phần 1: Tác dụng với dung dịch HCl dư được 1,12 lít H2 (đktc).
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy có 4,4g chất rắn không tan. Tìm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp B.
Đs: ;; 
Bài 2: Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiẹt nhôm thu được hỗn hợp A. hòa tan hết A bằng HCl thu được 10,752 lít H2(đktc). Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng.
Đs: 80% và 1,08lít 	
Bài 3: Nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp B (hiệu suất 100%). Hòa tan hết B bằng HCl dư được 2,24 lít khí (đktc), cũng lượng B này nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thấy còn 8,8g rắn C. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Đs: mAl=2,7g, mFe2O3=1,12g 	
Bài 4: Hỗn hợp A gồm 0,56g Fe, 16g Fe2O3 và x (mol) Al rồi nung ở nhiệt độ cao không có không khí được hỗn hợp D. Nếu cho D tan trong H2SO4 loãng được V(lít) khí, nhưng nếu cho D tác dụng với NaOH dư thì thu được 0,25V lít khí. Tính giá trị của x. (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)
Đs: 0,2466 (mol)	
Bài 5: Có 26,8g hỗn hợp bột Al và Fe2O3. Tiến hành nhiệt nhôm cho tới hoàn toàn rồi hòa tan hết hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl được 11,2 lít H2(đktc). Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.
Đs: mAl=10,8g; =16g
Bài 6: Một hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm trong môi trường không có không khí. Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được rắn Y. Nếu đem Y tác dụng với dung dịch NaOH có dư thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác, cũng lượng Y như trên cho tan hết trong dung dịch HCl thu được 26,88 lít H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X.
Đs: 
Bài 7: Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Lấy 85,6gam X đem nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm, sau một thời gian thu được m gam chất rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Hòa tan trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36lít khí (đktc) và còn lại m1 gam chất không tan.
Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 10,08 lít khí (đktc). Tính phần trăm khối lượng Fe trong Y.
Đs: 39,25%	
KIỀM KIỀM THỔ NHÔM
Bài 1: Một kim loại A tan trong nước tạo ra 22,4 (l) khí H2 (đktc). Dung dịch thu được sau khi cô cạn tạo ra chất rắn B có khối lượng là 80 (g).
a) Xác định A và khối lượng của A.
b) Phải nung bao nhiêu gam đá vôi chứa 80% CaCO3 để lượng CO2 thu được khi tác dụng với dd chứa 80 (g) B cho ra 1 muối duy nhất (C) (hidrocacbonat). Nung (C), tính tỉ số số mol CO2 sinh ra so với số mol CO2 dùng khi đầu.
Đáp án: a) A: Na, mA = 46(g)	b) Khối lượng đá vôi: 250 (g)	c) 1/2
Bài 2: Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp, khối lượng mX = 8,5 (g). X phản ứng hết với nước cho ra 3,36 (l) khí H2 (đktc).
a) Xác định A, B và khối lượng mỗi kim loại.
b) Thêm vào 8,5 (g) hỗn hợp X nói trên 1 kim loại kiềm thổ D được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với nước thu được 4,48 (l) H2(đktc) và dd E. Cô cạn dung dịch E ta được chất rắn Z có khối lượng 22,15 (g). Xác định D và khối lượng của D.
c) Để trung hòa dd E nói trên cần bao nhiêu lít dd F chứa 0,2 M HCl và 0,1 M H2SO4? Tính m (g) kết tủa thu được.
Đáp án: a) A: Na, B: K; mNa = 4,6 (g), mK = 3,9 (g)	b) D: Ba, mBa = 6,85 (g)
 c) VF = 1 (l); m = 11,65 (g)
Bài 3: Cho 27,4 (g) Ba vào 500 (g) dd hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% cà CuSO4 2%. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng, ta được khí A, kết tủa B và dd C.
a) Tính thể tích khí A (đktc).
b) Lấy kết tủa B rửa sạch và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
c) Tính nồng độ % các chất tan trong dd C.
Đáp án: VA =6,72 (l); mrắn = 31,2125 (g); %Ba(OH)2 = 3,03%.
Bài 4: Cho hợp kim A gồm Ba và K. Hòa tan 3,52 (g) hợp kim A vào nước được dd B và khí C. Nếu cô cạn dd B thì thu được 4,54 (g) chất rắn khan.
1. Tính % số mol mỗi kim loại trong hợp kim A.
2. Nếu cho 2,626 (g) hh (NH4)2CO3 và Na2CO3 vào dd B rồi đun nhẹ ta được dd D, kết tủa E và khí F. Tính % khối lượng mỗi muối cacbonat trong hỗn hợp của chúng, biết rằng khối lượng dd D giảm 4,382 (g) so với tổng khối lượng muối và dd B, giả thiết nước bay hơi không đáng kể.
3. Nếu cho thêm n mol ba vào dd B, ta được dd G và khí C. Cho dd G tác dụng với 100 ml dd Al2(SO4)3 0,2 M rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi được 11,02 (g) chất rắn. Tính n?
Đáp án: 1. % nBa = % nK = 50%.	2. % (NH4)2CO3 = 47,52%; % Na2CO3 = 52,48%	3. n = 0,02 mol.
Bài 5: Hòa tan một mẫu hợp kim Ba-Na chứa 14,375% Na (về khối lượng) vào nước thu được dd Avà 6,75 (l) khí (đktc). Thêm m (g) NaOH vào ½ dd A ta được dd B. Cho dd B tác dụng với 500 ml dd Al2(SO4)3 0,2 M được kết tủa C. Tính m để thu được kết tủa C lớn nhất, bé nhất. Tính khối lượng các kết tủa đó. 
Đáp án: 	1.Khối lượng kết tủa lớn nhất: mmax = 38,9 (g); mNaOH = 12 (g).
	2. Khối lượng kết tủa bé nhất: mmin = 23,3 (g); mNaOH = 20 (g).
Bài 6: Hòa tan 23 gam một hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp vào nước được dd D và 5,6 lít H2 (đktc).
a) Nếu trung hòa ½ dd D thì cần bao nhiêu ml dd H2SO4 0,5 M? Cô cạn dd nhận được sau khi trung hòa thì được bao nhiêu gam muối khan?
b) Nếu thêm 180 ml dd Na2SO4 0,5 M vào dd D thì chưa kết tủa hết Ba2+. Nếu thêm 210 ml dd Na2SO4 0,5 M vào dd D thì dd sau phản ứng còn dư Na2SO4. Xác định tên 2 kim loại kiềm.
Đáp án: a) Vdd = 250 ml; mmuối = 23,75 (g)	b) A: Na, B: K.
Bài 7: Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau.
a) Nếu cho X tác dụng với V1 lít dd HCl (vừa đủ) rồi cô cạn được a gam hỗn hợp muối khan, còn nếu cho X tác dụng vừa đủ với V2 lít dd H2SO4 rồi cô cạn thì thu được b gam hỗn hợp muối khan. Lập biểu thức tính tổng số mol của X theo a, b.
b) Nếu đem X cho tác dụng với hỗn hợp gồm ½ V1 lít dd HCl và V2 lít dd H2SO4 đã dùng ở trên rồi cô cạn thì thu được c gam hỗn hợp muối clorua và sunfat của A và B. Lập biểu thức tình c theo a và b.
c) Cho biế tỉ lệ số mol của A, B là 1:2 và b = 1,1807a. Hãy cho biết tên kim loại kiềm.
d) Cho c = 45,25 (g). Tính khối lượng của X đã dùng. Hòa tan c gam muối vào nước và cho tác dụng với dd BaCl2 dư. Tính khối lượng kết tủa.
Đáp án: a) 	b) 2c = a + b 	c) A: Na, B: K	d) = 34,95 (g).
Bài 8: Hòa tan 7,83 gam một hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau vào H2O được 1 lít dd C và 2,8 lít khí H2 (đktc).
a) Xác định A, B và số mol của chúng.
b) Lấy 500 ml dd C cho tác dụng với 200 ml dd D chứa H2SO4 1 M và HCl nồng độ x. Tính x biết dd E thu được là dd trung tính.
c) Tính tổng khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dd E.
Đáp án: a) A: Na, B: K; nA = 0,12 mol, nB = 0,13 mol.	b) x = 0,425 M.	c) mmuối = 8,8525 gam.
Bài 9: Một hỗn hợp X gồm K và Al có khối lượng là 10,5 gam hòa tan hết trong nước cho ra dd A.
a) Thêm từ từ một dd HCl 1 M vào dd A. Ban đầu không thấy có kết tủa. Khi thể tích dd HCl thêm vào là 100 ml thì dd A bắt đầu cho kết tủa. Tính % mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b) Một hỗn hợp Y cũng gồm K và Al. Trộn 10,5 gam hỗn hợp X trên với 9,3 gam hỗn hợp Y được hỗn hợp Z. Hỗn hợp Z tan hết trong nước cho ra dd B. Thêm HCl vào dd B thì ngay lập tức xuất hiện kết tủa. Tính khối lượng K và Al trong hỗn hợp Y.
Đáp án: a) % K = 74,285%, % Al = 25,715%.	b) mK = 3,9 gam, mAl = 5,4 gam. 
Bài 10: Điện phân dd NaCl có thể tích 1 lít có màng ngăn, thu được được dd NaOH có nồng độ 8%, d = 1,2 g/ml.
a) Tính thể tích mỗi khí thu được ở mỗi điện cực, nồng độ mol của dd NaOH và dd NaCl dư biết nồng độ dd NaCl ban đầu là 4 M.
b) Giả sử điện phân không màng ngăn, tính nồng độ mol của NaClO thu được trong cùng điều kiện như trên.
Đáp án: a) VCl2 = VH2 = 26,88 lít; [NaOH] = 2,4 M; [NaCl dư] = 1,6 M.	b) [NaClO] = 1,2 M.
Bài 11: Đem điện phân 200 ml dd NaCl 2 M, d = 1,1 g/ml với anot bằng than, có màng ngăn xốp và dd luôn được khuấy đều. Thể tích khí thoát ra ở catot là 22,4 lít (20oC, 1 atm) thì ngừng điện phân. Hợp chất chứa trong dd sau khi kết thúc quá trình điện phân là gì? Xác định nồng độ % của nó,
Đáp án: % NaOH = 8,32%.
Bài 12: Điện phân 200 ml dd KCl 1 M, d = 1,15 g/ml.
a) Tính nồng độ % của các chất tan trong dd khi thể tích khí thu được bên catot lần lượt là 1,12 lít và 4,48 lít.
b) Tính thể tích khí thu được nên anot trong 2 trường hợp.
c) Tính thể tích dd H2SO4 0,5 M phải dùng để trung hòa lượng bazo tạo ra trong 2 trường hợp trên.
Đáp án: TH1: Vkhí = 1,12 (l): % KCl = 3,29 %, % KOH = 2,47%, Vkhí anot = 1,12 (l), Vaxit = 100 ml.
 TH2: Vkhí = 4,48 (l): % KOH = 5,07%, Vkhí anot = 1,12 (l), Vaxit = 200 ml.
Bài 13: Một hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp có khối lượng là 41,9 gam.
a) Xác định A, B và số mol mỗi muối trong hỗn hợp X biết rằng khi cho X tác dụng với H2SO4 dư tạo khí CO2 phản ứng hết với nước vôi trong dư cho 35 gam kết tủa,
b) Dùng 83,8 gam hỗn hợp X cho tác dụng với l dung dịch Y chứa HCl 0,3 M và H2SO4 0,2 M. Phải dùng bao nhiêu lít dd Y để phản ứng vừa đủ với 83,8 gam hỗn hợp X sinh ra khí CO2.
Đáp án: a) A: Na, B: K; nNa2CO3 = 0,2 mol, nK2CO3 = 0,15 mol.	b) Vdd Y = 2 lít.
Bài 14: Một hỗn hợp X gồm NaHCO3, Na2CO3, K2CO3 có mX = 46,6 gam. Chia X ra làm 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: Tác dụng với dd CaCl2 sinh ra 15 gam kết tủa.
+ Phần 2: Tác dụng với dd Ca(OH)2 sinh ra 20 gam kết tủa.
a) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X.
b) Hòa tan 46,6 gam hỗn hợp X trên trong nước được dd A, sau đó thêm từ từ dd HCl 0,2 M vào dd A. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2 M cho vào khi bắt đầu có khí CO2 bay ra.
c) Tính thể tích dd HCl 0,2 M tối thiểu phải thêm vào dd A để được lượng khí CO2 thoát ra tối đa, tính VCO2 (đktc).
Đáp án: a) mNaHCO3 = 8,4 (g), mNa2CO3 = 10,6 (g), mK2CO3 = 27,6 (g).	
 b) VHCl = 1,5 lít.	c) VHCl = 3,5 lít, VCO2 = 8,96 lít.
Bài 15: Một hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 có khối lượng 10,5 gam. Khi cho hỗn hợp X tác dụng với HCl dư thì thu được 2,016 lít CO2 (đktc).
a) Xác định thành phần % theo khối lượng của X.
b) Lấy 21 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 với thành phần % như trên cho tác dụng với dd HCl vừa đủ (không có khí bay ra). Tính thể tích dd HCl 2 M cần dùng.
c) Nếu thêm từ từ 0,12 lít dd HCl 2 M vào dd chứa21 gam hỗn hợp X. Tính thể tích khí CO2 (đktc) và thể tích dd Ba(OH)2 vừa đủ để trung hòa dd thu được sau phản ứng với 0,12 lít dd HCl. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng với Ba(OH)2.
Đáp án: a) % Na2CO3 = 60,57%, % K2CO3 = 39,43%.	 b) V = 0,09 lít.
 c) VCO2 = 1,344 lít, Vdd Ba(OH)2 = 0,12 lít, = 11,82 gam. (Nếu dùng dư Ba(OH)2, = 23,64 gam).
Bài 16: 75 gam dd A chứa 5,25 gam hỗn hợp 2 muối M2CO3 và M’2CO3 (M, M’ là 2 kim loại thuộc 2 chu kỳ kế tiếp). Vừa khuấy bình phản ứng vừa thêm chậm dd HCl 3,65% vào dd A. Kết thúc phản ứng thu được 336 ml khí B (đktc) và dd C. Thêm nước vôi trong dư vào dd C thu được 3 gam kết tủa.
a) Xác định M, M’.
b) Tính % khối lượng mỗi muối cacbonat trong hỗn hợp.
c) Dung dịch C nặng gấp bao nhiêu lần dd A.
Đáp án: a) M: Na, M’: K.	b) % Na2CO3 = 60,57%, % K2CO3 = 39,43%.	c) 
Bài 17: Hòa tan a gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400 ml dd A. Cho từ từ 100 ml dd HCl 1,5 M vào dd A, thu được dd B và 1,008 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa.
a) Tính a.	b) Tính nồng độ của các ion trong dd A.
c) Người ta lại cho từ từ dd A vào bình đựng 100 ml dd HCl 1,5 M. Tính thể tích khí CO2 (đktc) bay ra.
Đáp án: a) a = 20,13 gam.	b) [HCO3-] = 0,225 M, [CO3-] = 0,2625 M, [Na+] = 0,525 M, [K+] =0,225 M.
 c) TH1: VCO2 =1,68 lít. TH2: 2,464 lít. 
Bài 18: Có 1 lít dd chứa hỗn hợp Na2CO3 0,1 mol/l và (NH4)2CO3 0,25 mol/l. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 39,7 gam kết tủa A và dd B. 
1. Tính % khối lượng các chất trong A. 
2. Chia dd B thành 2 phần bằng nhau.
a) Cho HCl dư vào phần 1 sau đó cô cạn dung dịch. Nung chất rắn còn lại đến khối lượng không đổi được chất rắn X. Tính % khối lượng các chất trong X.
b) Đun nóng phần 2 rồi thêm từ từ 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M. Hỏi tổng khối lượng 2 dung dịch giảm tối đa bao nhiêu gam? Giả sử nước bay hơi không đáng kể.
Đáp án: 1. % BaCO3 = 49,62%, % CaCO3 = 50,38%.
 2. a) % NaCl = 100%.	b) gam.
Bài 19: Một dung dịch X chứa 2 muối ACl2 và BCl2 (A, B là 2 kim loại thuộc cùng một phân nhóm chính và 2 chu kỳ kế tiếp). Tổng khối lượng 2 muối là 44,5 gam. Dung dịch pản ứng vừa đủ với dd chứa AgNO3 và Pb(NO3)2 tạo ra kết tủa nặng 140,8 gam. Dung dịch Y khi tác dụng với H2SO4 dư tạo ra 70,9 gam kết tủa.
a) Tính số mol AgNO3 và Pb(NO3)2 chứa trong dd Y.
b) Suy ra tổng số mol ACl2 và BCl2 trong dd X. Xác định A, B và số mol mỗi muối ACl2, BCl2.
c) Gọi Z là dung dịch chứa ACl2, BCl2, DCl2, D là kim loại thuộc cùng phân nhóm chính với A và B và thuộc chu kỳ kế tiếp B. Số mol ACl2 và BCl2 bằng số mol của mỗi muối ấy trong dd X. Tính khối lượng DCl2 trong dung dịch Z. Biết rằng dd Z phản ứng vừa đủ với dd T chứa AgNO3 và Pb(NO3)2 với số mol mỗi muối lớn gấp 1,2 lần so với số mol tương ứng trong dd Y. Cho biết PbCl2 và PbSO4 đều ít tan trong nước.
Đáp án: a) nAgNO3 = 0,4 mol; nPbSO4 = 0,3 mol.	
 b) = 0,5 mol; A: Be, B: Mg; nBeCl2 = 0,2 mol, nMgCl2 = 0,3 mol.
 c) mCaCl2 = 11,1 gam.
Bài 20: Cho Mg vào 300 ml dd X chứa AgNO3 0,1 M và CuSO4 0,2 M. Sau phản ứng hoàn tất ta thu được một chất rắn A có khối lượng là n gam. Tính m khi:
a) n = 2,16 gam.	b) n = 5,16 gam.	c) n = 8 gam.
Cho biết Ag+ bị khử trước Cu2+.
Đáp án: a) m = 0,24 gam.	b) m = 1,08 gam	c) 2,72 gam.
Bài 21: Cho 12 gam Mg vào 1 lít dd ASO4 và BSO4 có cùng nồng độ là 0,1 M (Mg đứng trước A, A đứng trước B trong dãy điện hóa).
a) Chứng minh A và B kết tủa hết.
b) Biết rằng phản ứng cho ra chất C có khối lượng 19,2 gam và khi cho C átc dụng với dd H2SO4 loãng dư còn lại một kim loại không tan có khối lượng là 6,4 gam. Xác định 2 kim loại A và B.
c) Lấy 1 lít dd chứa ASO4 và BSO4 với nồng độ mỗi muối là 0,1 M và thêm vào đó m gam Mg. Lọc lấy dd D. Thêm NaOH dư vào dd D được kết tủa E, nung kết tủa E ngoài không khí đến khối lượng không đổi, cuối cùng được chất rắn F có khối lượng 10 gam. Tính khối lượng m của Mg đã dùng.
Đáp án: b) A: Fe, B: Cu.	c) m = 3,6 gam.
Bài 22: Cho 1,36 gam hỗn hợp bột A (Fe + Mg) vào 400 ml dd CuSO4 có nồng độ x mol/l. Sau khi phản ứng xong thu được 1,84 gam chất rắn B và dd C. Thêm NaOH dư vào dd C được kết tủa. Nung kết tủa này ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,2 gam chất rắn D.
a) Tính thành phần % mỗi kim loại trong A và tính x.
b) Cho 1,36 gam hỗn hợp A tác dụng với V ml dd AgNO3 0,1 M. Sau khi phản ứng xong, thu được chất rắn E có khối lượng là 3,36 gam. Tính thành phần % các chất trong E và thể tích dd AgNO3 đã dùng.
Đáp án: a) % Mg = 17,65%, % Fe = 82,35%, x = 0,05 M.
 b) % Ag = 67,5%, % Fe = 32,5%, V = 0,21 lít.
Bài 23: Hòa tan hết 4,431 (g) hỗn hợp Al và Mg trong 100 ml HNO3 loãng thu được dd A và 1,568 (l) (đktc) hỗn hợp 2 khí có khối lượng 2,59 (g) trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí.
1. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
2. Tính số mol HNO3 đã phản ứng.
3. Khi cô cạn dd A thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Đáp án: 1. % Mg = 87,2%; % Al = 12,8%.	2. nHNO3 = 0,49 mol.	3. mmuối = 28,301 (g). 
Bài 24: Một thanh kim loại M hóa trị 2 nhúng vào 1 lít dd FeSO4 có khối lượng tăng lên 16 gam. Nếu nhúng cùng thanh kim loại ấy vào 1 lít dd CuSO4 thì khối lượng của thanh tăng lên 20 gam. Biết rằng các phản ứng nói trên đều hoàn toàn và sau phản ứng còn dư kim loại M, 2 dd FeSO4 và CuSO4 có cùng nồng độ mol ban đầu.
a) Tính nồng độ mol của mỗi dd và xác định kim loại M.
b) Nếu khối lượng ban đầu của thanh M là 24 gam, hãy chứng minh sau phản ứng với 2 dd trên còn dư M. Tính khối lượng thanh kim loại sau 2 phản ứng trên.
Đáp án: a) M: Mg, [FeSO4] = [CuSO4] = 0,5 M.	
 b) Khối lượng thanh Mg còn lại sau khi nhúng vào: § dd FeSO4: m = 40 (g), § dd CuSO4: m = 44 (g). 
Bài 25: Một hỗn hợp X có khối lượng 3,9 gam gồm 2 kim loại A, B có tỉ lệ khối lượng nguyên tử A : B = 8 : 9 và tỉ lệ số mol a : b = 1 : 2.
a) Biết rằng A và B đều có khối lượng nguyên tử nhỏ hơn 30, xác định A, B và % của chúng trong hỗn hợp X.
b) Lấy 3,9 gam hỗn hợp X cho tác dụng với 100 ml dd Y chứa HCl 3 M và H2SO4 1 M. Chứng tỏ rằng X tan hết cho ra dd Z.
c) Tính thể tích dd NaOH 0,5 M phải thêm vào dd Z để có kết tủa cực đại hoặc kết tủa cực tiểu. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung kết tủa cực đại hoặc cực tiểu này.
Đáp án: a) A: Mg, B: Al, % Mg = 30,77%, % Al = 69,23%.	
 c) Kết tủa cực đại: VNaOH = 1 lít, mrắn = 7,1 gam. Kết tủa cực tiểu: VNaOH = 1,2 lít, mrắn = 2 gam.
Bài 26: Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B với A hóa trị 2 và B hóa trị 3. Khối lượng của X là 7,76 gam. Hỗn hợp X tan hết trong H2SO4 loãng dư cho ra 8,736 lít H2 (đktc). Cùng lượng X ấy khi tác dụng với NaOH dư cho ra 6,048 lít H2 (đktc) và còn lại một chất rắn không tan có khối lượng là 2,88 gam.
a) Xác định A, B và khối lượng mỗi kim loại.
b) Một hỗn hợp Y gồm 2 kim loại A, B trên cí khối lượng là 12,9 gam. Chứng minh rằng hỗn hợp Y tan hết trong 0,5 lít dd H2SO4 2 M. Tính thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp Y.
Đáp án: a) A: Mg, B: Al, mMg = 2,88 gam, mAl = 4,86 gam.
 b) % Mg = 37,2%, % Al = 62,8%.
Bài 27: Một hỗn hợp X gồm K, Zn, 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_nhom_va_hop_chat_cua_nhom_vo_nga.doc