Bài tập nâng cao Hình học 7 chương II và III

doc 3 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 2108Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nâng cao Hình học 7 chương II và III", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập nâng cao Hình học 7 chương II và III
Định lý Py-ta-go
Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, trên đó lấy điểm D. Trên tia đối của tia HA lấy một điểm E sao cho HE = AD. Đường thẳng vuông góc với AH tại D cắt AC tại F. Chứng minh rằng EB ^ EF.
II. Một cách vẽ hình phụ: “ Phương pháp tam giác đều”
Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, = 150. Trên tia BA lấy điểm O sao cho BO = 2AC. Chứng minh rằng tam giác OBC cân.
Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A, Â = 800. Gọi O là một điểm ở trong tam giác sao cho góc OBC = 300; góc OCB = 100. Chứng minh rằng D COA cân.
Bài 3: Cho D ABC cân tại A, Â = 1000. Gọi O là một điểm nằm trên tia phân giác của góc C sao cho góc CBO = 300. Tính góc CAO.
Bài 4: Cho tam giác ABC cân tại A, Â = 300. Trên nửa mặt phẳng bờ AB có chứa C vẽ tia Bx ^ BA. Trên tia Bx lấy điểm N sao cho BN = BA. Tính góc BCN
Bài 5: Cho DABC cân tại A, Â = 1000. Trên tia AC lấy điểm D sao cho AD = BC. Tính góc CBD.
Bài 6: Cho DABC cân tại A, Â = 1080. Gọi O là một điểm nằm trên tia phân giác của góc C sao cho CBO = 120. Vẽ tam giác đều BOM (M và A cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ BO). Chứng minh rằng:
	a/ Ba điểm C, A, M thẳng hàng b/ Tam giác AOB cân
Bài 7: Cho DABC cân tại A, Â = 800. Trên cạnh BC lấy điểm I sao cho góc BAI = 500; trên cạnh AC lấy điểm K sao cho góc ABK = 300. Hai đoạn thẳng AI và BK cắt nhau tại H. Chứng minh rằng D HIK cân.
Bài 1: Cho tam giác đều ABC. Trên hai cạnh AB và AC lần lượt lấy hai điểm M và N sao cho AM = CN. Gọi O là giao điểm của CM và BN. Chứng minh rằng:
	a/ CM = BN
b/ Số đo của góc BOC không đổi khi M và N di động trên hai cạnh AB, AC thỏa mãn điều kiện AM = CN.
Bài 2: Cho DABC vuông cân ở A. Qua A vẽ đường thẳng d thay đổi. Vẽ BD và CE cùng vuông góc với d (D, E Î d). Chứng minh rằng tổng BD2 + CE2 có giá trị không đổi.
Bài 3: Tam giác ABC vuông cân tại A, trung tuyến AM. Trên cạnh AB lấy điểm E, trên cạnh AC lấy điểm F sao cho góc EMF = 900.Chứng minh rằng AE= CF.
Bài 4: Tam giác ABC có AB = 1 cm; Â = 750, . Trên nửa mặt phẳng bờ BC có chứa A vẽ tia Bx sao cho CBx = 150. Từ A vẽ một đường thẳng vuông góc với AB, cắt Bx tại D. 
 a/ Chứng minh rằng: DC ^ BC.
 b/ Tính tổng BC2 + CD2.
Bài 5: Cho D ABC cân tại A (AB > BC). Trên tia BC lấy điểm M sao cho 
MA = MB. Vẽ tia Bx // AM (Bx và AM cùng nằm trong nửa mặt phẳng bờ AB). Trên tia Bx lấy điểm N sao cho BN = CM. Chứng minh rằng:
	a/ ABN = ACM b/ D AMN cân.
Bài 6: Tam giác ABC có AB > AC. Từ trung điểm M của BC vẽ một đường thẳng vuông góc với tia phân giác của góc A, cắt tia phân giác tại H, cắt AB, AC lầm lượt tại E và F. Chứng minh rằng:
a/ BE = CF b/ ; c/ 
Chương III: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. các đường đồng quy trong tam giác
Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
Bài 1: Cho tam giác ABC, ³ 900. Trên các cạnh AB, AC lần lượt lấy các điểm M và N không trùng với các đỉnh của tam giác. Chứng minh rằng BC > MN
Bài 2: Cho D ABC, các tia phân giác của góc B và C cắt nhau tại O.
	a/ Trong D BOC, cạnh nào lớn nhất?
	b/ Giả sử OB < OC hãy so sánh AB với AC.
Bài 3: Cho DABC, trung tuyến AM. Biết BMA > CAM hãy so sánh và .
Bài 4: Cho tam giác đều ABC.Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho .Chứngminh rằng góc BAM < 200
Bài 5: Tam giác ABC có AB < AC. Vẽ ra ngoài tam giác ABC các tam giác đều ABD và ACE. Gọi M là trung điểm của BC. So sánh MD với ME.
Bài 6: Cho DABC cân tại A. Gọi M là một điểm nằm trên cạnh BC sao cho MB AÔC.
Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa đường xiên và hình chiếu.
Bài 1: Cho O là một điểm nằm trong D ABC. Biết AO = AC, chứng minh rằng D ABC không thể cân tại A
Bài 2: Cho xOy = 450. Trên tia Oy lấy hai điểm Á, B sao cho . Tính độ dài hình chiếu của đoạn thẳng AB trên Ox
Bài 3: Cho D ABC, các góc B và C nhọn. Điểm M nằm giữa B và C. Gọi d là tổng các khoảng cách từ B và C đến đường thẳng AM.
	a/ Chứng minh rằng d £ BC
	b/ Xác định vị trí của M trên BC sao cho d có giá trị lớn nhất
Bài 4: Cho D ABC vuông tại B, phân giác AD. Từ C vẽ một đường thẳng vuông góc với BC cắt tia AD tại E. Chứng minh rằng chu vi D ECD lớn hơn chu vi D ABD
Bài 5: Cho DABC cân tại A, trên hai cạnh AB và SC lấy hai điểm M và N sao cho AM = AN. Chứng minh rằng:
a/ Các hình chiếu của BM và CN trên BC bằng nhau b/ 
Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
Bài 1: Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại O; AB = 6, CD = 4. Chứng minh rằng trong 4 đoạn thẳng AC, CD, BD, DA tồn tại hai đoạn thẳng nhỏ hơn 5.
Bài 2: Chu vi một tam giác cân là 21cm. Biết một cạnh dài 4cm, cạnh đó là cạnh bên hay cạnh đáy?
Bài 3: Chu vi một tam giác cân là 15cm, cạnh đáy bằng a. Biết độ dài mỗi cạnh là một số tự nhiên (cm). Tìm các giá trị của a.
Bài 4: Tam giác ABC có AB > AC, phân giác AD. Lấy một điểm M thuộc AD (M không trùng với A). Chứng minh rằng AB - AC > MB – MC
Bài 5: Cho DABC vuông cân tại A, cạnh bên bằng 5 và hai điểm M, N bất kì. Chứng minh rằng trên các cạnh của ABC tồn tại một điểm sao cho tổng các khoảng cách từ đó đến M và N lớn hơn 7
Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Bài 1: Cho D ABC. Trên cạnh AB lấy điểm D và E sao cho AD = BE. Trên cạnh AC lấy điểm F và H sao cho AF = CH. Chứng minh rằng các tam giác BFH và CDE có cùng một trọng tâm.
Bài 2: Tam giác ABC có AB < AC, hai trung tuyến BE cà CF cắt nhau tại G. Gọi D là trung điểm của BC. Chứng minh rằng:
	a/ Ba điểm A, G, D thẳng hàng b/ BE < CF
	c/ AD, BE, CF thỏa mãn bất đẳng thức tam giác.
Bài 3: Cho D ABC, các trung tuyến AD, BE, CF cắt nhau tại G. Chứng minh rằng: 
a/ ; b/ c/ chu vi D ABC < AD + BE + CF < chu vi D ABC
Bài 4: Cho D ABC cân tại A, đường cao AH. Trên tia đối của tia AH lấy điểm D sao cho HD = HA. Trên tia đối của tia CBlấy điểm E sao cho CE = CB
	a/ Chứng minh rằng C là trọng tâm của D ADE
	b/ Tia AC cắt DE tại M. Chứng minh rằng AE// HM.
Bài 5: Cho D ABC, O là một điểm nằm trong tam giác. Vẽ BH và CK vuông góc đường thẳng AO. Cho biết các tam giác AOB, BOC, COA có diện tích bằng nhau, chứng minh rằng:
	a/ BH = CK b/ O là trọng tâm của D ABC
Tính chất tia phân giác của một góc. Tính chất ba đường phân giác của tam giác
Bài 1: Cho D ABC, Â = 1200, phân giác AD, BE, CF. Tính chu vi DDEF biết DE = 21, DF = 20.
Bài 2: Cho góc xOy. Lấy điểm A trên tia Ox, điểm B trên tia Oy. Vẽ các tia phân giác của các góc BAx và ABy cắt nhau tại M. Từ M vẽ một đường thẳng vuông góc với OM, cắt Ox, Oy lần lượt tại C và D. Chứng minh rằng D ACD cân.
Bài 3: Cho DABC, , phân giác BD, CE. Đường thẳng chứa tia phân giác ngoài tại đỉnh A của D ABC cắt đường thẳng BC tại F. Chứng minh rằng:
	a/ ADF = BDF
	b/ Ba điểm D, E, F thẳng hàng.
Bài 4: Cho DABC, các tia phân giác góc B và góc C cắt nhau tại O. Từ A vẽ một đường thẳng vuông góc với OA, cắt các tia BO và CO lần lượt tại M và N. Chứng minh rằng BM ^ BN và CM ^ CN.
Bài 5: Cho DABC, , đường cao AH, phân giác BD. Cho biết góc BDA = 450. chứng minh rằng HD// AB
Bài 6: Cho D ABC vuông góc tại A, AB =3, AC = 4. Phân giác góc B, góc C cắt nhau tại O. Vẽ OE ^ AB; OF ^ AC.
	a/ Chứng minh rằng AB + AC - BC = 2AE
	b/ Tính khoảng cách từ O tới đỉnh các cạnh của D ABC
	c/ Tính OA, OB, OC
Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng. Tính chất ba đường trung trực của tam giác
Bài 1: Cho D ABC cân tại A. Trên các cạnh AB và AC lần lượt lấy các điểm M và N sao cho AM + AN = AB.
	a/ Đường trung trực của AB cắt tia phân giác của góc A tại O. Chứng minh rằng D BOM = D AON
	b/ Chứng minh rằng khi M và N di động trên hai cạnh AB và AC nhưng vẫn có AM + AN = AB tbì đường trung trực của MN luôn đi qua một điểm cố định.
Bài 2: Cho góc xOy = a0, A là một điểm di động ở góc trong góc đó. Vẽ các điểm M và N sao cho đường Ox là đường trung trực của AM, đường thẳng Oy là đường trung trực của AN.
	a/ Chứng minh rằng đường trung trực của MN luôn đi qua một điểm cố định.
	b/ Tính giá trị của a để O là trung điểm của MN
Bài 3: Cho góc vuông xOy và A là một điểm cố định ở trong góc đó. Một góc vuông đỉnh A quay quanh A, có hai cạnh cắt Ox, Oy lần lượt tại B và C. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng M luôn di động trên một đường thẳng cố định.
Bài 4: Cho D ABC không vuông. Các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại O, cắt đường thẳng BC theo thứ tự tại M và N. Chứng minh rằng tia AO là tia phân giác của góc MAN.
Bài 5: Cho D ABC. Trên tia BA lấy một điểm M, trên tia CA lấy một điẻm N sao cho BM + CN = BC. Chứng minh rằng đường trung trực của MN luôn đi qua một điểm cố định .
Tính chất 3 đường cao của tam giác:
Bài 1: Cho D ABC vuông cân tại B. Trên cạnh AB lấy một điểm H sao cho . Trên tia đối của tia BC lấy điểm K sao cho BK = BH. Tính góc AKH.
Bài 2: Cho tam giác nhọn ABC, hai đường cao BD, CE gặp nhau tại H. Vẽ điểm K sao cho AB là trung trực của HK. Chứng minh rằng góc KAB = góc KCB.
Bài 3: Tam giác ABC có cạnh BC là cạnh lớn nhất. Trên cạnh Bc lấy các điểm D và E sao cho BD = BA và CE = CA. Tia phân giác của góc B cắt AE tại M; tia phân giác của góc C cắt AD tại N. Chứng minh rằng tia phân giác của góc BAC vuông góc với MN.
Ôn tập
Bài 1: Cho DABC cân tại A, Â = 300; BC = 2. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho AD = .
	a/ Tính góc ABD
	b/ So sánh ba cạnh của D DBC
Bài 2: Cho D ABC cân tại A, Â= 1080. Gọi O là giao điểm của các đường trung trực, I là giao điểm của các tia phân giác. Chứng minh rằng BC là đường trung trực OI.
Bài 3: Cho D ABC có , phân giác AD. Trên AD lấy điểm O. Trên tia đối của tia AC lấy điểm M sao cho góc ABM = góc ABO. Trên tia đối của tia AB lấy một điểm N sao cho góc CAN = góc ACO. Chứng minh rằng:	
	a/ AM = AN
	b/ D MON là tam giác đều
Bài 4: Cho D ABC cân tại A, cạnh đáy nhỏ hơn cạnh bên. Đường trung trực của AC cắt đường thẳng BC tạiM. Trên tia đói của tia AM lấy điểm N sao cho AN = BM
	a/ Chứng minh rằng góc AMC = góc BAC
	b/ Chứng minh rằng CM = CN
	c/ Muốn cho CM ^ CN thì tam giác cân ABC cho trước phải có thêm điều kiện gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap nang cao Hinh hoc 7 chuong II va III.doc