Câu 1: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dd Y có pH =11,0. Giá trị của a là A. 1,60. B. 0,80. C. 1,78. D. 0,12. Câu 2: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là: A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1). Câu 3: Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dung dịch có pH > 7 là A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa. B. Na2CO3, NH4Cl, KCl. C. KCl, C6H5ONa, CH3COONa. D. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4. Câu 4: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42-và x molOH- . Dung dịch Y có chứa ClO4-,NO3-và y mol H+; tổng số mol ClO4-,NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là A. 1. B. 12. C. 13. D. 2. Câu 5: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 6: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là A. 1. B. 6. C. 7. D. 2. Câu 7: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 8: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8. Câu 9: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14) A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12. Câu 10: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là A. 7. B. 2. C. 1. D. 6. Câu 11: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây cho môi trường có pH lớn hơn 7? A. NaCl. B. Na2CO3. C. NaHSO4. D. NH4Cl. Câu 12: Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH? A. Na2CO3. B. NH4Cl. C. HCl. D. KCl. Câu 13: Cho: NH4NO3 (1), CH3COONa (2), Na2SO4 (3), Na2CO3 (4). Hãy chọn đáp án đúng. A. (4), (3) có pH =7 B. (4), (2) có pH>7 C. (1), (3) có pH=7 D. (1), (3) có pH<7 Câu 14: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây cho môi trường axit (pH< 7)? Chọn đáp án đúng. A. Na2S B. KCl C. NH4Cl D. K3PO4 Câu 15: Chọn câu đúng : A. Giá trị pH tăng thì độ bazơ giảm. B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng. C. Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hoá xanh. D. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ. Câu 16: Trong các dung dịch sau đây: K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S , NaHCO3, có bao nhiêu dd có pH >7 ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17: Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dd chứa a mol NaOH, pH của dd sau phản ứng là A. 7 B. 0 C. >7 D. < 7 Câu 18: Trộn V1 lit dd axit mạnh có pH = 5 với V2 lit dd bazơ mạnh có pH = 9 thu được dung dịch có pH = 6. Tỉ số V1/V2 là A. 1 :1 B. 9 :11 C. 2 :1 D. 11:9 Câu 19: Trộn 20 ml dd HCl 0,05M với 20ml dd H2SO4 0,075M . Nếu coi thể tích dd sau khi pha trộn bằng tổng thể tích của 2 dd đầu thì pH của dd thu được là : A. 1 B. 2 C. 3 D. 1,5 Câu 20: Nếu pH của dd A là 11,5 và pH của dd B là 4,0 thì điều khẳng định nào sau đây đúng? A. Dung dịch A có [H+] lớn hơn dd B . B. Dung dịch B có tính bazơ mạnh hơn A . C. Dung dịch A có tính bazơ mạnh hơn B . D. Dung dịch A có tính axit mạnh hơn B .
Tài liệu đính kèm: