Bài tập luyện thi Hóa 9 - Phần: Kim loại

docx 1 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập luyện thi Hóa 9 - Phần: Kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập luyện thi Hóa 9 - Phần: Kim loại
BÀI TẬP LUYỆN THI HÓA 9: KIM LOẠI
Câu 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau:
 FeCl2 FeSO4 Fe(NO3)2 Fe(OH)2 
 a/ Fe 	Fe2O3
	FeCl3 Fe2(SO4)3 Fe(NO3)3 Fe(OH)3
 b/ AlCl3 Al Al2(SO4)3 Al(OH)3 Al2O3 Al
Câu 2: Hoà tan 7 gam một kim loại R trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ, thu được 206,75 gam dung dịch A. Xác định kim loại R.
Câu 3: Tiến hành hai thí nghiệm:
	Thí nghiệm 1: Cho 650ml dung dịch NaOH 2M vào 400ml dung dịch AlCl3 a(M) thì thu được 3b gam kết tủa.
	Thí nghiệm 2: Cho 700ml dung dịch NaOH 2M vào 400ml dung dịch AlCl3 a(M) thì thu được 2b gam kết tủa.
	Tìm a, b.
Câu 4: Cho 122,4g hỗn hợp X gồm Cu, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 10,08 lít SO2 (đktc), dung dịch Y và còn lại 4,8g kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính m.
Câu 5: Trong quá trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với các điện cực đều làm bằng than chì. Cực dương của thùng điện phân thường bị mòn dần và tại đó thu được hỗn hợp khí. Cho biết thành phần hỗn hợp khí, giải thích bằng các phương trình hóa học.
Câu 6: Khi trộn một lượng dung dịch AlCl3 13,35% với một lượng dung dịch Al2(SO4)3 17,1% thu được 350g dung dịch A trong đó số nguyên tử clo bằng 1,5 lần số nguyên tử lưu huỳnh. Khi thêm 81,515 gam bari vào dung dịch A sau phản ứng thu được m gam chất kết tủa. Tính m.
Câu 7: Cho hỗn hợp A gồm Al, Cu, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được dung dịch B, khí SO2 thoát ra. Nếu cho hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch C, chất rắn không tan D và khí E. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa F. Nung F ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G, cho khí CO dư qua G nung nóng đến khối lượng không đổi thu được chất rắn H.
	Xác định các chất có trong B, C, D, E, F, G, H và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 8: Cho chất rắn X thu được từ sự nung bột nhôm với bột lưu huỳnh sau một thời gian (trong điều kiện không có không khí) tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được V1 lít hỗn hợp khí Y, dung dịch Z và một phần chất rắn không tan M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên thì cần vừa đủ V2 lít khí oxi.
	1. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
	2. Cho và V2 = 1,5V1. Hãy xác định phần trăm theo khối lượng các chất trong X. Biết thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện.
Câu 9: Cho 16g hỗn hợp X gồm bột Mg, Fe vào 600 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ C (mol/l), khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 70,4g chất rắn Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt cao đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn T.
	Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp X và tính giá trị C.
Câu 10: Cho 1,02 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, lọc, thu được 1,38 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm dung dịch NaOH dư vào C, lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 0,9 gam chất rắn D. 
 	a. Tìm nồng độ CM của dung dịch CuSO4.
 	b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBAI_TAP_KIM_LOAI_KHO_HOA_9_chemistry0102.docx